#WFH: TỰ HỌC Ở NHÀ SAO CHO HIỆU QUẢ?

Chúng ta đều biết rằng không phải cứ học trên giảng đường là đủ kiến thức và cũng không phải lúc nào cũng sẽ có thầy cô giáo mang kiến thức đến, trong khi đó có rất nhiều lĩnh vực chúng ta chưa có sẵn kiến thức, vậy nên chúng ta cần trau dồi thêm, hỏi hỏi thêm và tăng cường khả năng tự học, tự đào sâu nghiên cứu.

Theo một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc của Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development), kỹ năng học và tự học (learning to learn) là một trong những yếu tố cần thiết để thành công.

Vậy làm thế nào để có thể tự học một cách hiệu quả? Cùng tham khảo các bí kíp dưới đây nhé!


1. Đặt mục tiêu rõ ràng
Để bản thân có thể tiếp nhận kiến thức một cách chủ động trong quá trình tự học thì bạn nên có một mục tiêu rõ ràng: học cái gì, phục vụ cho mục đích gì, kết quả cần đạt được là gì (điểm thi, bằng cấp,..). Khi đó bạn sẽ dễ dàng định hướng và tập trung hơn.


2. Xây dựng kế hoạch chi tiết 
Đã bao giờ bạn rơi vào trạng thái ngồi vào bàn học nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu chưa? Đó là lý do tại sao chúng ta cần có một kế hoạch chi tiết, trong đó cần sắp xếp các kiến thức theo những chuyên đề riêng, bên cạnh đó nên phân chia thành từng giai đoạn nhỏ và hoàn thành nó từng bước. Điều đó sẽ giúp bạn có thể nắm được những điểm cốt lõi và bớt lãng phí thời gian hơn rất nhiều.

3. Lựa chọn thời gian khoa học và địa điểm học phù hợp
Hiệu quả sẽ được tăng thêm rất nhiều nếu như bạn học một cách khoa học theo những khung giờ hoạt động của não bộ như sau:

7h15 – 11h30: Nghiên cứu các lĩnh vực đòi hỏi sự phân tích hoặc có tính sáng tạo.
14h – 16h30: Sau khi nghỉ trưa, não bộ được kích thích trở lại nên bạn có thể làm những công việc cần tính tập trung cao.
19h45 – 22h30: Học các môn thực hành theo công thức hoặc không phải nhớ nhiều. Thời gian này không nên bắt não bộ hoạt động quá căng thẳng, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Địa điểm học tập: Nên chọn những nơi yên tĩnh, đem lại cho bạn cảm giác thoải mái nhất và có đầy đủ ánh sáng, tránh những nơi đông người và môi trường ẩm thấp, tối tăm vì sẽ gây khó chịu dẫn đến mất tập trung cho bạn.


4. Áp dụng những phương pháp học có hiệu quả đã được kiểm chứng
Nên tìm hiểu những phương pháp học khác nhau để có giúp bạn rút ngắn thời gian và tăng chất lượng học lên rất nhiều. Dưới đây là những gợi ý phương pháp học tập khoa học đã được chứng minh:
Phương pháp SQ3R:
               S = Survey (Khảo sát)
Đọc lướt qua/ tìm những hình ảnh để hình dung được ý chính của bài.
               Q = Question (Đặt câu hỏi)
Hãy liên tục tự đặt câu hỏi để kích thích bản thân tính sáng tạo cũng như trí tò mò trong việc đi tìm câu trả lời.
               3R = Read, Recall, and Review (Đọc, Gợi nhớ, Xem lại)
Read: Đọc một cách có định hướng và đồng thời ghi lại bằng sơ đồ tư duy/ viết những ý chính
Recall: Gợi nhớ bằng những cách như học thuộc sau đó tự kiểm tra lại, diễn đạt lại theo ý của bản thân, chia nhỏ từng phần để học.
Review: Xem lại câu hỏi ở phần Q sau đó tự trả lời mà không cần dùng đến tài liệu hoặc có thể tóm tắt, sắp xếp lại bằng hình vẽ/ sơ đồ tư duy

Phương pháp Pomodoro: 
Đây là phương pháp do Francesco Cirillo – CEO của 1 công ty phần mềm người Italia đã sáng tạo ra khi ông nhận thấy sự tập trung của mình thường giảm mạnh sau 1 khoảng thời gian nên đã đưa ra giải pháp nghỉ ngắn giữa các phiên làm việc thay vì làm việc 1 thời gian dài liên tục.

Các bước để thực hiện phương pháp Pomodoro:
Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm.
Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút.
Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút
Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút.
Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút (hoặc 15 - 30 phút tùy công việc và sức của mỗi người)

Lưu ý khi áp dụng phương pháp này là:

1. Thực sự tập trung trong thời gian làm việc.

2. Khi bị gián đoạn thì phải tính lại giờ từ đầu.

3. Thực sự nghỉ ngơi trong thời gian nghỉ, tuyệt đối tránh mạng xã hội vì sẽ vô tình bị cuốn theo tin tức gây mất tập trung trong giờ làm việc sau đó.

5. Có cho mình một “Mentor” - người cố vấn
Việc tự học có nghĩa là bạn tự chịu trách nhiệm với việc học của mình, khác với đi học sẽ có thầy cô và những lịch kiểm tra đảm bảo chất lượng học. 

Nhiều bạn nhầm lẫn rằng, tự học là một mình mày mò tìm tòi nghiên cứu mà không cần nhờ sự trợ giúp của ai, nhưng quan niệm đó là chưa đúng. Bạn nên có những người bạn giỏi bên cạnh và ít nhất một người thầy giỏi hay còn gọi là “mentor” đồng hành cùng.

Thường những người mentor là người đã có nhiều năm kinh nghiệm, nên những gì bản thân bạn đang trải qua cũng là những điều mà họ đã trải qua, khi đó, nếu bạn gặp khó khăn hoặc cảm thấy quá bí bách/ mất phương hướng trong quá trình học, các mentor sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên thực sự hữu ích và những bài học thực tế đã được rút ra từ chính quá trình trải nghiệm của họ.

Đọc thêm: #WFH: NHỮNG KỸ NĂNG SINH VIÊN CÓ THỂ TỰ HỌC TẠI NHÀ
_______________________________________________________

Mentori luôn sẵn sàng đồng hành giúp đỡ các bạn với những chương trình Mentoring chất lượng, những thông tin về cơ hội việc làm hữu ích, những chia sẻ từ những anh chị có kinh nghiệm, vì vậy hãy nhanh tay theo dõi chúng mình để cùng phát triển bản thân mỗi ngày nhé: 

Fanpage Mentori Vietnam 
Group Mentori Community

 

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết