TRỌN BỘ BÍ KÍP CHO BẠN TỰ TIN DEAL LƯƠNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG

Deal lương được xem là một trong những thách thức lớn nhất trong buổi phỏng vấn.
Ngại ngùng khi đàm phán lương là chuyện không của riêng ai, đặc biệt là với sinh viên mới ra trường.

Khi đó, các em mang trong mình tâm lý là mình chưa có kinh nghiệm nên không dám đòi hỏi, sợ đưa ra mức lương cao thì sẽ không được nhận. Nhưng các em không biết rằng mức lương mà mình đề xuất cũng sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của các em. Những ai đưa ra mức lương thấp chưa chắc sẽ được nhận vì nhà tuyển dụng đang nghi ngờ rằng ứng viên đó năng lực còn yếu, chưa tự tin vào bản thân.

Nhận được lời mời phỏng vấn tức là bước đầu bạn đã tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, thử thách vẫn còn ở phía trước, bạn phải chuẩn bị tâm thế cho cuộc phỏng vấn sắp tới với hàng loạt các câu hỏi mang tính chất bất ngờ. Bằng cách trả lời thông minh, ấn tượng sẽ khiến bạn nổi bật hơn hẳn so với các ứng viên khác. “Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?” là một câu hỏi khó và gây nhiều lúng túng, họ thường không biết nên đưa ra một mức lương như thế nào là hợp lý, quá thấp hay quá cao đều không tốt.

Vậy, khi được hỏi câu hỏi trên, các ứng viên nên trả lời như thế nào để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Dựa vào đâu để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi về mức lương mong muốn?

1. Mức lương trung bình cho vị trí đó

Các em có thể dễ dàng tìm kiếm trên Google hoặc tham khảo trên các tin tuyển dụng của những công ty khác.

2. Số năm kinh nghiệm của bản thân

Càng có nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương mong muốn của các em sẽ càng cao. Vì kinh nghiệm cũng chính là yếu tố quan trọng để phản ánh năng lực làm việc của bản thân. Chẳng hạn mức lương trung bình của vị trí đó với người có 1 năm kinh nghiệm là 10 triệu, vậy nếu mới ra trường thì thường các em có thể dừng lại ở mức 8 triệu.

3. Tiềm lực tài chính của công ty

Nếu công ty có tiềm lực tài chính mạnh thì họ sẽ trả lương cao hơn mặt bằng chung. Ngược lại, nếu công ty các em đang ứng tuyển không có tài chính mạnh, thì có thể họ sẽ trả lương nhân viên thấp hơn mặt bằng chung. Để biết được tiềm lực tài chính của một công ty, đơn giản nhất thì các em nhìn ngay vào mức lương công ty đề xuất cho vị trí mình đang ứng tuyển. Còn nếu họ không công khai mức lương, các em có thể nhìn vào độ mạnh về thương hiệu của họ, xem tốc độ phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của họ đang như thế nào hoặc đơn giản hơn là nhìn vào số lượng nhân sự của công ty đó. Thông thường, công ty có nhiều nhân viên, nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thành, thì sẽ có tiềm lực tài chính mạnh.

4. So sánh năng lực bản thân với mô tả công việc

Cùng là sinh viên mới ra trường, nhưng những bạn có kiến thức vững vàng, kỹ năng mềm tốt, tự tin giao tiếp Tiếng Anh,… thường sẽ có thể yêu cầu mức lương cao hơn. Chính vì thế, một bước vô cùng quan trọng để xác định mức lương mong muốn của mình chính là so sánh năng lực bản thân với mô tả công việc. Nếu các em thấy mình có thể làm được hết, hoặc thậm chí là làm nhiều hơn những điều được nêu trong mô tả công việc thì cứ mạnh dạn đề xuất mức lương tăng thêm khoảng 20%.

Mức lương chưa phải là tất cả

Người có kinh nghiệm ứng tuyển sẽ không chỉ chăm chăm nhìn vào mức lương, mà họ còn quan tâm đến thời gian làm việc và các chính sách đãi ngộ, phúc lợi của công ty nữa.
Chẳng hạn như công việc mà chỉ làm từ thứ 2 tới thứ 6, thì có thể mong muốn mức lương thấp hơn 1 tí so với công việc phải làm cả thứ 7. Hay nếu công ty có các chế độ như bao ăn trưa, thưởng KPI, thưởng quý thì mức lương mong muốn cũng có thể thấp hơn một tí so với các công ty không có các chế độ đãi ngộ, phúc lợi này.

Ngoài ra, các em cũng nên hỏi xem công ty mình ứng tuyển có các phúc lợi phổ biến như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, lương tháng 13, du lịch thường niên không. Đó không phải là mình đòi hỏi, mà đó là những yếu tố để nhân viên an tâm làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

Đừng bao giờ nói “tiền không quan trọng”

Các ứng viên khi được hỏi “Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?” thường ngại đưa ra một con số chính xác. Thậm chí có một số ứng viên còn trả lời rằng: “Đối với tôi lương không quan trọng, quan trọng là tôi được học hỏi kinh nghiệm…”. Trên thực tế, đây là một dấu hiệu của sự non nớt, thiếu kinh nghiệm và các nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng không tốt với ứng viên đưa ra câu trả lời như vậy.

Phỏng vấn xin việc

Hãy khéo léo để nhà tuyển dụng trả lời thay bạn

Nếu chưa thể đưa ra con số cụ thể về mức lương mong muốn, bạn có thể trả lời khéo léo để “lái” câu chuyện sang một hướng khác, ví dụ như giới thiệu thêm về bản thân với nhà tuyển dụng, sau đó quay trở lại vấn đề nhà tuyển dụng đang hỏi để họ trả lời thay bạn.

Ví dụ, “Qua tìm hiểu và trao đổi thêm với anh chị trong buổi phỏng vấn này, tôi thấy môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp của công ty là môi trường làm việc tôi mong muốn từ lâu. Vị trí này rất phù hợp với những kiến thức và kinh nghiệm của tôi, và tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc được giao để có cơ hội thăng tiến cho bản thân. Vậy, anh/chị có thể cho biết mức lương công ty dự định trả cho vị trí này là bao nhiêu?”.

Nếu nhà tuyển dụng tiết lộ mức lương họ dự định trả dao động trong một khoảng nào đó, bạn có thể dựa vào đó để đưa ra mức lương phù hợp với bản thân.

Trong trường hợp nhà tuyển dụng từ chối trả lời câu hỏi bạn nêu ra, bạn hãy dựa vào khối lượng công việc, quy mô công ty, để đưa ra một con số cụ thể. Tất nhiên mức lương đó phải phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của bản thân bạn.

Đưa ra mức lương phù hợp với khả năng, kinh nghiệm của bản thân

Hạn chế nhắc đến mức lương cũ nếu không được hỏi

Mức lương ở công ty cũ là một vấn đề khá nhạy cảm và đôi khi sẽ mang đến cho bạn khá nhiều bất lợi trong buổi phỏng vấn công việc mới. Bởi nếu đưa ra mức lương cũ quá thấp thì nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để trả một mức lương tương đương cho bạn, thậm chí một số nhà tuyển dụng còn cho rằng mức lương cũ phản ánh năng lực làm việc của bạn nên họ sẽ không tuyển dụng bạn. Vì vậy, hãy hạn chế nhắc tới mức lương ở công ty cũ nếu không được nhà tuyển dụng hỏi.

Trong trường hợp nhà tuyển dụng muốn biết về mức lương của bạn tại công ty cũ, sau khi trả lời, bạn hãy trình bày thêm về sự khác biệt giữa công việc cũ và công việc ứng tuyển, đặc biệt nhấn mạnh vào những nhiệm vụ mới trong công việc ứng tuyển mà bạn sẽ đảm trách.

Mạnh dạn hỏi về chính sách lương, thưởng của công ty

Trước khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?” của nhà tuyển dụng, bạn hãy mạnh dạn hỏi về chính sách tăng lương, thưởng của công ty. Dựa vào câu trả lời của nhà tuyển dụng, bạn có thể sẽ biết được công ty có “mạnh tay” trong vấn đề tài chính hay không. Đôi khi mức lương đề nghị khá thấp khiến cho bạn từ chối công việc đó. Tuy nhiên các khoản phụ cấp và bổng lộc thêm vào khiến mức lương cơ bản tăng thêm đến 40%. Một số khoản bổng lộc là cố định, nhưng những khoản khác có thể đàm phán được ví dụ như quyền lựa chọn mua bán cổ phiếu, tiền thưởng, giảm giá sản phẩm cho nhân viên, đào tạo, thời gian nghỉ lễ và nghỉ ốm… 

Trả lời tự tin, dứt khoát và soạn trước câu trả lời khi được hỏi về mức lương mong muốn

Khi đã biết mức lương mong muốn của mình là bao nhiêu rồi, thì các em cần phải trả lời nó một cách thật tự tin và dứt khoát, giống như khi các em mua hàng mà hỏi giá ấy, người bán càng trả lời dứt khoát thì càng bán được giá tốt. Để có được sự dứt khoát đó thì các em nên soạn sẵn câu trả lời và luyện tập cho lưu loát trước khi phỏng vấn, vì dù sao thì đây cũng là câu chắc chắn sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn mà. Các em có thể tham khảo 2 câu trả lời mẫu sau:

“Dựa trên sự tìm hiểu của em về vị trí ứng tuyển và so sánh với năng lực của mình, em đề xuất mức lương 8.000.000đ, có thêm thưởng KPI theo hiệu quả công việc và đầy đủ các chế độ bảo hiểm kèm theo ạ. Hy vọng những gì em trả lời trong buổi phỏng vấn cũng đã giúp anh/chị đánh giá được chính xác năng lực của em ạ.”

“Theo những gì em tìm hiểu, mức lương trung bình của vị trí này cho sinh viên mới ra trường rơi vào khoảng 8.000.000đ – 10.000.000đ, đồng thời, năng lực của em cũng đáp ứng tốt các yêu cầu trong mô tả công việc nên em mong muốn có được mức lương tương xứng như vậy ạ.”

Không tiết lộ chính xác mức lương quá khứ

Một khi bạn công khai mức lương cũ của bạn thì việc đàm phán của bạn nắm chắc. Bằng cách không tiết lộ chính xác mức lương hiện tại hoặc chính xác điều gì khiến cho bạn rời bỏ công việc hiện tại, bạn sẽ buộc nhà tuyển dụng tiềm năng đưa cho bạn lời đề nghị hấp dẫn hơn.
Tham khảo: Tự Tin Vào Đời

__________________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Các bài viết liên quan

TIPS GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN ĐỂ GHI ĐIỂM ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN

KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TUYỆT ĐỈNH CHO MỖI ỨNG VIÊN

TOP 10 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN

5 CÁCH GHI ĐIỂM KHI LẦN ĐẦU ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC

NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG?

7 BÍ MẬT CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG MUỐN BẠN BIẾT!

CÁC LỖI CẦN TRÁNH TRONG APPLICATION XIN VIỆC

#CHUYỆNTHỰC TẬP: LẦN ĐẦU TIÊN KHÓ KHĂN NHƯ THẾ NÀO?

TOP 10 KỸ NĂNG MỀM SINH VIÊN CẦN BIẾT KHI ĐI THỰC TẬP

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết