TRỌN BỘ BÍ KÍP PHỎNG VẤN ONLINE CHO ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng, nhiều ứng viên vì chưa quen với hình thức phỏng vấn này mà còn gặp nhiều bỡ ngỡ, trở ngại hay chưa biết cách gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng qua màn hình,... Đừng lo lắng, hãy cùng Mentori tìm hiểu các tips giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn online và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!
Phỏng vấn online là gì?
Phỏng vấn online là những cuộc phỏng vấn công việc diễn ra dưới hình thức gặp nhau qua internet. Phỏng vấn online có thể diễn ra qua 2 hình thức là gọi điện hoặc sử dụng video call qua các ứng dụng công nghệ như Zalo, Zoom, Google Meet,... Việc sử dụng internet để phỏng vấn đã giúp doanh nghiệp tiếp cận ứng viên tài năng dễ dàng hơn bao giờ hết.
Vậy thì chúng ta cần chuẩn bị những gì trước khi phỏng vấn online?
1. Đúng giờ
Không chỉ riêng phỏng vấn, bạn nên tập thói quen luôn xác nhận thời gian và ứng dụng họp sẽ sử dụng trước một ngày để đảm bảo bạn có thể chuẩn bị tốt nhất. Hãy ngồi sẵn sàng trước màn hình máy tính trước giờ hẹn ít nhất vài phút, chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết bên cạnh. Nhờ vậy, nếu có bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào, bạn vẫn có thể bĩnh tĩnh xử lý thay vì cuống cuồng khắc phục. Không gì tệ hơn “gặp” nhà tuyển dụng trong trạng thái căng thẳng.
2. Làm quen với phần mềm
Chúng ta có vô số các nền tảng meeting như Zoom, Google Meet hay Skype, v.v. Nếu nhà phỏng vấn yêu cầu bạn tải các phần mềm đặc biệt hơn để phỏng vấn thì sau khi tải về, bạn nên tập làm quen trước với phần mềm để phòng ngừa những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn nhé!
Sự thành công của một cuộc phỏng vấn online phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị kỹ thuật – công cụ kết nối ứng viên với Nhà tuyển dụng. Đó có thể là laptop, máy tính bàn, máy tính bảng, điện thoại… bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet để thực hiện gọi video qua màn hình.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, hãy chắc chắn rằng chúng sẽ luôn làm tốt nhiệm vụ của mình là truyền tin và truyền hình ảnh tốt nhất. Ngoài ra, nếu cần thiết, hãy sử dụng tai nghe và micro để cải thiện âm thanh khi tham gia phỏng vấn nha.
3. Hình thức chỉn chu, gọn gàng
Dù phỏng vấn trực tiếp hay phỏng vấn online thì hình thức vẫn cực kỳ quan trọng. Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải đứng lên để đi lấy tài liệu, hoặc nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đứng lên. Khi đó, sẽ thật đáng xấu hổ nếu bạn mặc một chiếc áo gile và… quần đùi phía dưới. Đừng quên, phong thái tốt là điều cực kỳ quan trọng.
Điều này sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp trong mắt Nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự nghiêm túc, chuyên nghiệp và tôn trọng người phỏng vấn, dù không gặp mặt trực tiếp. Không cần quá cầu kỳ nhưng trang phục tham gia phỏng vấn online cũng cần phải gọn gàng, lịch sự, trang nhã và phù hợp.
4. Sẵn sàng mọi tài liệu cần thiết trong quá trình phỏng vấn
Bạn cần có trong tay (hoặc trong máy tính) mọi tài liệu cần thiết như: sơ yếu lý lịch, thư giới thiệu, CV hoặc portfolio… Điều này có nghĩa là bạn cũng cần biết cách trình chiếu trên màn hình, hoặc chia sẻ file trực tiếp cho nhà tuyển dụng. Điều này cũng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng với thái độ sẵn sàng và nhiệt tình này.
5. Không gian phỏng vấn yên tĩnh và phù hợp
Hầu hết các nền tảng meeting đều cho phép bạn chọn hình nền mặc định hoặc tự tạo ảnh nền cá nhân. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn quyết định sử dụng hình nền mặc định, bạn vẫn nên dọn phòng trước khi đó. Tại sao? Nghiên cứu cho thấy môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và khả năng đưa ra quyết định, đồng thời, giúp bạn tập trung hơn.
Lựa chọn và sắp xếp vị trí phỏng vấn phù hợp, yên tĩnh, thoáng và ngăn nắp sẽ giúp bạn ghi điểm với Nhà tuyển dụng. Tuyệt đối không ngồi tại nơi quá ồn ào và đông người qua lại hay quá bừa bộn,… Bởi, điều này phần nào thể hiện tính cách và thái độ của bạn trong công việc, làm cơ sở để Nhà tuyển dụng đánh giá và sàng lọc nhanh ứng viên tiềm năng.
6. Tập trả lời các câu hỏi thông dụng
Bạn sẽ tự tin và chỉn chu hơn khi trả lời các câu hỏi “tủ” nếu đã chuẩn bị kỹ và may mắn được hỏi đến. Đôi khi câu từ phù hợp và mức độ suôn sẻ, diễn đạt tự nhiên sẽ là điểm cộng cho sự chuyên nghiệp và cố gắng của bạn.
Ngoài ra, dưới đây là các lưu ý nên “nằm lòng” trong quá trình phỏng vấn để ghi điểm với nhà tuyển dụng:
1. Hãy nhìn thẳng vào camera để nói chuyện
Khi mới bắt đầu phỏng vấn qua mạng, một số người có thể sẽ tập trung nhìn vào màn hình, chứ không phải camera. Hành động này tạo cảm giác bạn đang nhìn sang chỗ khác và không tập trung vào cuộc phỏng vấn. Nên hãy luyện tập nhìn thẳng vào camera để dễ dàng giao tiếp với Nhà tuyển dụng hơn nhé.
2. Tập trung vào người phỏng vấn
Đôi lúc trong khi phỏng vấn online, bạn sẽ dễ bị xao nhãng bởi tin nhắn điện thoại hoặc tiếng động gì đó xuất hiện,... Hãy học cách làm lơ tất cả những thứ làm bạn chú ý vì công việc của bạn vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.
3. Phong thái chuyên nghiệp
Một số người không xem trọng phỏng vấn online như phỏng vấn trực tiếp và đây là một sai lầm đáng kể. Việc bạn thể hiện phong thái chuyên nghiệp khiến người phỏng vấn cũng cảm thấy được tôn trọng nè.
4. Thái độ tích cực
Phản ứng của bạn khi ngồi trước màn hình sẽ được nhận biết ở một mức độ khác với khi phỏng vấn trực tiếp. Đề bù đắp sự thiếu hụt cảm xúc như khi tương tác trực tiếp, bạn phải tỏ ra nhiệt tình, hăng hái hơn và súc tích hơn trong những câu trả lời. Thêm nữa, bạn nên ngắn gọn và nên nhớ tốc độ trong phỏng vấn là rất quan trọng đấy nhé.
Trong thời đại các công ty đa quốc gia phát triển mạnh mẽ, việc người lao động sẵn sàng làm việc xa nhà hoặc ở nước ngoài cũng càng ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, hình thức phỏng vấn qua mạng cũng phát triển theo. Trên đây, Mentori đã giải đáp chi tiết hầu hết thắc mắc về hình thức phỏng vấn online. Hi vọng các bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về nó và không còn sợ hãi khi phải đối diện với người phỏng vấn quá màn hình vi tính nữa nhé!
Nguồn: Tổng hợp
__________________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!
Các bài viết liên quan
TOP 5 DẠNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN MỚI THỜI KỲ HẬU GIÃN CÁCH
“PHỎNG VẤN NGƯỢC” - VŨ KHÍ LỢI HẠI CHO ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG ĐIỀU GÌ KHI PHỎNG VẤN?
KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TUYỆT ĐỈNH CHO MỖI ỨNG VIÊN
TIPS GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN ĐỂ GHI ĐIỂM ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN
Các mentor có thể bạn quan tâm
Bài viết khác của Mentori Vietnam
Bài viết cùng chủ đề
Mentori Vietnam
11-12-2021