SMART GOAL - Thiết lập mục tiêu

Đưa ra các quy tắc tối ưu trong việc thiết lập mục tiêu - S.M.A.R.T GOALS

S.M.A.R.T GOALS - Quy tắc vàng trong việc thiết lập mục tiêu

 

Phương pháp SMART là một trong những công cụ phổ biến và hiệu quả nhất để đặt ra mục tiêu thực tế và có khả năng hoàn thành. 

 

SMART là từ viết tắt cho khuôn khổ tạo mục tiêu hiệu quả, tượng trưng cho 5 tính chất mà một mục tiêu phải có: cụ thể (specific), tính toán được (measurable), có khả năng thực hiện (achievable), phù hợp (relevant), và kiểm soát thời gian (time-bound). 

 

  1. SPECIFIC

 

Mọi mục tiêu đặt ra phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu – nếu không bạn sẽ hạn chế khả năng đạt được mục tiêu của mình

 

Thay vì đưa ra đi mục tiêu mơ hồ như học thật giỏi, trở thành người thành đạt,... mentee nên thiết lập đích đến thật rõ ràng như đạt được điểm số bao nhiêu trong học kỳ sắp tới, 7.0, hay 8.0 chẳng hạn….; Trúng tuyển vào 1 Big4 Kiểm Toán, Đạt được N3 tiếng Nhật

 

Mục tiêu của mentee cần trả lời được các câu hỏi như:

  • Mentee muốn đạt đươc điều gì?

  • Tại sao điều này lại quan trọng?

  • Những ai cần thiết đối với sự thành công của bạn?

  • Diễn ra ở đâu?

  • Bạn đang có nguồn lực hay hạn chế nào?

 

Ví dụ như bạn đang là nhân viên marketing và bạn đặt ra mục tiêu phát triển trong công việc. Mục tiêu của bạn có thể là “Tôi muốn có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để trở thành giám đốc Marketing của công ty, từ đó xây dựng được sự nghiệp và dẫn dắt team.”

 

  1. MESURABLE

 

Tạo "thước đo" để đo lường kết quả. Nhiệm vụ của bạn là đặt ra tiêu chuẩn thành công. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm soát quá trình và biết được khi nào bạn đạt được mục tiêu.

Mentee nên trả lời được các câu hỏi

 

  • Khi nào bạn biết bạn đã đạt được các mục tiêu?

  • Khi nào bạn biết bạn đã đạt được các cốt mốc đề ra?

 

VÍ DỤ Bạn có thể đo lường mục tiêu tích lũy kỹ năng trở thành giám đốc marketing bằng cách xác định xem bạn đã hoàn thành các khóa huấn luyện cần thiết và tích lũy kinh nghiệm làm việc trong 5 năm.


 

  1. ATTAINABLE

 

Ngoài việc cụ thể và đo lường được thì mục tiêu phải nằm trong khả năng của bạn – bởi với một mục tiêu cao quá có thể làm cho mentee mệt mỏi và chán nản khi không đạt được điều đó. Những không phải vì thế mà không đặt ra những mục tiêu cao – Mentee có thể chia nhỏ giai đoạn và đặt cho mình nhiều mục tiêu nhỏ – từng bước vượt qua nó để đạt được mục tiêu như ban đầu đã đề ra

 

Đánh giá giới hạn của bạn. 

Hãy cân nhắc khó khăn và trở ngại bạn có thể gặp phải và đánh giá khả năng vượt qua của mình. Để đạt được mục tiêu, mentee sẽ phải đối mặt với thách thức. Câu hỏi đặt ra ở đây là mentee có khả năng đạt được mục tiêu và vượt qua thách thức hay không.

 

Đánh giá mức độ cam kết. Ngay cả với mục tiêu theo lý thuyết là có thể hoàn thành, bạn phải cam kết nỗ lực để đạt được nó. Tự hỏi bản thân những câu sau:

  • Bạn có sẵn sàng cam kết đạt được mục tiêu?

  • Bạn có sẵn sàng điều chỉnh nhiều hoặc ít cuộc sống của mình?

 

Thành thật về thời gian dành cho mục tiêu cũng như nền tảng, hiểu biết cá nhân và giới hạn thể chất là vô cùng cần thiết. Hãy suy nghĩ về mục tiêu một cách thực tế, nếu bạn không nghĩ mình có khả năng đạt được thì hãy đề ra một mục tiêu mới.

 

Ví dụ :

Bạn có thể tự hỏi bản thân với những kỹ năng và chứng chỉ hiện có, liệu việc trở thành giám đốc marketing có thực sự thực tế. Bạn có đủ thời gian để hoàn thành các khóa huấn luyện hiệu quả không? Bạn có khả năng tiếp cận các nguồn lực cần thiết?

 

  1. RELEVANT

 

Phản ánh mong muốn của bản thân- liên quan mật thiết tới tính khả thi của mục tiêu. Đây là chữ "R" trong SMART. Đây là thời điểm quay lại câu hỏi "tại sao", định hình xem mục tiêu này có thật sự đáp ứng mong muốn của bản thân hay có mục tiêu nào khác quan trọng hơn với bạn không.

 

Một mục tiêu tốt cần trả lời ‘CÓ’ với những câu hỏi như:

  • Điều này có xứng đáng không? Đây có phải điều bạn thực sự muốn?

  • Liệu đây có phải thời gian phù hơp?

  • Điều này có liên quan đến những nhu cầu, nỗ lực khác mà bản thân bạn đang cố gắng thực hiện?

  • Bạn có là người phù hợp để thực hiện mục tiêu này không?

  • Liệu mục tiêu của bạn có thiết thực trong thời buổi hiện tại?

Ví dụ Bạn có thể đặt ra mục tiêu trở thành giám đốc marketing, nhưng liệu thời điểm hiện tại liệu có phù hơp? Bạn có phải người có tính cách, phẩm chất, khả năng lãnh đạo phù hợp  với vị trí giám đốc không? Bạn đã suy nghĩ đến việc đi du học trong 1, 2 năm tới có thể cản trở quá trình rèn luyện của bạn.?

 

Mỗi mục tiêu đều phải hướng tới 1 mục tiêu – mục đích chung – Liên quan đến tầm nhìn chung – đó là liên quan đến mục tiêu dài hạn của bạn.


 

  1. TIME-BOUND


 

Hãy đặt gia những thời gian, thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu. Thiếu mốc thời gian cụ thể, mentee sẽ khó định hình thời điểm hoàn thành mục tiêu,

 

Chọn khung giờ. Nghĩa là mục tiêu cần có hạn chót hoặc thiết lập thời gian hoàn thành.

 

  • Thiết lập dòng thời gian cho mục tiêu giúp xác định và gắn liền với hành động cụ thể bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Nó loại bỏ sự mơ hồ "khoảng thời gian nào đó trong tương lai" mà đôi khi còn mang tính khích lệ.

Nếu không thiết lập dòng thời gian, bạn sẽ không có áp lực để hoàn thành mục tiêu, nên thường cảm thấy chán nản.

 

Thiết lập dấu làm chuẩn. Đặc biệt là với mục tiêu dài hạn bạn nên chia ra thành nhiều mục tiêu nhỏ hơn. Điều này giúp bạn tính toán tiến độ và kiểm soát dễ dàng hơn.

 

Ví dụ: Bạn mất bao lâu để có thể trở thành giám đóc marketing? Mục tiêu trong 3 tháng, 5 tháng tới của bạn là gì?

 

 

 

Các mentor có thể bạn quan tâm

Bài viết khác của Mentori Vietnam

Hỏi đáp về ngành Logistics

Mentori Vietnam

04-09-2024

Bài viết cùng chủ đề

Kỹ năng đặt câu hỏi

Mentori Vietnam

17-04-2020

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết