Mối quan hệ giữa mentee với mentor
MENTOR RAPPORT
“Một trong những người mentor của Steve Jobs (sáng lập viên & CEO Apple) là Thiền sư Kobun Chino Otogowa. Ảnh hưởng của vị Thiền sư này lên Steve Jobs có thể thấy rõ qua triết lý tối giản trong các thiết kế của sản phẩm Apple. Thiền sư Kobun Chino Otogowa hiện diện ở những sự kiện quan trọng mang tính cá nhân trong cuộc đời Steve Jobs. Mối quan hệ giữa hai bên kéo dài hơn 20 năm đến khi Thiền sư Kobun Chino Otogowa qua đời.”
Mentoring là một mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên người cố vấn và người được tư vấn. Cả hai bên cần thật sự nhận thức được, việc trở thành cố vấn/người được cố vấn là có ích cho mình. Mối quan hệ mentoring, khác với mối quan hệ huấn luyện, đào tạo, là mối quan hệ lâu dài và dựa trên nền tảng tôn trọng, chia sẻ và tự nguyện của cả hai để cùng phát triển. Chính vì lẽ đó, mentee hãy cân nhắc các gợi ý sau nhằm thiết lập thái độ phù hợp nhất, góp phần xây dựng kết nối bền vững hơn với mentor
-
Tìm hiểu về mentor của mình.
Bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu, chia sẻ lẫn nhau. Và mentoring cũng không phải là ngoại lệ. Để tạo nền móng cho kết nối lâu dài, mentee hãy chủ động tìm hiểu trước về mentor của mình: thông tin cá nhân cơ bản, lĩnh vực chuyên môn, sở thích, mối quan tâm, …
Việc nắm được những hiểu biết cần thiết sẽ giúp cho mentee dễ dàng thiết lập kết nối với mentor, tạo sự thoải mái trong giao tiếp, giúp cho mối quan hệ và các buổi trao đổi bớt cứng nhắc hơn. Bạn càng biết nhiều về mentor, họ càng dễ dàng có thể hỗ trợ bạn. Tâm thế sẵn sàng trước khi tiếp xúc với mentor mới cũng sẽ là cơ hội để mentor khám phá thêm các lĩnh vực, mở rộng tầm hiểu biết và khai thác nhiều tri thức hơn.
-
Tạo giá trị 2 chiều
Một liên kết tích cực và chỉ thực sự thành công khi ở đó cả mentor và mentee đều cảm thấy thu nhận được giá trị phát triển cho bản thân mình. Sẽ không công bằng khi nghĩ rằng chỉ có mentee là người được “nhận” nhiều nhất, và mentor mới là người phải “cho” đi trong mối quan hệ mentoring.
Đừng cảm thấy tự ti hay thụ động trước một người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Mentee có thể chủ động tìm hiểu xem mình có thể làm gì để giúp đỡ mentor.
Nếu không còn gì khác, hãy nhớ rằng: ‘Điều giá trị nhất mà mentee có thể đem đến cho mentor đó chính là một góc nhìn mới mẻ. Jason Fried - founder và CEO của Basecamp đã từng chia sẻ : “ Tư duy của kẻ mới bắt đầu vô cùng giá trị. Một khi đã mất sẽ không trở lại lần 2”. Vậy nên đừng quên ghi nhận những góc nhìn cá nhân và đưa đến những thông tin mới để cùng chia sẻ với mentor. Bất cứ trường hợp điển hình nào của các cặp mentor và mentee có chiều sâu về mức độ tin tưởng, tôn trọng nhau, chúng ta sẽ thấy đó là mối quan hệ hai chiều, lâu dài và mang tính phát triển bền vững.
-
Giữ kết nối thường xuyên
Chỉ tìm đến mentor mỗi khi cần tư vấn.
Đó là cách nhanh nhất để giết chết một mối quan hệ mentoring.
Một mentee tốt và khôn ngoan là một mentee không chỉ trau dồi tích lũy vốn sống mà còn biết đầu tư cho mối quan hệ hiệu quả và lâu dài.
Hãy chủ động giữ liên lạc với mentor qua Facebook - Linkedin.
Hãy tìm kiếm cơ hội, chia sẻ những ý tưởng mới với mentor, chú ý tới những ngày lễ, ngày kỷ niệm. Một tấm thiệp viết tay, một tin nhắn hay email chúc mừng ngắn gọn không tốn quá nhiều công sức nhưng sẽ thể hiện sự trân trọng của mentee với công sức mà mentor bỏ ra, sự chu đáo và nghiêm túc với mối quan hệ. Mentee thậm chí cũng có thể mời mentor tới một buổi cafe, cùng trò chuyện về những chủ đề mà cả 2 cùng quan tâm nếu mentor có thời gian.
Tuy nhiên mentee cũng cần tinh tế trong việc thiết lập mối quan hệ gần gũi, và đừng trở nên hăng hái quá mức.
Một sai lầm mà mọi người có thể mắc phải với một mentor mới là rất phấn khích trước viễn cảnh của một người có suy nghĩ như người giám sát, trò chuyện như một người bạn, nói chuyện như một thành viên trong gia đình và ra lệnh như một ông sếp, khiến cho họ đột nhiên muốn tương tác với người này trong mọi vấn đề.
Trong thực tế, mentor của bạn nên là người bạn tìm đến khi cần một ai đó ngoài những mối quan hệ truyền thống. Giả sử bạn có vấn đề trong công việc mà bạn chia sẻ với bạn bè, nhưng bạn không thể hình dung ra cách mà bạn sẽ nói chuyện với sếp. Hoặc bạn có một ý tưởng mới và bạn không chắc chắn liệu nó có hiệu quả và thực sự có thể sử dụng một cách tiếp cận mới hay không. Đó là những điều mà một cố vấn đáng tin cậy thực sự có thể giúp đỡ.
Nếu bạn không biết liệu bạn có đang tiếp cận quá nhiều (hoặc không đủ) hay không, đơn giản, hãy hỏi nếu gặp gỡ thường xuyên hoặc ít thường xuyên hơn sẽ thuận tiện hơn với mentor của mình.
Mọi người đều muốn có một người cố vấn. Nhưng để có một mối kết nối thực sự hay không phụ thuộc phần lớn vào sự linh hoạt và tinh tế của bạn.
Các mentor có thể bạn quan tâm
2022-06-23 12:13:18