Giao tiếp ứng xử với Mentee
1. Những lỗi nên tránh trong quá trình giao tiếp ứng xử với người được cố vấn
+, Tránh việc áp đặt toàn bộ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình lên Người được cố vấn.
Mặc dù Người cố vấn là những người giỏi trong lĩnh vực chuyên môn, có kỹ năng và nhiều trải nghiệm. Tuy nhiên, trải nghiệm của mỗi người là khác nhau, ai cũng sẽ có cách suy nghĩ và ra quyết định của cá nhân họ. Người được cố vấn cũng không phải chỉ là cái thùng rỗng để bạn đổ kiến thức vào. Sẽ là không công bằng nếu bạn cứ tiếp tục áp suy nghĩ của mình vào họ. Vì lẽ đó, bạn chỉ nên khai thác mentee, đồng cảm với những trải nghiệm đó, đưa ra những gợi ý, tư vấn để các em có định hướng giải quyết chứ không nên gượng ép theo cách mà người cố vấn muốn.
+, Tránh lối nói gây cảm giác tiêu cực cho người cố vấn
Thỉnh thoảng, cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người được cố vấn cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một bạn đang có kết quả học tập chưa tốt mà bạn lại nói “sao điểm của em kém ghê vậy” sẽ tệ hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể nói “tuy tình trạng chưa tốt lắm nhưng em vẫn có thể cải thiện đấy“. Đó chính là một lời an ủi, động viên rất tốt với những người đang ở trong giai đoạn không tốt như vậy.
+, Tránh đưa ra lời khuyên không có trọng tâm, không mang lại giá trị cho người cần cố vấn
Thông thường, khi kỹ năng truyền đạt chưa tốt, người cố vấn thường đưa ra những gợi ý mang tính chất chung chung, nghe xong người được cố vấn vẫn mơ hồ không nắm được cần phải làm gì. Ví dụ, họ hỏi về việc làm sao để đạt điểm cao, có học bổng ở trường. Thay vì trả lời là “ Em chỉ cần cố gắng hết sức thôi”, bạn có thể trả lời chi tiết hơn về cách thức bạn học, ghi chép bài vở, cách ôn thi, phân chia thời gian hợp lý cho từng môn như thế nào,...
Ngoài ra, bạn phải biết cách nói lên quan điểm, ý nghĩ và tâm tư tình cảm của mình cho đối phương hiểu một cách rõ ràng và mạch lạc, đúng trọng tâm, tránh nói lan man gây mất thời gian và khó chịu cho người nghe.
+, Tránh ngắt lời khi người được cố vấn đang chia sẻ câu chuyện cá nhân của họ
Nguyên tắc giao tiếp ứng xử là không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi bạn làm cho họ mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại và không tiếp tục chia sẻ với bạn nữa. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mentoring
-
Những điều nên làm khi trao đổi với các bạn cần cố vấn
+, Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên
+, Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người cần cố vấn – như thế sẽ gây ra ấn tượng xấu, khiến họ cũng gượng gạo không dám đưa ra vấn đề và mạnh dạn trao đổi với người cố vấn
+, Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, đi đúng vào tâm lý của họ
+, Để làm được điều này, bạn cần phải có tài quan sát. Thành thạo kỹ năng quan sát, giúp cho cuộc trao đổi của bạn với người cần cố vấn đạt hiệu quả cao nhất. Khi biết quan sát, bạn sẽ nhận ra tâm tư tình cảm của đối phương để từ đó điều chỉnh cách ứng xử của bản thân sao cho phù hợp. Khi họ đang buồn, hãy an ủi họ. Khi họ đang nản chí, hãy cố gắng thay đổi tâm trạng bằng cách truyền lửa cho họ,…
+, Bạn có thể quan sát bằng cách dựa vào ánh mắt, cử chỉ hành động, dáng ngồi,… của họ để biết đối phương đang cảm thấy như thế nào và điều hướng câu chuyện
+, Nên lắng nghe cẩn thận trước, sau đó hỏi và đưa ra lời khuyên
+, Kỹ năng lắng nghe quyết định 90% thành công trong mọi cuộc mentoring. Mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là 1 kỹ năng cần phải học tập và rèn luyện mới có thể thành thạo. Việc lắng nghe giúp bạn nắm bắt được thông tin, vấn đề của mentee và nâng cao khả năng tương tác qua lại của 2 bên. Bên cạnh đó, lắng nghe tạo ra sự liên kết về xúc cảm giữa bạn và đối phương. Từ đó tạo được thiện cảm với đối phương. Lắng nghe giúp bạn chia sẻ cảm thông với người khác, đồng thời còn có thể hiểu đối phương hơn.
Tuy nhiên, bởi vì không phải điều gì đối phương cũng có thể nói ra một cách trực tiếp cho bạn biết. Do vậy trong quá trình lắng nghe, bạn cần sử dụng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý mà đối phương muốn truyền đạt và đặt câu hỏi để đào sâu vấn đề. Chắc hẳn ai cũng cảm thấy thiện cảm với một người thấu hiểu và thực sự quan tâm mình.
Khi đó, tìm ra vấn đề của đối phương cũng là cơ sở giúp bạn đưa ra những lời khuyên sao cho phù hợp, vừa ý với người cần cố vấn.
Các mentor có thể bạn quan tâm