TÔI ĐÃ VƯỢT QUA NHỮNG NĂM THÁNG CHUYỂN NGÀNH TỪ SINH VIÊN TÀI CHÍNH QUA LẬP TRÌNH VIÊN NHƯ THẾ NÀO?
Xin tự giới thiệu, mình là Lương Ngọc Sơn - hiện đang là CTO của Mentori. Trước khi chuyển sang lập trình viên, mình đã từng là cựu sinh viên khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương. Hiện mình là Mentor tại Mentori - kết nối với mình tại đây nếu bạn cần định hướng, chia sẻ về công việc của một lập trình viên nhé!
Trước khi theo đuổi lập trình viên tôi đã từng phân vân giữa CNTT Đại học Bách khoa và Tài chính Quốc tế trường Đại học Ngoại thương. Cuối cùng tôi đã chọn Ngoại thương vì tại thời điểm đó mọi thứ dường như chống lại tôi khi tôi làm theo ý mình nên tôi đã chọn nghe theo lời khuyên của gia đình.
Tại thời điểm này khi nhớ và viết lại những suy nghĩ của mình những năm tháng khi quyết định chọn chuyển sang làm lập trình viên chắc chắn nó sẽ không giống 100% như những gì tôi đã nghĩ, tôi sẽ cố gắng giống nhất có thể. (Vậy nên các bạn cũng đừng quá tin những câu chuyện tự truyện của những người đã thành công (có thể định nghĩa mỗi người sẽ khác nhau), những câu chuyện đó được viết lại trong tâm thế của một người đã thành công chứ không phải của một người khi mới bước vào đời !!! ).
1. Hiểu bản chất học đại học
Với các trường khác tôi không rõ, nhưng đối với FTU thì nếu chỉ học qua môn đối với tôi không quá khó (dường như chỉ cần ôn 1-3 buổi), tôi chỉ tập trung học các môn học tôi yêu thích ( tin và toán), không quá đặt nặng về điểm số mà tập trung học hiểu.
Các bạn đã bao giờ thử nhìn lại chương trình học chưa? Đại học dường như chỉ cung cấp cho chúng ta kiến thức tổng quan về ngành, khả năng tư duy và các kỹ năng mềm. Nên muốn đào sâu chuyên môn vào đâu ta phải tự lựa chọn và tự học tiếp, kiến thức đại học là KHÔNG ĐỦ. Vậy tất cả mọi thứ khi ra trường đều cần phải học tiếp hoặc học lại từ đầu thì sao gọi là trái ngành, đối với tôi trong từ điển không có từ “trái ngành”.
2. Hiểu bản chất công việc
Công việc dường như có tính chất lặp đi lặp lại, người bạn nghĩ là giỏi chưa chắc đã thật sự giỏi hơn bạn vì đơn giản là họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn bạn tại thời điểm đó, cùng một vấn đề nhưng họ đã trải qua và biết thì sẽ giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả hơn …
Vậy, hãy tự tin vào bản thân sớm muộn gì mình cũng có thể làm được, vấn đề còn lại chỉ là thời gian và tập trung tích lũy kiến thức và nâng cao năng lực của bản thân là đủ.
3. Chấp nhận mình ngu và có nhiều thiếu sót
Tự tin bản thân không phải là tự kiêu hay kiêu ngạo, kiến thức bao la và rộng lớn, cái mình biết chỉ như hạt cát sa mạc và không thể tài nào biết hết tất cả mọi thứ.
Ít nhất tôi đã biết lắng nghe những góp ý của người khác khi làm không tốt hay không hiệu quả (kể cả những câu hơi nặng lời). Tôi thầm cảm ơn những ai đã góp ý (không đúng cũng được), đã giúp tôi thấy cái sai và ngu của mình (hay đơn giản là giúp mình tự soi lại chính mình) để có thể tự sửa đổi bản thân.
4. Trách nhiệm với những quyết định của mình
Có thể hơi tiêu cực nhưng tôi thường suy nghĩ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi tôi lựa chọn một cái gì đó trước, nếu chấp nhận được rủi ro đấy thì việc còn lại chỉ cần là bạn cố gắng hết sức, kết quả đến đâu thì đến, không thành công thì cũng thành nhân.
“Tôi đã từng nghĩ cùng lắm thì bỏ vào rừng sinh sống.”
Tóm lại, một trong những thách thức lớn nhất khi chuyển ngành đó là thiếu kiến thức cơ bản. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải mất một khoảng thời gian khá dài (0.5 - 2 năm) tùy vào năng lực của mỗi người. Trong quá trình tự học chúng ta thường không biết bắt đầu từ đâu, học mù quáng mà không có một lộ trình rõ ràng.
“Tôi đã từng tự học về lập trình mobile và ứng tuyển lập trình web, cũng may là được nhận.”
Để đơn giản và hiệu quả, bạn có thể tìm cho mình một mentor!
__________________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
Các mentor có thể bạn quan tâm
2022-07-04 17:32:50