KINH NGHIỆM VƯỢT QUA ASSESSMENT CENTER TRONG CHƯƠNG TRÌNH MANAGEMENT TRAINEE

Assessment Center chính là một trong các vòng thi thử thách nhất trong các chương trình Management Trainee. Để thành công được trong phần này, anh xin nêu ra một số bài học cho các em sau này, dựa trên quan sát và kinh nghiệm.

Chào các em, anh là Sơn - CTO tại Mentori Vietnam. Team Mentori đã tổng hợp lại một vài kinh nghiệm cho vòng Assessment Center trong chương trình Management Trainee - hy vọng sẽ giúp ích cho các em!

______________________________

Cách thức thi và cách đánh giá của mỗi công ty dựa trên vòng Assessment center sẽ khác nhau nhưng đều bao gồm trò chơi tập thể và bài thuyết trình về case study.

Đối với phần case study, các potential MT sẽ có 30 phút để đọc bài, trả lời câu hỏi trên giấy thi của riêng mình và sau đó thảo luận chung với nhóm để đưa ra được một bài thuyết trình thống nhất trước ban giám khảo.
Nhìn chung thì dù đề thi hay cách thức thi như thế nào thì mục tiêu chính của nó cũng chỉ là để giám khảo thấy được từng thí sinh giải quyết vấn đề và chứng minh được năng lực cá nhân như thế nào để đem đến được thành công cho một tập thể. Để thành công được trong phần này, anh xin nêu ra một số bài học cho các em sau này, dựa trên quan sát và kinh nghiệm.

1. ĐỪNG CỐ SỨC TỎ RA MÌNH LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA NHÓM:

Assessment center đánh giá khả năng “teamwork” của em chứ không phải là khả năng “leadership”. Dĩ nhiên nếu em thể hiện được năng lực dẫn dắt người khác thì bạn sẽ trở nên vô cùng nổi bật trong mắt giám khảo. Dù vậy, hãy tỏ ra mình là người biết lắng nghe, gắn kết và tôn trọng người khác hơn là “lead” và ra lệnh cho một ai đó. Biết lắng nghe nó cũng chính là một phẩm chất của nhà lãnh đạo đấy chứ. Hãy nghĩ xem nhóm của em sẽ làm việc như thế nào nếu như ai cũng muốn làm leader (điều này rất dễ xảy ra vì khi thi MT, ai cũng giỏi và cũng đều có một cái tôi rất lớn).

2. NẾU TRONG NHÓM BẠN AI CŨNG MUỐN ĐƯỢC LÀM LEADER THÌ EM HÃY LÀM MỘT COORDINATOR:

Như đã nói ở trên, một số bạn khi đi thi MT luôn mang trong mình một khí thế hừng hực, một tinh thần như muốn chẻ tre không cần dùng dao. Và khi bước vào phần group discussion các bạn ấy nói như sợ bị ai cướp lời, không hẳn như mà các bạn ấy sợ thật, để thể hiện được hết những tinh hoa và kiến thức của mình. Thông thường một nhóm có khoảng 8 thí sinh và nếu đa phần ai cũng tranh nhau góp ý thì cuộc thảo luận sẽ nhanh chóng trở thành thảm họa. Nếu em không “may mắn” gặp phải tình huống này, hãy bình tĩnh hít thật sâu và biến mình thành một coordinator của nhóm. Ghi nhớ thời gian còn lại cho cuộc thảo luận và khi cảm nhận nó đã đi quá xa, hãy dừng mọi người lại, tổng hợp hết ý kiến và đề xuất ra cấu trúc phù hợp nhất cho bài thuyết trình dựa trên đóng góp của mọi người.

3. CHÚ Ý ĐẾN NHỮNG BẠN CHƯA CÓ CƠ HỘI NÓI:

Em muốn thể hiện mình là một potential leader trong mắt ban giám khảo? Em không cần phải là người có giọng nói to hay dáng đứng hiên ngang để làm điều này. Thay vào đó, một chút quan tâm và chú ý đến những người xung quanh, đến những thành viên trong nhóm làm việc của mình có thể đem lại hiệu quả tốt. Tính cách của mỗi người là khác nhau và đôi khi sẽ có một số bạn có tính cách hướng nội, hoặc giọng không đủ mạnh để lấn át những bạn có giọng nói to hơn, và do đó không có nhiều cơ hội để phát biểu ý kiến của mình. Là coordinator của nhóm, hãy chủ động gợi ý và khuyến khích những bạn này đóng góp hoặc đứng lên thuyết trình một phần nào đó trong bài.

Nên nhớ rằng tuy tính chất của vòng thi này rất là cạnh tranh, nó không có nghĩa em buộc phải đánh bại tất cả mọi người. Khác với khi đi thi đại học, giúp đỡ người khác là một việc bình thường, nó không làm cơ hội được chọn của em bị nhỏ lại đâu. Và biết đâu nó còn giúp em gây được cảm tình đối với người chấm, cũng như các bạn thí sinh trong nhóm.

4. TÌM HIỂU KỸ VỀ NGÀNH NGHỀ MÀ CÔNG TY ĐANG HOẠT ĐỘNG

Cũng như trước khi đi phỏng vấn, hãy tìm hiểu thật nhiều về công ty. Hãy điểm lại trong đầu xem em biết gì về những sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang kinh doanh. Khi hoạt động trong lĩnh vực này, công ty có thể gặp về những vấn đề gì và cách giải quyết khả dĩ nhất. Như khi đi thi tại các công ty FMCG, rất có thể những câu hỏi em được hỏi trong case study sẽ liên quan đến ngành này. Logistics của FMCG có gì đặc biệt? Những brands trong công ty cần gì để tăng tính nhận biết trên thị trường? Nhân sự của công ty cần gì để cảm thấy hạnh phúc? Công ty cần những thông tin gì khi quyết định đầu tư vào một dự án mới? Chuẩn bị sẵn trong đầu một số idea cần thiết sẽ giúp bạn bớt bị động khi bước vào phần thi.

5. NẮM CHẮC KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CĂN BẢN, NHƯNG ĐỪNG BỎ QUÊN TÍNH SÁNG TẠO KHI ĐI THI

Phần thi case study có thể sẽ đòi hỏi bạn vận dụng một số hiểu biết chuyên ngành và giám khảo đôi khi cũng sẽ thử thách để hiểu rõ bạn biết sâu như thế nào về ngành nghề mà bạn theo đuổi. Vì thế đừng quên ôn lại những điều cốt lõi mà em tích lũy lâu nay trong suốt những năm học đại học và kinh nghiệm có từ trước. Tuy nhiên, nói gì thì nói, công ty không tuyển một chuyên gia bụng đầy lý thuyết. Cái họ cần là tính sáng tạo và tầm nhìn out of the box của tuổi trẻ. Do đó, đừng quá bị bó buộc bởi kiến thức cũ và chỉ chăm chăm vào ngành mà em apply. Phần case study rất rộng, nó bao gồm nhiều chuyên ngành, đừng chỉ giải quyết vấn đề dựa trên góc nhìn của phòng ban mà em apply, hãy nghĩ xem mình có thể kết hợp các phòng ban khác lại như thế nào?

Với những lưu ý ấy thì anh tin các em sẽ trở nên tỏa sáng trong vòng thi AC và anh chúc các bạn có phần thể hiện tốt nhất trong vòng thi này!

__________________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

Các bài viết liên quan

ĐỖ QUẢN TRỊ VIÊN TẬP SỰ TỪ NĂM 3 - MỘT BƯỚC VƯỢT QUA PEER PRESSURE HAY CẠM BẪY CỦA VIỆC ĐI LÀM SỚM?

INTERNATIONAL GRADUATE PROGRAMME- MT CỦA STANDARD CHARTERED CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?

RỚT MANAGEMENT TRAINEE, VÀ THẾ LÀ...

MANAGEMENT TRAINEE - CUỘC CHIẾN NÀO CŨNG CẦN BÍ QUYẾT ĐỂ CHIẾN THẮNG

#ManagementTrainee: BÍ QUYẾT GIẢI BUSINESS CASE HIỆU QUẢ

LỰA CHỌN NGÀNH BẢO HIỂM ĐỂ KHỞI ĐẦU SỰ NGHIỆP – QUYẾT ĐỊNH TUYỆT VỜI NHẤT CỦA MÌNH

TRẢI NGHIỆM THAM GIA "DOANH NHÂN TẬP SỰ" - CUỘC THI MÔ PHỎNG MT

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

Trang Pham
Trang Pham

2022-07-21 05:20:11

Hello


Trang Pham
Trang Pham

2022-04-13 14:01:38

Em cảm ơn bài viết của anh ạ