SINH VIÊN KINH TẾ RẼ HƯỚNG SANG IT BUSINESS ANALYST SẼ RA SAO?

Business Analysis không chỉ là mảnh đất hứa hẹn với các bạn trẻ có background Công nghệ thông tin mà còn là cơ hội đầy triển vọng dành cho sinh viên theo Kinh tế. Vậy làm thế nào để một bạn trẻ học Kinh tế “lấn sân” sang BA?

Chào các bạn, mình là Vũ Mạnh Hà, hiện đang là Senior Business Analyst tại Positive Thinking Company. Bản thân mình chính là một case study cụ thể về việc từ background QTKD/KT (làm Sales 7 năm) sau đó chuyển hướng làm IT BA (đã hơn 5 năm). Kết nối với mình tại đây để cùng chia sẻ về ngành nhé!

Và sau đây là 5 bước mà mình đúc kết lại để một bạn có background QTKD/KT có thể làm được IT BA sau 1 năm. Nhưng trước hết mình muốn nói vài điều về cuốn sách BABOK v3.

Mình là một tín đồ của BABOK. Với mình, đó là cuốn sách hướng dẫn thực hành BA chuẩn nhất. Nếu bạn theo dõi cộng đồng BA trên Linkedin hoặc Facebook, sẽ nhận ra rằng có rất người làm BA lâu năm cũng là tín đồ cuồng nhiệt của BABOK. Cũng có khá nhiều người cho rằng BABOK rất hàn lâm, khó hiểu và khó áp dụng. Mình chỉ đồng tình với một điểm rằng BABOK là một cuốn sách khó, rất khó. Nhưng nếu bạn đã đọc cuốn sách “Phương pháp đọc sách hiệu quả” của Mortimer J.Adler và Charles Van Doren và hiểu về 4 cấp độ đọc sách, thì bạn sẽ biết cách để đọc BABOK một cách hiệu quả nhất và khai thác được lượng tri thức cực kỳ vĩ đại của cuốn sách này.

Bước 1 - Chuẩn bị kiến thức cơ bản
Đầu tiên, bạn nên áp dụng cấp độ đọc kiểm soát (*) để đọc hết cuốn sách BABOK v3 (514 trang) lần thứ nhất. Nếu có những nội dung đọc mà không hiểu thì cũng không sao, vì chính bản thân mình là một người khi đọc BABOK lần đầu đã có 3 năm kinh nghiệm làm BA cũng chỉ hiểu được khoảng 10-30% cuốn sách mà thôi. Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên đặt mục tiêu đọc xong cuốn sách này lần thứ nhất trong vòng từ 10 – 15 tiếng (hoặc 10-15 ngày) tùy vào tốc độ và kỹ năng đọc của bạn. Cuốn sách có 11 chương, bỏ qua phần Appendix thì còn khoảng 440 trang. Nếu kỹ năng đọc của bạn chưa tốt, thì mỗi lần đọc sách bạn chỉ nên dành khoảng 1-1.5 tiếng để đọc để đảm bảo khả năng tập trung và chất lượng đọc. Lưu ý, khi đọc kiểm soát thì không dừng lại để ghi chú. Sau đó, bạn nên áp dụng cấp độ đọc phân tích (*) để đọc và hiểu chương 1,2,9 của cuốn sách Babok.
(*) Cuốn sách “Phương pháp đọc sách hiệu quả” là một cuốn sách tuyệt vời mà mình nghĩ rất bất cứ ai cũng nên đọc để hiểu về 4 cấp độ đọc sách và phát triển kỹ năng đọc sách hiệu quả.

Bước 2 - Ứng tuyển vị trí BA Fresher
Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những công ty có chương trình đào tạo BA Fresher cụ thể và rõ ràng; sau đó nộp hồ sơ ứng tuyển và hoàn thành chương trình đào tạo đó. Có 2 nhóm công ty là Product và Outsourcing. Nếu có thể thì mình nghĩ rằng tìm được 1 công ty Product tốt là lựa chọn số 1. Nhưng trong nhóm công ty Product thì chỉ có 1 số ít công ty đã thành công là có môi trường tốt để học tập làm BA như Got It, Zalo, Tiki, VNG, OpenCommerce... để vào được những công ty này thì rất cạnh tranh. Vì vậy nếu không tìm được 1 công ty Product tốt thì hãy vào 1 công ty Outsourcing. Tất nhiên hãy lên danh sách những công ty Outsourcing tốt nhất. Trong tầm hiểu biết của mình thì mình biết các công ty sau: Positive Thinking Company, Nashtech, VMO, CMC, Fsoft, NTQ, Rikkei... Trong trường hợp không apply được thì cũng không sao cả, vào 1 công ty outsourcing nhỏ cũng là 1 sự khởi đầu tốt.

Mình chưa từng đi phỏng vấn vị trí này, nhưng đã từng phỏng vấn khá nhiều bạn BA Fresher. Sau đây là một số tiêu chí đánh giá của mình với vị trí BA fresher:
1. Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn
2. Kỹ năng giao tiếp phải rất tốt, nói năng rõ ràng, rành mạch
3. Kỹ năng phân tích ok, hiểu mục đích của câu hỏi, câu trả lời có thể không đúng, có thể không hay nhưng cần có cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu
4. Tiếng Anh tốt là điều kiện cần có để có thể học hỏi các kiến thức về nghề BA và ngành IT

Còn đây là một số câu hỏi mình thường sử dụng cho buổi phỏng vấn BA fresher:
1. Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình
2. Bạn đã tìm hiểu về nghề BA như thế nào?
2a. Bạn đã đầu tư bao nhiêu thời gian cho việc tìm hiểu về nghề BA (số ngày, số giờ)
2b. Bạn tìm hiểu qua các kênh nào (babok, iiba, bacs, viblo…)
3. Vai trò của BA là gì? Công việc mà BA là làm gì?
4. Làm BA cần những kỹ năng gì?
5. Một vài câu hỏi giải quyết vấn đề (không dùng đến Google)
5a. Để biết có bao nhiêu lon Coca được bán ra mỗi ngày bạn làm ntn?
5b. Để biết Hà Nội có bao nhiêu hộ gia đình bạn làm ntn?
5c. Để biết 1 cô gái / chàng trai / người bạn / đồng nghiệp có thích / quý bạn hay không bạn làm ntn?
6. Một vài câu hỏi tại sao
6a. Tại sao bạn chọn nghề BA?
6b. Tại sao bạn chọn công ty tôi?
6c. Tại sao bạn chọn ngành học của mình?
7. Nghề BA đang khá hot và có khá nhiều ứng viên đang ứng tuyển vị trí BA fresher này, bạn cho rằng mình có những điểm gì nổi trội hơn các ứng viên khác?
8. Bạn có câu hỏi gì cho tôi không?

Mỗi người phỏng vấn sẽ có tiêu chí đánh giá và câu hỏi phỏng vấn khác nhau, vì vậy bài viết này chỉ giúp bạn tham khảo 1 số tiêu chí đánh giá và 1 số câu hỏi phỏng vấn mà thôi. Phỏng vấn thất bại cũng đừng nản, quan trọng là chúng ta rút ra được kinh nghiệm và bài học gì.

Bước 3 - Phát triển các kỹ năng BA cơ bản
Lúc này bạn đã có 1 công việc BA, có thể là Fresher hoặc Junior. Các BA fresher thường rất bỡ ngỡ và thiếu tự tin vì khi làm việc không hiểu Dev, Tester, Project Manager nói gì. Nhưng đừng lo lắng về việc không có background IT, cứ tích lũy kiến thức về IT dần dần, sau 6 tháng nếu tích cực tích lũy là sẽ không còn thấy bỡ ngỡ nữa. Lúc này bạn nên tập trung vào việc phát triển các kỹ năng BA cơ bản để hoàn thành chương trình BA Fresher và các công việc được giao. 

Cuốn sách Babok hệ thống công việc của BA thành 6 nhóm (6 knowledge areas), 30 nhiệm vụ (tasks) và 50 kỹ thuật (techniques). Cuối phần này mình có chia sẻ link file excel mình tổng hợp và sắp xếp 30 nhiệm vụ của BA theo thứ tự của quy trình BA mà mình đang áp dụng cho công việc BA hiện tại của mình để các bạn tham khảo. Lưu ý là thứ tự này phù hợp với đặc thù công việc hiện tại của mình là Outsourcing. Mình cũng đính kèm link đến danh sách năng lực của 1 BA mới vào nghề theo tiêu chí của IIBA. Các bạn nên xem qua để hiểu sơ bộ về các tiêu chí đánh giá 1 BA mới vào nghề (ECBA Competencies).

Bài viết này mình sẽ chỉ ra những nhiệm vụ và kỹ thuật cơ bản mà 1 BA fresher nên biết và nên phát triển trong 1 năm đầu. Mình giữ nguyên chỉ mục trong sách Babok nhưng sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (theo quan điểm của cá nhân mình) để các bạn dễ tìm đọc nhé.

Những nhiệm vụ cơ bản (Basic Tasks)
3.2. Plan Stakeholder Engagement
4.1. Prepare for Elicitation
4.2. Conduct Elicitation
4.3. Confirm Elicitation
4.4. Communicate Business Analysis Information
4.5. Manage Stakeholder Collaboration
7.1. Specify & Model Requirements
5.5. Approve Requirements
3.4. Plan Business Analysis Information Management

Những kỹ thuật cơ bản (Basic Techniques)
10.40. Root Cause Analysis
10.43. Stakeholder List, Map, or Persona
10.45. Survey or Questionnaire
10.25. Interviews
10.50. Workshop
10.31. Observation
10.5. Brainstorming
10.29. Mind mapping
10.32. Organizational Modelling
10.35. Process Modelling
10.47. Use Cases & Scenarios
10.48. User Stories
10.36. Prototyping
10.15. Data Modelling
10.1. Acceptance & Evaluation Criteria

Ở bước này, bạn cũng áp dụng cấp độ phân tích để đọc và hiểu chương 3,4,5,7,10 của BABOK. Lưu ý là nên tập trung vào các chỉ mục mình nếu ở trên và theo thứ tự ưu tiên mà mình đã sắp xếp.
---
Tài liệu BA process and tasks: https://lnkd.in/g3hyFAa7
ECBA Competencies (IIBA): https://lnkd.in/ghcQGRtm

Bước 4 - Bổ sung các kiến thức cơ bản về phát triển phần mềm
Đầu tiên bạn nên hiểu về chu kỳ phát triển phần mềm, Software Development Life Cycle (SDLC). Đây là một kiến thức cơ bản và khá dễ hiểu, nhưng thực sự rất hữu ích để giúp bạn hiểu tổng quan về công việc phát triển phần mềm. Mình gợi ý các bạn đọc bài viết về SDLC ở link dưới đây:
https://lnkd.in/gsDBxeCp

Tiếp theo bạn nên hiểu cơ bản về Agile vì triết lý Agile không chỉ đã làm thay đổi nền công nghệ thế giới mà đang lan tỏa mạnh mẽ và thể hiện giá trị trong rất nhiều lĩnh vực khác như Agile HR, Agile Marketing, Agile Leadership… Vì Agile là một triết lý (philosophy) hay một tư duy (mindset) nên nó khá trừu tượng và khó hiểu với những ai mới vào nghề. Ở giai đoạn mới vào nghề mình nghĩ các bạn chỉ cần hiểu cơ bản Agile là gì mà thôi để không bỡ ngỡ khi có ai đó nói về Agile. Mình gợi ý 2 trang này để các bạn tìm hiểu thêm về Agile:
https://lnkd.in/gwh5BQ6T
http://agilemanifesto.org/

Cuối cùng bạn nên hiểu cơ bản về Scrum vì Scrum là Agile Methodology phổ biến nhất hiện nay với khoảng 90% các team, dự án đang sử dụng. Scrum khá là dễ hiểu nhưng rất khó áp dụng vì nó yêu cầu minh bạch (Transparent), tự quản lý (Self-management) và cam đảm (Courage). Sẽ không có gì ngạc nhiên khi bạn thấy rất nhiều team và dự án đang áp dụng Scrum không đúng. Ở giai đoạn mới vào nghề, mình nghĩ các bạn nên đọc Scrum Guide chính thức (14 trang). Mình gợi ý 2 trang này để các bạn tìm hiểu thêm về Scrum:
https://scrumguides.org/
https://www.scrum.org/

Nếu có thể thì các bạn nên thi lấy chứng chỉ PSPO I (Professional Scrum Product Owner). Chứng chỉ này không khó lấy với các bạn background QTKD đâu, nhưng các bạn cần nghiêm túc học khoảng 2 tháng trên scrum.org. Bạn chỉ cần bám sát nội dung học trong 2 link dưới đây là ok nhé.
https://lnkd.in/gpPFmrxr
https://lnkd.in/gcGiJser

Bước 5 - Bổ sung các kiến thức cơ bản về IT
Mình phân loại và chia nhóm kiến thức IT như sau:

1. Kiến thức cơ bản về BA
Bạn đã nắm được ở bước 1

2. Kiến thức cơ bản về phát triển phần mềm
Bạn đã nắm được ở bước 4

3. Kiến thức cơ bản về Test
Kiến thức cơ bản về Test không khó để bổ sung. Mình gợi ý các bài viết sau đây để các bạn hiểu về Software Testing:
https://lnkd.in/ghu2PnbV
https://lnkd.in/gB6Qzgmd
https://lnkd.in/ggv6rNi7

4. Kiến thức cơ bản về Dev
Có lẽ nhiều người sẽ nói rằng các kiến thức về cơ sở dữ liệu, Backend, Frontend, APIs là cơ bản và quan trọng đối với một BA mới vào nghề. Nhưng với mình, từ kinh nghiệm bản thân, mình nghĩ rằng các bạn nên bắt đầu từ những kiến thức nền tảng hơn nữa. Mình đã học khóa “Computers and the Internet” và “Computer Science” trên KhanAcademy.org. Đây là 2 khóa học miễn phí và mình nghĩ rằng nó thật sự tuyệt vời. Mặc dù các kiến thức này bạn sẽ ít nghe thấy trong công việc hàng ngày nhưng tin mình đi, hãy dành khoảng 16-24 tuần nghiêm túc để hoàn thành 8 bài học trong 2 khóa học này là các bạn đã chuẩn bị cho mình 1 nền tảng kiến thức IT tuyệt vời để có thể hấp thụ bất kỳ kiến thức IT nâng cao nào. Đây là link của 2 khóa học:
https://lnkd.in/giCRgbBC
https://lnkd.in/gq63jXzE

Song song thì bạn nên tìm hiểu về cơ sở dữ liệu (data modelling, data table, data fields, field types, data records, ERD…); về Backend, Frontend và API; đây là những thuật ngữ mà bạn sẽ nghe thấy rất thường xuyên trong công việc hàng ngày. Trong công việc, bạn hãy ghi chép lại các khái niệm IT mà mình không hiểu. Sau đó Google và hỏi Dev để hiểu các khái niệm đó. (Hãy giao tiếp thật nhiều với Dev) x3.

Nếu có thể, bạn nên học khóa học về Python trên app Mimo, bạn sẽ hiểu cơ bản về cách viết code và lập trình phần mềm của các Developer. Lưu ý là app này miễn phí 7 ngày và sẽ mất tiền sau đó.

Các khóa học ở trên đều rất dễ hiểu và rất chất lượng. Để tìm ra các khóa học này mình đã mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm trên mạng. 

Kết bài
Các bạn tham khảo lộ trình ở trên và thử áp dụng trong 1 năm đầu tiên vào nghề xem sao nhé. Mình rất mong sau này có thể nhận được phản hồi từ các bạn để có thể cập nhật lại lộ trình này cho các bạn thế hệ sau nữa.

__________________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

Các mentor có Chương trình mentoring cùng chủ đề

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

Travor
Travor

2022-08-31 09:46:40

Bài viết hay và đầy đủ quá. Đúng thông tin mình đang còn vướng mắc. Cảm ơn rất nhiều.


Nguyễn Thị Nam Phương
Nguyễn Thị Nam Phương

2022-04-14 11:21:31

cảm ơn anh đã chia sẻ ạa