KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TUYỆT ĐỈNH CHO MỖI ỨNG VIÊN

Trong thị trường nhân sự cạnh tranh như hiện nay, các bạn luôn phải đối mặt với không ít ứng viên tiềm năng - có thể là những sinh viên top đầu hoặc cả những ứng viên có kinh nghiệm lâu năm. Vậy điều gì giúp bạn trở nên đặc biệt hơn trong mắt các nhà tuyển dụng? Hãy bắt đầu với bước chạm mặt trực tiếp đầu tiên - trả lời phỏng vấn!

Kỹ năng phỏng vấn cực kỳ quan trọng để thể hiện được hết khả năng của bạn trước nhà tuyển dụng chỉ trong vỏn vẹn 1 giờ phỏng vấn hoặc ít hơn - điều này là thách thức với không ít bạn bởi chúng ta không có nhiều cơ hội thực hành phỏng vấn với các nhà tuyển dụng thực sự. Hơn nữa, trong quá trình phỏng vấn, bạn luôn phải chịu áp lực nhất định từ các nhà tuyển dụng, và họ có thể hỏi những câu hoặc bài test đột ngột mà bạn chưa chuẩn bị từ trước.

Trước tiên, để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, bạn phải chuẩn bị tâm lý thật chuẩn.

Thái độ tự, tin, trang phục nghiêm túc sẽ giúp bạn tiếp cận với buổi phỏng vấn hiệu quả. Trong buổi phỏng vấn, hãy cười nhiều nhất có thể, nó vừa giúp bạn giảm áp lực đồng thời còn thể hiện được ngôn ngữ cơ thể của bản thân.

Bạn đã bao giờ suy nghĩ về ý nghĩa của những câu hỏi "giới thiệu về bản thân", hay "điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì" từ các nhà tuyển dụng?

Hãy biết tận dụng câu hỏi này để có ấn tượng đầu tiên tốt đẹp trong mắt các nhà tuyển dụng.

Đọc thêm: TIPS GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN ĐỂ GHI ĐIỂM ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN

Điều các nhà tuyển dụng luôn hướng đến là thái độ, tính cách và trải nghiệm của bạn, đôi khi nó còn là kinh nghiệm ở một vị trí tương đương. Phòng nhân sự ở các công ty luôn cố gắng tìm các ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, đôi khi ứng viên giỏi, tiềm năng nhưng do không phù hợp cũng có thể bị loại thẳng tay. Bởi vậy bạn nên có cách "khoe" phù hợp để nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là nhân tố phù hợp với công ty nhé!

Vậy làm thế nào để "khoe" điểm mạnh trước các nhà tuyển dụng?

Hãy ghi nhớ từng đặc điểm của công việc mà bạn ứng tuyển trước. Hãy nói về những điểm mạnh của bạn liên quan tới công việc này, bạn có thể điều chỉnh nó sao cho hợp lý, để các nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí này.

Ví dụ, bạn đang ứng tuyển vào một công việc mang tính chuyên môn cao, bạn hãy ‘’khoe’’ rằng mình đã kinh nghiệm trong công việc này trong x năm, hay có những thành tựu về nó. Hoặc với những công việc đòi hỏi đối ngoại nhiều, bạn nên thể hiện rằng mình là người rất thích giao tiếp, thích gặp gỡ, thích chạy các dự án mà phải làm việc với rất nhiều người. Hãy nghiên cứu thật kỹ công việc mà bạn ứng tuyển, kết hợp với điểm mạnh của bạn, bạn sẽ có "câu trả lời" hoàn hảo cho các nhà tuyển dụng.

Bạn cần phải đưa ra bằng chứng cho những điểm mạnh của bạn, có thế những giá trị mà bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn sẽ trở nên sắc bén, khiến những người đang ngồi đối diện bạn cảm thấy hiểu rõ hơn về bạn, họ cảm thấy câu chuyện của bạn mạch lạc và rõ ràng, từ đó mà cũng có ấn tượng về bạn hơn. Ví dụ bạn nói rằng mình là một người rất năng động, nhiều năng lượng, hãy chứng minh nó bằng cách bạn đã tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa hay những cuộc thi mà bạn từng tham gia. Đừng quên mô tả những hoạt động đó và cả những thành tựu, điều mà bạn đã học được khi ở trong tổ chức đó. Mỗi người luôn có một trải nghiệm khác nhau, hãy linh hoạt và tin rằng mình có thể "đối phó" được bất kỳ buổi phỏng vấn nào

Đối với nhiều bạn sinh viên, đưa ra điểm yếu của bản thân khó hơn so với điểm mạnh. Lý do là bạn chưa đủ hiểu bản thân cũng như chưa trải nghiệm đủ để tìm ra những điều như vậy. Nhiều bạn thậm chí còn không biết điểm yếu của mình là gì mà chỉ chăm chăm vào điểm mạnh. Nhưng trong mỗi buổi phỏng vấn, các giám khảo sẽ nhìn vào điểm yếu của bạn nhiều hơn, đó là cách để họ hiểu bạn, cách bạn tìm ra nó và đối mặt, khắc phục chúng.

Khi nói về điểm yếu của bạn, hãy luôn nêu ra những điều tích cực khi bạn kết thúc một điểm yếu. Hãy trung thực khi nói về điểm yếu của bạn, bởi bạn sẽ không cần phải nghĩ cho những điều sai sự thật, nhà tuyển dụng có thể cảm nhận được điều đó. Tiếp đến, hãy nói về những điểm yếu của bạn mà không ảnh hưởng đến công việc quá nhiều. Ví dụ như bạn nói điểm yếu của bạn là lười, các nhà tuyển dụng sẽ thấy nếu bạn được nhận vị trí này, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của họ, từ đó mà hiệu quả cũng đi xuống.

Hãy bàn luận về những điểm yếu mà bạn cho rằng nó có có thể thay đổi được và luôn nhớ chúng ta cũng phải đưa ra những ví dụ cụ thể để các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn câu chuyện của bạn, từ đó đánh giá mức độ phù hợp với công ty.

Phỏng vấn cũng không quá đáng sợ, nhưng để làm tốt được như vậy, trước tiên bạn cần phải hiểu rõ bản thân mình trước tiên, hiểu điểm mạnh, điểm yếu, biết mình cần phải chuẩn bị gì, từ đó bạn sẽ có tâm thế tốt hơn khi "đối mặt" với những nhà tuyển dụng khó tính nhất.

__________________________

Mentori luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn với những chương trình Mentoring chất lượng, những thông tin về cơ hội việc làm hữu ích, những chia sẻ từ những anh chị có kinh nghiệm, vì vậy nhanh tay theo dõi chúng mình để cùng phát triển bản thân mỗi ngày: 

Fanpage Mentori Vietnam
Group Mentori Community

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết