KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI - THẾ NÀO LÀ ĐẶT CÂU HỎI ĐÚNG?

Kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp, vì câu hỏi là một trong những dạng câu cơ bản hay được sử dụng trong cuộc sống thường nhật. Vậy làm cách nào để có thể đặt được một câu hỏi đúng?

Đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng để bạn có thể cải thiện khả năng giao tiếp. Từ thời cổ đại, những vĩ nhân như Chúa Giêsu hay Socrates đã biết cách đặt câu hỏi để tạo ra ảnh hưởng to lớn. Ngày nay, kỹ năng đặt câu hỏi đã trở thành nghệ thuật giao tiếp. Các câu hỏi bạn đặt ra giúp đối phương định hình được phần nào tính cách, hiểu biết của bạn.

Ý nghĩa của việc đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi không chỉ mang mục đích nhận được câu trả lời cho câu hỏi đó mà nó còn bao hàm nhiều tác dụng khác:

Làm rõ ý mà người hỏi đã truyền tải từ trước đó, từ đó giúp người nghe hiểu sâu vấn đề hơn.

Từ câu hỏi gốc có thể dẫn đến nhiều câu hỏi chi tiết hơn, điều này sẽ giúp cho việc sáng tạo cho những ý tưởng hay hướng đi mới.

Việc đặt những chuỗi câu hỏi liên quan có chiều sâu sẽ giúp ta đi đến cốt lõi của vấn đề và có những giải pháp cụ thể và triệt để.

Qua đó có thể thấy được, việc đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa giúp chúng ta thu thập được nhiều thông tin kiến thức hơn, đặc biệt có ích khi muốn đi sâu vào vấn đề nào đó hay là muốn tìm kiếm những ý tưởng mới. 

Trong giao tiếp, đặt câu hỏi giúp xây dựng mối quan hệ qua việc hỏi về thông tin của người đó hoặc quan điểm của người đó về những vấn đề, sự kiện xung quanh, bên cạnh đó, qua việc đặt câu hỏi cũng thể hiện phần nào con người và tư duy của chính bản thân bạn.

 

Các dạng câu hỏi

Cần dựa vào từng trường hợp để chọn những dạng câu hỏi sao cho phù hợp:

Câu hỏi mở: Dùng với mục đích khai thác thông tin, xem ý kiến của đối phương hay để tham khảo, mở ra những cuộc trao đổi, bàn luận. Nên dùng những từ như:
“.. như thế nào?; theo bạn thì….không?; ý kiến của bạn về…?, tại sao…?;.vv..”

Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng chính là những câu hỏi có câu trả lời “Có/ Không” hoặc những câu mang tính xác nhận lại thông tin. Câu hỏi này thường được dùng trong mẫu khảo sát hay dùng để kiểm tra lại thông tin, mở đầu cho một chủ đề nào đó, ví dụ như trong những buổi thuyết trình/ diễn thuyết, người nói thường hỏi thính giả những câu như “Có phải…?; Bạn có thấy rằng…?;..vv..”

Bên cạnh đó, câu hỏi đóng còn tồn tại dưới một dạng là câu hỏi đưa ra sự lựa chọn “trong A,B,C thì bạn chọn cái nào”. Câu hỏi này mang mục đích xác nhận hoặc dẫn dắt theo ý muốn của người hỏi.

Câu hỏi hình nón: Câu hỏi hình nón là mẫu câu hiệu quả trong việc đào sâu vấn đề. Dạng câu hỏi này thường đi sau câu hỏi mở hoặc tự hỏi chính bản thân khi muốn làm rõ vấn đề nào đó đang cần tìm hiểu. Cấu trúc của dạng câu hỏi này giống hình chiếc nón, chóp nón là chủ đề lớn, rồi từ đó dẫn dần đến những câu hỏi nhỏ, chi tiết hơn. 

Có thể áp dụng phương pháp 5W1H: 

What? (Cái gì?)
Where? (Ở đâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)
How? (Như thế nào?)
Who? (Ai?)

Ưu điểm của phương pháp này:

Nhanh chóng, không mất thời gian, mang tính logic cao.

Có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau.

Có thể áp dụng cho cá nhân.

Nhược điểm:

Ít có sự phối hợp giữa các thành viên.

Dễ gây mâu thuẫn.

Dễ bị tạo cảm giác "Bị điều tra".

Câu hỏi thăm dò: Câu hỏi thăm dò được sử dụng để tìm kiếm thông tin về một vấn đề cụ thể khi người nói đang cố tránh né. Câu hỏi thăm dò giúp bạn hiểu rõ, thấu đáo hơn vấn đề mà cuộc trò chuyện đang nói tới. Phương pháp 5 vì sao – 5 whys được sử dụng trong câu hỏi thăm dò để giúp người đặt câu hỏi nhanh chóng nắm được mấu chốt vấn đề. Ví dụ: “Khi nào anh cần video này? Anh có muốn xem bản nháp trước khi tôi gửi kết quả cuối cùng hay không?”

Câu hỏi tu từ: Mục đích của câu hỏi tu từ không phải để hỏi mà là để xác định lại thông tin được hỏi. Sử dụng câu hỏi tu từ khiến người nghe dễ dàng đồng tình và tham gia trò chuyện với bạn hơn. Câu hỏi tu từ dùng để thu hút đối phương. Ví dụ: Mentori.vn là một nền tảng kết nối cố vấn lớn nhất Việt Nam đúng không?

Những điều cần lưu ý khi đặt câu hỏi

Để có được trả lời mà chúng ta cần thì sẽ phải lưu ý một số điều sau:

Xác định rõ mục đích của câu hỏi cũng như trọng tâm của vấn đề, tránh đặt những câu hỏi vô nghĩa.

Đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích, ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu

Đối với việc đặt câu hỏi trong giao tiếp, cần:

Dựa vào mức độ thân thiết của mối quan hệ.

Dùng ngôn từ, thái độ phù hợp.

Tránh những câu hỏi Có/ Không khiến cho cuộc hội thoại không được sâu và cũng không gây được hứng thú cho người đối diện.

Chú ý lắng nghe và ghi nhớ câu trả lời, tránh hỏi lặp lại thông tin.

Một số sai lầm nên tránh:

Hỏi để hạ thấp hoặc dồn người khác vào thế bí: Khi đã biết đối phương không thể trả lời nhưng vẫn cố ý hỏi hay hỏi vào điểm yếu của đối phương và xoáy sâu vào nó.

Hỏi những thông tin quá riêng tư: Cần chú ý mối quan hệ, tốt nhất nên hỏi về những vấn đề chung giữa cả hai.

Hỏi vào thời điểm không thích hợp: Không nên hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc vào thời gian nghỉ ngơi, hoặc hỏi vào thời điểm đối phương đang có tâm trạng không được tốt.

Hỏi những câu hỏi quá dài dòng, không rõ mục đích: Đối phương sẽ cảm thấy mất thời gian và đôi khi sẽ là khó chịu.

 

Nguyên tắc khi đặt câu hỏi

Xác định mục đích câu hỏi

Để có một câu hỏi tốt thì bạn cần lên một kế hoạch chuẩn bị để đặt câu hỏi. Lúc lên kế hoạch, cần xác định rõ ràng mục đích câu hỏi của bạn là gì. Một câu hỏi tốt là câu hỏi có mục đích rõ ràng, có chính xác thông tin mà bạn muốn tìm hiểu. Một câu hỏi mơ hồ khiến người trả lời khó khăn trong việc giải đáp và làm bạn mất đi cơ hội tìm kiếm được thông tin mong muốn. Từ mục đích câu hỏi, bạn phải xác định xem đâu là câu hỏi trọng tâm và đâu là câu hỏi phụ.

Dựa vào mối quan hệ với đối phương để đặt câu hỏi

Phải tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối phương để đặt câu hỏi chính là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi tốt. Xác định rõ mối quan hệ thì bạn mới tìm được đại từ nhân xưng cũng như phong cách nói chuyện phù hợp.

Sử dụng ngôn từ thích hợp

Một câu hỏi tốt là câu hỏi sử dụng từ ngữ thích hợp với vốn từ, trình độ và kinh nghiệm của người được hỏi. Bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng những thuật ngữ chuyên môn khi hỏi đối phương nếu họ không biết về lĩnh vực đó. Ví dụ với bạn bè thì sử dụng từ ngữ thân mật, gần gũi. Với cấp trên thì bạn cần sử dụng từ ngữ khiêm tốn, lịch sự…

Học cách lắng nghe chân thành và tôn trọng với đối phương

Mặc dù câu hỏi của bạn có mục đích thăm dò, tìm kiếm thông tin hay gì đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải học cách lắng nghe người trả lời. Sau khi đặt câu hỏi, cần để người trả lời có thời gian suy nghĩ, không nên hỏi dồn dập. Bạn phải quan sát được phản ứng của họ để hiểu rõ họ thực sự muốn nói gì.

Một lưu ý là không bao giờ được ngắt lời hay chen ngang lúc người khác đang nói. Ngắt lời thể hiện bạn đang không hề tôn trọng đối phương. Để rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi thì hãy học cách tôn trọng người đối diện. Khi bạn lắng nghe, người đối diện sẽ cảm giác họ được tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ với nhau hơn. Việc bạn chăm chú lắng nghe cũng kích thích họ tiếp tục bày tỏ rõ ý kiến, quan điểm của bản thân hơn. Ngoài câu hỏi, hãy gợi ý câu trả lời để người được hỏi dễ liên hệ và giải đáp cho bạn. Chỉ nên hỏi về những vấn đề người được hỏi hiểu biết, có kinh nghiệm và yêu thích. Kỹ năng đặt câu hỏi là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả khi giao tiếp. Bạn cần thực hành và rèn luyện thường xuyên để có một kỹ năng đặt câu hỏi thuần thục, không khiến người được hỏi thoải mái, không thấy bị tra khảo.

Tham khảo: JobsGo

Khi đặt được câu hỏi đúng sẽ khai thác được thông tin mà chúng ta cần, không những thế qua việc đặt câu hỏi có thể gián tiếp để điều chỉnh, thay đổi một số tình huống hay làm tăng mức độ thân thiết cho các mối quan hệ. Vì vậy, nên chú ý quan sát, học hỏi luyện tập kỹ năng này thường xuyên để nó giúp ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

__________________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Đọc thêm các bài viết về kỹ năng mềm cho Gen Z:

TƯ DUY PHẢN BIỆN – SUY NGHĨ CHÍN CHẮN GIÚP BẠN THÔNG MINH HƠN

SOURCING – KỸ NĂNG VÀNG ĐỂ TÌM GÌ CŨNG THẤY

CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN HAY QUẢN LÝ NÓ THẬT TỐT?

KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI - THẾ NÀO LÀ ĐẶT CÂU HỎI ĐÚNG?

PROBLEM SOLVING LÀ GÌ? TẠI SAO AI CŨNG NÊN BIẾT KỸ NĂNG NÀY?

CHÚNG TA ĐÃ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CHƯA?

BẠN CÓ PHẢI NGƯỜI CÓ EQ CAO?

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết