GHI CHÉP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO CHO HIỆU QUẢ NHẤT?

Việc ghi chép ở Đại học liệu có khác biệt quá nhiều so với thời học sinh? Làm thế nào để ghi chép hiệu quả? Cùng đọc bài viết là chia sẻ của chị Trương Khánh Linh - Content Creator tại The Mini Writer nhé!

Blog: The Mini Writer

Facebook: The Mini Writer

Youtube: Lily Truong

__________________________________

01. Đầu năm nhất khi bước vào trường Luật, mình đã tự mày mò tìm hiểu và thử nghiệm những phương pháp ghi chú khác nhau. Từ Cornell, Notion, và rất nhiều những phương pháp khác. Có lẽ Bullet Journal là phương pháp phù hợp với mình hơn cả. Nếu các bạn đang sử dụng một phương pháp ghi chú khác mà cảm thấy hiệu quả thì không sao cả, bạn có thể dừng đọc bài viết của mình ở đây. Đừng nghe theo quá nhiều lời khuyên mà hãy kiên trì với phương pháp phù hợp với bạn ! Còn với những ai muốn tim hiểu nhiều hơn về Bullet Journal thì bài viết này sẽ dành cho bạn đó.

02. Lưu ý: Phương pháp ghi chú chỉ là phương tiện để giúp bạn học tốt hơn, giúp bạn tận hưởng sự sáng tạo và được truyền cảm hứng khi bắt đầu hành trình kiếm tìm tri thức. Bullet Journal có thể giúp bạn thành công hoặc không. Mình không dám chắc. Vì suy cho cùng phương pháp ghi chép hiệu quả chỉ là một phương tiện. Giống như đích đến cua bạn là sân bay, để đến được đó, bạn có thể đi xe buýt, taxi, xe máy hay thậm chí là đi bộ. Quan trọng nhất là bạn muốn trở thành ai? Mục đích của bạn khi tìm đến phương pháp này là gì? Không có mục tiêu, mọi kế hoạch mọi phương pháp đều chỉ là vô nghĩa.

03. Tại sao lại là Bullet Journal?
Nếu bạn gõ lên google “Bullet Journal là gì?” thì sẽ có đến trăm nghìn kết quả. Bullet Journal là một nghiên cứu của nhà thiết kế web Ryder Caroll dựa trên chính việc ghi chép thường ngày của ông. Nó là một phương pháp quản lý bản thân hằng ngày bằng cách ghi chép truyền thống, có sử dụng những kí hiệu đặc trưng và vô cùng dễ dàng thực hiện.

Tuy nhiên, mình định nghĩa “Bullet Journal” khá đơn giản. Các bạn sẽ thấy đây là một danh từ ghép bởi hai chữ “bullet” (viên đạn), và “journal” (nhật kí). Ghép hai từ vào sẽ thành dạng nhật kí được viết dưới dạng gạch đầu dòng bằng các chấm nhỏ.

04. Ứng dụng Bullet Journal vào học Luật.
Có một đặc trưng của kiểu ghi chép này đó là cần màu sắc và sự tỉ mỉ nhất định. Khi học Luật mình luôn có hai loại vở:
+ Vở trên lớp
+ Vở ở nhà

Với vở trên lớp, mình không thể tỉ mỉ ghi chép từng lời nói của thầy cô mà chỉ note những keywords, ví dụ ( trong giáo trình không có), bình luận thêm của thầy cô hoặc ý kiến của các bạn…Với tốc độ nhanh, thời gian viết ngắn, mình coi vở trên lớp như vở nháp và mình sẽ ghi tất cả những ý tưởng hay quan điểm cần tranh luận của mình.

Với vở ở nhà, chính là cuốn vở xinh đẹp mà các bạn đang nhìn dưới đây. (Trong video youtube mình có chia sẻ). Có lẽ mình là người quá cầu toàn khi sẵn sàng bỏ thời gian để ghi chép lại bài giảng ngày hôm đó vào một quyển vở mới và trang hoàng cho nó. Tuy nhiên khi đến cuối kì, mình luôn cảm thấy biết ơn sự khó tính của mình.

Có những bạn nói với mình rằng: “Chỉ là vở ghi thôi có cần phải cầu kì như thế không?”. Câu trả lời của mình là “Có”. Với người khác, cuốn vở chỉ là cuốn vở, nhưng với mình cuốn vở là một người bạn, một người để mình có thể viết tất cả những gì mình nghĩ mà không bị ai phán xét, cười chê. Chưa kể việc tiếp xúc với ánh sáng xanh của các loại màn hình khiến mình dễ mỏi mắt và suy giảm tập trung. Lúc này, cầm bút lên và viết là một giải pháp tốt.

Luật là một bộ môn khoa học xã hội. Không giống Toán cao cấp hay các môn kĩ thuật đòi hỏi số liệu, phân tích đo lường. Luật đòi hỏi ở mình tư duy phản biện cao, liên kết các sự kiện, đặt ra nhiều giải thuyết, tình huống. Vì vậy, Bullet Journal giúp mình ghi chú theo hệ thống, tách ý lớn thành các luận điểm nhỏ, sử dụng một hệ thống kí tự thống nhất để giúp vở ghi của mình gọn gàng hơn. Chưa kể về hiệu ứng màu sắc sẽ giúp khả năng liên kết của hai bán cầu não được tốt hơn.

05. Hãy ghi những gì trong giáo trình không có.
Mình ít khi chép lại định nghĩa trong giáo trình mà chỉ dùng bút nhớ để gạch các keywords. Thứ mình quan tâm là những ví dụ mà thầy cô giáo chia sẻ. Trên lớp chúng ta thường được học ba dạng kiến thức:
+ Dạng kiến thức thuần lí thuyết
+ Dạng kiến thức thực hành (kinh nghiệm xương máu của các thầy cô khi đi làm nghề)
+ Dạng kiến thức truyền cảm hứng, truyền động lực.

Bạn có thể thấy có những thầy cô chỉ đơn thuần giảng lí thuyết, những buổi học sẽ khá nhàm chán và khô khan. Nhưng nếu thầy cô kể cho chúng mình những câu chuyện thực tiễn, những case study gắn với những sự kiện hằng ngày, thỉnh thoảng lại đính kèm một số những mẩu chuyện vui, những câu quote mà chỉ có dân Luật mới có. Ví dụ như câu: “Tôi không dồn em vào chân tường mà chỉ dồn em vào chân lý” của thầy mình. Mình tin chắc việc học sẽ là một hành trình mà bất cứ sinh viên nào cũng hứng thú.

06. Ghi chú ví dụ để hiểu về khái niệm hàn lâm:
Khi gặp phải những khái niệm trừu tượng, việc bạn cần làm là hãy tìm một ví dụ cụ thể để biểu thị cho khái niệm đó. Vi dụ khi mình học đến quy luật “Phủ định của phù định” trong triết học, thầy mình sẽ lấy vì dụ về hạt đậu như sau: “Các em xem nhé, chúng ta gieo một hạt giống xuống đất, từ hạt đậu mọc lên một cây non, suy ra cây non là phù định lần một của hạt đậu. Khi cây non lớn, ra hoa, mọc quá, sau đó quả chín dần. Quả cứ chín và không ai đến hái. Quả rơi xuống và hạt trong quả lại rơi ra. Những hạt đậu “hậu duệ” này sẽ là phủ định lần hai của hạt giống ban đầu…

Chúng ta chỉ có thể hiểu vấn đề khi có thể lấy ví dụ đơn giản và dễ hiểu về khái niệm đó. Trong một lần trò chuyện với em trai, em hỏi mình: “Chị có chắc là chị hiểu hết về luật không?”. Mình lưỡng lự phân vân một lát, bởi lẽ học không bao giờ là đủ. Em lại hỏi tiếp: “Chị có thể chia sẻ lại với em - một-người-không-biết-một chút-gì-về-luật để có thể hiểu về luật một cách đơn giản nhất, chị có làm được không?”. Lúc ấy mình mới sững người.

Hóa ra những gì chúng ta cần học không cần phải quá cao siêu mà chỉ cần nắm rõ bản chất cốt lõi của vấn đề đó. Khi đọc giáo trình, bạn sẽ thấy có quá nhiều kiến thức hàn lâm, và để hiểu nó, bạn chỉ có một cách duy nhất: HỎI.

Vấn đề là:
Hỏi ai bây giờ?

01. Google:
Ông thầy top 01 trending mà mình đề xuất cho bạn. Bạn có thể hỏi thầy mọi lúc, mọi nơi kể cả nửa đêm. Thầy Google dạy cho mình sự CHỦ ĐỘNG khi gặp khó khăn thắc mắc. Tuy nhiên điểm trừ của Google là đôi khi có những nguồn thông tin không được kiểm chứng, trích xuất nguồn rõ ràng nên bạn cần lưu ý một chút. Bạn cũng thể tham gia những group chia sẻ về luật để tự học và tích lũy cho mình được nhiều kiến thức.
Khi tra cứu trên google, mình cũng sẽ note vào số bullet những tư liệu đã tìm thấy, những câu hỏi chưa tìm được tài liệu liên quan, mình có thể đem giấy note này đến lớp để trao đổi lại với thầy cô và các bạn.
02. Bạn cùng lớp:
Lên đại học, đa phần các bạn sẽ có nhóm thảo luận để làm việc teamwork cùng nhau. Bạn hoàn toàn có thể trao đổi và hỏi các bạn mình. Nếu vẫn không giải đáp được thì mời bạn tiếp tục hành trình đi tìm quân sư.
03. Thầy cô giáo:
Ở trường Luật, ngoài giờ lí thuyết, mình còn có giờ thảo luận. Đây là thời điểm vàng để bạn có thể hỏi các thầy cô và trao đổi những vấn đề còn thắc mắc trong giờ lí thuyết. Để chuẩn bị tốt cho giờ thảo luận, mình sẽ đọc lại “vở ở nhà” Bullert Journnal để giữu lại neo kiến thức và note những câu hỏi mình đã tra google, hỏi han mà vẫn không có lời giải. Khi ấy mình sẽ hỏi trực tiếp thầy cô.

07. Quy trình ghi chú của mình như thế nào?
Học và ghi chép giống như quá trình tích lũy khi bạn chăm sóc gieo trồng một cái cây. Dựa trên lí thuyết này mình sẽ chia sẻ về quy trình ghi chú của mình khi học trên lớp:

Bước 00: Vỡ đất lần 01: Đọc trước giáo trình
Có thể bạn đọc mà không hiểu gì đâu nhưng mình khuyên bạn chỉ cần đọc qua vài trang để biết được là nội dung buổi ngày mai là gì?.đã là một thành công rồi!

Bước 01: Vỡ đất lần 02: Dự giờ lí thuyết.
Mình sẽ ghi chú nhanh vào “vở ở lớp”, đặc biệt là những vấn đề các thầy cô đặt câu hỏi mở rộng và giao bài tập tự học ở nhà.

Bước 02: Gieo hạt : Viết vào “vở ở nhà”
Tối hôm ấy, mình sẽ viết vào “vở ở nhà” (Bullet Journal)

Bước 03: Tưới nước.
Nghiên cứu những vấn đề được đánh dấu”?”, “khó hiểu”, “không biết phải làm thế nào?”… Bạn có thể lên thư viện, tra cứu trên mạng, đọc sách chuyên khảo…

Bước 04: Chăm sóc hạt giống: Chuẩn bị câu hỏi cho giờ thảo luận.
Hỏi, hỏi và hỏi. Dựa vào những gì bạn đã tìm hiểu hãy mạnh dạn chia sẻ quan điểm của mình. Cây tri thức của bạn cần ánh sáng không khí, dinh dưỡng…nên sự tương tác giữa bạn và thầy cô cùng các bạn trong lớp sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đa diện về một vấn đề.

Tạm kết,
Mong rằng bài viết nhỏ này có thể giúp ích cho bạn phần nào đó. Khi gõ những dòng chữ này, mình nhớ lại những ngày đầu tiên khi phải tự bỡ ngỡ mày mò, mình cũng không muốn những em học sinh khóa sau cũng vướng phải những thắc mắc của mình ngày xưa nữa.
Stay strong and positive! Thank you for all.

Đọc thêm các bài viết về trải nghiệm ở Đại học:

04 TÀI NGUYÊN CẦN TÍCH LŨY TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG ĐẠI HỌC

CHUYỆN HỌC ĐẠI HỌC

ĐẠI HỌC ĐÃ DẠY MÌNH ĐIỀU GÌ?

TỐT NGHIỆP BẰNG XUẤT SẮC TẠI FTU - DỄ HAY RẤT DỄ?

PEER PRESSURE - ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

TẠI SAO THAM GIA CÁC TỔ CHỨC SINH VIÊN LẠI LÀ MỘT ĐIỂM CỘNG?

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết