TOP 10 KỸ NĂNG MỀM SINH VIÊN CẦN BIẾT KHI ĐI THỰC TẬP

Để trở thành một người thành công trong công việc lẫn cuộc sống, bản thân sinh viên không chỉ biết trang bị cho mình những kiến thức trên lớp, mà một điều vô cùng quan trọng đó nữa là trao dồi những kỹ năng mềm cần thiết. Nó chính là cách thức để áp dụng những kiến thức bạn học được trong công việc và cuộc sống. Sau đây là 10 gợi ý về kỹ năng mềm bạn cần có để tỏa sáng trước nhà tuyển dụng.

 

1. Biết được khoảng thời gian nào bạn có thể làm việc hiệu quả nhất

Biết được khoảng thời gian nào trong ngày não bộ bạn hoạt động với tần suất nhanh nhất với kết quả công việc trở nên trơn tru nhất, từ đó phân bổ thời gian làm việc trong ngày phù hợp với độ khó công việc. Như vậy, công việc bạn được giao vẫn sẽ luôn trôi chảy và bạn cũng chẳng cần tốn nhiều sức để tập trung làm việc xuyên suốt cả một ngày dài. Chẳng hạn, nếu bạn thuộc tuýp người làm việc tốt vào buổi sáng, vậy thì hãy tập trung những công việc khó đòi hỏi nhiều trí não vào thời gian này, tránh hiện tượng bắt đầu một ngày mới bằng một tách cà phê nhàn hạ cùng những tờ báo mạng lá cải để rồi phải chạy vắt chân lên cổ hụt hơi suốt buổi chiều hôm đó, khi đầu óc đã thấm mệt vì những công việc lặt vặt.

2. Kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là một kỹ năng mềm thực sự cần thiết không chỉ trong thực tập mà còn trong công việc chính thức sau này của bạn. Sự thành công của mỗi người chẳng bao giờ có được nếu như chỉ có một mình bạn, mà bên cạnh bạn phải có sự giúp đỡ của những người khác, những người cộng sự, đối tác hay các thành viên trong một nhóm. Để làm việc nhóm một cách tối ưu, đừng ngần ngại chia sẻ ý kiến của bạn cũng như đặt câu hỏi khi có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp với các thành viên còn lại. Các nhà tuyển dụng đặc biệt là các công ty nước ngoài rất quan tâm đến kỹ năng làm việc theo nhóm của ứng viên khi họ muốn tuyển dụng nhân viên mới. Đây là một điểm yếu của người Việt nam, rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng khi phỏng vấn tìm việc làm vẫn rớt hoặc được đánh giá thấp về mặt này.

3. Kỹ năng giao tiếp

Khác với môi trường Đại học trước đây mà bạn đã từng quen, việc trao đổi công việc tại nơi làm việc thường được diễn ra qua email hoặc hệ thống chat nội bộ. Việc trao đổi công việc hoặc gửi tài liệu công việc qua email cũng cần thể hiện sự tôn trọng nhau trong từng câu chữ chứ không còn đơn thuần là gửi tài liệu hoặc trao đổi như thời còn học ở Đại học trước đây. Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.

Đọc thêm: 

#SKILLSET: BẠN ĐÃ HIỂU RÕ VỀ "GIAO TIẾP HIỆU QUẢ"?

#SKILLSET: NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

4. Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

Công việc đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thậm chí chỉ muốn nghỉ việc ngay lập tức chỉ để muốn có thật nhiều thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình. Hoặc do những lý do khác như áp lực thi cử, do quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, quan hệ ngoài xã hội cũng sẽ làm bạn trở nên căng thẳng. Chính vì thế kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là vô cùng cần thiết.Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực. Làm được điều đó, sự căng thẳng trong giao tiếp giữa công việc và quan hệ xã hội sẽ không còn, cuộc sống của bạn sẽ luôn tươi mới.

5. Kỹ năng tư duy phân tích

Trong suốt thời gian thực tập, bạn sẽ có nhiều cơ hội được vận dụng khả năng tư duy, phân tích của mình. Kỹ năng này thực sự rất quan trọng bởi chắc chắn không một nhà tuyển dụng nào lại muốn tuyển một nhân viên lúc nào cũng chỉ biết làm theo người khác mà thực sự không biết mình đang làm gì và tại sao mình lại làm như vậy. Việc thực hành khả năng tư duy phân tích thời gian đầu sẽ khá khô khan và không dễ dàng một chút nào. Tuy nhiên, đây là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của bạn trong tương lai, vì thế hãy cố gắng quen dần với nó và biến nó thành một thói quen bản năng của riêng mình bạn nhé.

Đọc thêm: 

CRITICAL THINKING LÀ GÌ? BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG VỀ CRITICAL THINKING?

TƯ DUY LOGIC LÀ GÌ? CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC

CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC

6. Kỹ năng tự quản lý bản thân

Thực tập không có nghĩa những người tại đó sẽ luôn kề vai sát cánh bên bạn mọi lúc mọi nơi. Thông thường, sau khi hướng dẫn bạn thực hành một công việc nào đó, người hướng dẫn sẽ giao cho bạn một ít công việc rồi quay về làm việc của mình. Khoảng thời gian này sẽ là dịp minh chứng rõ nhất về khả năng tự quản lý bản thân của bạn bởi bạn có ngồi chơi chậm rãi thực hiện hay cố gắng làm mọi thứ để hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng không ai quan sát. Điều mà người hướng dẫn quan tâm đơn giản là mức độ hoàn thành và thời gian thực hiện của bạn trong bao lâu. Vì thế, hãy cố gắng tự quản lý bản thân thật tốt để dù không có ai quan sát bạn vẫn đảm bảo công việc chạy kịp tiến độ được giao.

7. Kỹ năng quản lý công việc

Sẽ có lúc bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì một núi việc ngày nào cũng hiện ra trước mắt bạn. Điều đầu tiên cần làm lúc này đó là: đừng hoảng loạn. Hãy bình tĩnh, hít thật sâu vào, có thể uống một cốc nước nhằm thư giãn tinh thần nếu bạn muốn. Tiếp đến, hãy liệt kê ra giấy tất cả công việc cần làm trong ngày hôm đó, sắp xếp theo thứ tự độ quan trọng giảm dần và bắt đầu thực hiện từng việc một bạn cũng có thể sử dụng các công cụ để quản lý công việc.

8. Kỹ năng lắng nghe

Rất khó để tiếp thu những lời phê bình từ người khác, dù đó là những lời phê mang tính xây dựng. Nhưng đây là một kĩ năng cô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như nghề nghiệp của sinh viên. Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị của một sinh viên. Nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng cố tình phê bình, nếu bạn không tỉnh táo sẽ mắc lừa họ. Vì thế bạn cần phải học cách lắng nghe và học hỏi từ những lời nói của những người đối diện.

9. Kỹ năng làm việc tốt với thử thách, áp lực

Bạn có chịu được những thử thách áp lực đi kèm với các thời hạn và các tình huống khủng hoảng? Bạn có thể làm việc tốt nhất trong tình trạng áp lực không? Đã gọi là thử thách áp lực thì sẽ có lúc không hề dễ dàng để thực hiện nó. Đôi khi, bạn sẽ không thể vượt qua hoặc cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Không những thế, chuyện phải làm việc với thử thách áp lực nhiều đôi khi cũng khiến bạn hoạt động quá sức, trở nên căng thẳng. Đừng nản lòng, cũng như đừng ngần ngại hỏi nhờ sự giúp đỡ từ những người đi trước. Hãy cố gắng lấy lại phong độ và trở lại đường đua nhanh nhất có thể bởi căng thẳng về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc của bạn đấy!

10. Kỹ năng thuyết trình

Nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động của công ty. Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt kỹ năng nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm tốt việc giới thiệu công ty qua điện thoại hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện giao lưu, hội họp…Làm thế nào để thuyết trình trôi chảy, tự tin, và thuyết phục thực sự là câu hỏi khó đối với nhiều bạn sinh viên hiện nay. Vì áp lực đứng trước đám đông khiến bạn không đủ tự tin, không thể nắm bắt và nhờ lòng lòng những nội dung đã thảo luận, làm thế nào để phần trình bày của mình thuyết phục và ấn tượng, khiến người nghe cảm thấy hứng thú. Điều đó đòi hỏi cả một quá trình rèn luyện, học hỏi, thực hành và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể thực hành kỹ năng nói trước các thành viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các cuộc họp và cho ý kiến. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến người nghe và diễn đạt thành lời.

Những kỹ năng trên đều là những kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết nhất trong cuộc sống cũng như công việc của các bạn. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường và có nhiều thời gian, bạn hãy ra sức học hỏi, trau dồi và rèn luyện những kỹ năng đó cho mình. Đó là hành trang bạn cần chuẩn bị để đạt được thành công trong tương lai.

Nguồn: intern.vn

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Các bài viết liên quan

TỔNG HỢP CÁC KHÓA HỌC KỸ NĂNG MỀM MIỄN PHÍ (CÓ VIETSUB)

TỔNG HỢP KHÓA HỌC ONLINE TẠI NHÀ VỀ CÁC NGÀNH KINH TẾ

TỔNG HỢP CÁC WEBSITE MÀ DÂN KINH TẾ KHÔNG THỂ KHÔNG ĐỌC

5 WEBSITE TẠO CV XIN VIỆC MIỄN PHÍ

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết