ĐIỀU GÌ TẠO NÊN SỨC HÚT CỦA PWC - BIG4 KIỂM TOÁN?

Bạn đang theo đuổi lĩnh vực Tài chính, Cố vấn hay Kiểm toán và có mong muốn vào Big 4 nhưng trong đầu còn “10 vạn câu hỏi”, thắc mắc về cơ hội nghề nghiệp, quá trình ứng tuyển, lộ trình thăng tiến hay môi trường làm việc, văn hóa Big4. Vậy thì hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ chị Bùi Thị Huyền Tâm - Former Senior Associate tại PwC Việt Nam để tìm cho mình những câu trả lời nhé!

Big4 là gì?
Big4 là top 4 công ty Kiểm toán đa quốc gia hàng đầu thế giới, bao gồm Ernst & Young (EY), PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte và KPMG. Theo Tạp chí Tài chính toàn cầu của Mỹ, Big4 được xếp hạng là 4 trong 9 hãng kiểm toán có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới hiện nay. Làm việc trong Big4 chính là mong ước của không ít bạn trẻ, đặc biệt là các bạn đang theo đuổi khối ngành Kế toán - Kiểm toán.

 

Trong bộ tứ BIG4, PwC là một mảnh ghép quan trọng. Với nhiều thành tích nổi trội và môi trường làm việc chuyên nghiệp chú trọng ngoại ngữ, không chỉ đối với sinh viên Kế – Kiểm mà cả các sinh viên kinh tế nói chung, PwC vẫn là một nơi làm việc mơ ước.
Tiền thân của PwC, Price Waterhouse, đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 với 2 văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bốn năm sau đó, cuộc sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán diễn ra khi Price Waterhouse bắt tay với Coopers & Lybrand. Tên pháp nhân của Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam đã được đổi thành Công ty TNHH PwC (Việt Nam) kể từ ngày 30/05/2017. 

Trong một năm, Big4 nói chung và Pwc nói riêng thường có hai kỳ tuyển dụng, đầu tiên là kỳ tuyển thực tập sinh (Internship Recruitment Program) vào tháng 8, 9 tới đây, sau đó là kỳ tuyển nhân viên chính thức (Fresh Recruitment Program) vào tháng 3, 4. 

Mỗi kỳ tuyển dụng đều có tỉ lệ cạnh tranh rất cao, vậy những điều gì đã làm nên sức hút mãnh liệt như vậy? Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Tâm nhé!

“Nếu được chọn ba từ khi nhắc tới PwC nói riêng và Big4 nói chung, chị sẽ chọn ba từ gì? Điều gì ở Big4 là hấp dẫn nhất đối với chị và tại sao các bạn trẻ nếu theo ngành Tài chính - Cố vấn - Kiểm toán thì rất nên ứng tuyển vào Big4 ạ?”

“So với những công ty khác, Big4 có môi trường khá trẻ về độ tuổi và tính cách, kể cả những “sếp bự” như Partner trong Big4 đều khá là trẻ. Khi tham gia vào, các em sẽ cơ hội làm việc với rất nhiều bạn cùng tầm tuổi - đó chính là điều kiện cho các em dễ dàng sharing do không có quá nhiều khoảng cách về thế hệ hay trình độ. Đây cũng là một sức hấp dẫn của Big4 mà các em rất nên ứng tuyển để có thể trải nghiệm đó!

Trước kia khi chị làm chính ở mảng Audit, sẽ có những mùa bận rất là “kinh khủng”. Có những ngày phải làm ngày làm đêm, thậm chí kéo dài suốt cả ba, bốn tháng. Nhất là mùa xuân, khi các bạn khác đang được nghỉ ngơi, sắm sửa đón Tết thì chị lại đang ở một nơi rất xa nhà. Sẽ có những trải nghiệm mà khiến các em cảm thấy cực kỳ bận, rất muốn từ bỏ.

Nhưng “xứng đáng” với những gì các em bỏ ra cho mùa bận ấy, các em sẽ có kiến thức, kinh nghiệm, và đặc biệt là network với bè bạn, các anh chị giỏi hơn trong ngành và khách hàng. Đó là một điều cực kỳ đáng quý với chị, vì khi mà sau đã rời Big4 được 2 năm, chị vẫn giữ được những mối quan hệ đó trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đây có lẽ cũng là điều hấp dẫn nhất của Big4 đối với chị đó!”

“Chị có thể chia sẻ cụ thể cho các bạn về các line services (phòng kinh doanh) để giúp các bạn có hình dung cụ thể hơn về Big4 được không ạ?”

“Ở 4 big, các line services khá tương đồng, dù tên gọi có khác nhau một chút. Về cơ bản thì sẽ bao gồm: Audit & Assurance, Tax, Consulting và Transaction. Trong mỗi mảng thì sẽ chia nhỏ hơn nữa, ví dụ như trong Consulting thì sẽ có due diligence, tư vấn rủi ro, tư vấn IT,...

Chị xuất thân là Audit nên chị sẽ focus vào line Kiểm toán. Ở ngành Kiểm toán trong Big4 nói chung và PwC nói riêng, công việc chính sẽ là tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty yêu cầu kiểm toán. Output cuối cùng của cả một cuộc kiểm toán chỉ là một vài dòng trên tờ ý kiến kiểm toán. Em có thể làm ngày làm đêm, có những khách hàng rất khó, nghiệp vụ rất phức tạp, em không thể hiểu hết mọi thứ ngay lập tức, nhưng mà cuối cùng kết quả đưa ra lại vô cùng ngắn gọn."

 

Đứng trên lập trường của kiểm toán viên, chị có thể giúp các bạn lý giải về việc: Kiểm toán có thể làm mất tới 2, 3 tháng nhưng kết quả cuối cùng chỉ gói gọn trong một trang.

"Output cuối cùng của mỗi cuộc kiểm toán là ý kiến kiểm toán, được ký bởi công ty kiểm toán. Nếu như em chưa hiểu thì em sẽ nghĩ rằng việc đưa ra output như vậy sẽ rất dễ, tại sao em phải bỏ ra rất nhiều công sức như vậy. Nhưng thực tế là ý kiến kiểm toán đó sẽ được rất nhiều bên dựa vào như những nhà đầu tư mới, cổ đông công ty, các bên ngân hàng, tổ chức cho vay,... Nhất là với những doanh nghiệp đang được niêm yết trên sàn chứng khoán thì báo cáo tài chính của họ chính là “bộ mặt”, để xem xét về quá khứ và dự đoán về tình hình tương lai của công ty - liệu có khả năng đầu tư, sinh lời hay không. Nếu doanh nghiệp tự cung cấp báo cáo này thì nó sẽ không có độ tin cậy - bởi vậy cần có ý kiến kiểm toán từ một công ty kiểm toán, nhất là từ Big4, thì báo cáo đó sẽ có độ tin cậy tăng lên rất cao."

“Mỗi tập đoàn trong Big4 sẽ có một thế mạnh riêng của mình. Chị có thể giúp các bạn sinh viên bật mí một chút về điều này không ạ?”

“Thế mạnh của PwC là những công ty FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Khách hàng thường là các công ty con ở Việt Nam hoặc cả tập đoàn (công ty mẹ) trên cả Việt Nam và các quốc gia khác. Ở Deloitte, thế mạnh của họ là những tập đoàn lớn của nhà nước. Vì tiền thân của Deloitte cũng là 1 công ty kiểm toán nhà nước. Khách hàng của EY thì sẽ bao gồm cả tập đoàn nhà nước và công ty tư nhân. KPMG thì khá đa năng.”

“Về con đường đến với Big4 của chị thì như thế nào ạ?”
“Chị học Kế toán, lần đầu tiên chị biết tới Big4 là vào năm 3 đại học. Nhờ hoạt động trong CLB mà chị có cơ hội tham gia các hoạt động với KPMG và sau đó là các Big4 khác, dần dần chị có ý định đi theo Kiểm toán và chị đã quyết định thử. Tới cuối năm 3, đầu năm 4, chị apply Intern, bên cạnh đó, chị đã tham gia một cuộc thi Kiểm toán viên tài năng mà PwC là nhà tài trợ. Team chị đã giành được giải nhất và được vào thẳng vòng Final Interview của PwC.

Chị khởi đầu hành trình ở PwC ở vị trí Intern, và sau 3 tháng, chị được promote làm Associate (trợ lý kiểm toán).
Ở PwC, lộ trình thăng tiến sẽ đi theo một thang chung: từ Intern lên Associate, Senior Associate (chuyên viên Kiểm toán), rồi tới Middle Management, Manager, Director và cao nhất là Partner. Về việc em lên từng level như nào, em có fast track promotion, double promotion hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của các em. 

Tại Big4, nhất là kiểm toán, giai đoạn intern thường tuyển rất nhiều (40, 50 bạn), sau đó thì số lượng sẽ giảm dần do có một số bạn không lên level hoặc out.  Ở level intern - các em sẽ không bị yêu cầu về kinh nghiệm và sẽ được training từ đầu. Kiến thức chuyên ngành thì yêu cầu cũng khá basic. Là intern, em sẽ làm các phần việc đơn giản, hỗ trợ anh chị kiểm tra chứng từ, đối chiếu chứng từ,... Tới level Associate, em sẽ được đi hết phần hành của báo cáo tài chính. Lên Senior Associate, em đã là lead team - việc của em là phải overview được toàn bộ quá trình làm việc của các bạn team member và báo cáo lên manager. Trách nhiệm của em sẽ nhiều hơn rất nhiều - mọi người hay đùa là “con sen của tất cả mọi người”. Senior càng nhiều năm thì sẽ gặp các khách hàng phức tạp, công việc khó hơn, mất nhiều thời gian hơn. Sau đó là manager - quản lý các khách hàng và đồng thời tìm kiếm khách hàng mới, bắt đầu được ký báo cáo và chịu trách nhiệm với các báo cáo đó."

“Chị có thể mô tả cụ thể hơn về công việc của một Kiểm toán viên được không ạ?”

“Chị lấy một ví dụ cho các em dễ hình dung nhé. Giả sử chị là một Associate và công việc của chị là kiểm toán Mentori Vietnam.

Hàng năm, một công ty sẽ bị kiểm toán hai lần. Tầm tháng 7, 8, ở các công ty kiểm toán sẽ có một hệ thống để kiểm toán viên book team, ví dụ như chị được chọn làm kiểm toán tại Mentori. Việc đầu tiên, chị sẽ tham gia 1 buổi kickoff meeting giới thiệu về công ty, những điểm cần chú ý, đưa ra các phương pháp kiểm toán và sau đó là phân chia phần hành, ví dụ như chị được phân phần doanh thu, kiểm tra giá vốn. Sau buổi này, nếu Mentori là khách hàng cũ thì bọn chị sẽ xin vào database năm trước của công ty để tìm hiểu trước về quá khứ để xem có vấn đề hay sai sót gì không. Nếu Mentori là một khách hàng mới thì bên chị sẽ yêu cầu được cung cấp những thông tin gần nhất để làm phân tích trước. Sau đó cả team sẽ qua chỗ khách hàng để làm kiểm toán. Về thời gian làm việc sẽ phụ thuộc vào thời gian của khách hàng - mình nên tôn trọng và đến đúng theo giờ làm việc của khách hàng. Thường khách hàng sẽ cho team một phòng riêng để trao đổi thông tin. Sau đó mình sẽ tới gặp các chị kế toán để xin thông tin, đưa các câu hỏi lên senior/manager nếu có vướng mắc, sau đó là viết báo cáo: mình đã làm những gì và kết quả là gì. Sau đó senior sẽ tổng hợp những thông tin đó. Thường thì thời gian đi khách hàng là 1 tuần/khách hàng. Nhưng mùa bận thì em sẽ làm tầm 2 - 3 khách hàng/tuần. Sau khi đi khách hàng thì em sẽ về công ty hoàn thiện các báo cáo em đã làm, hoặc sẽ có các anh chị vào review, đưa cho em coaching note và em sẽ tiếp tục contact với khách hàng để bổ sung/chỉnh sửa báo cáo.
Cuối cùng, dựa vào những phần hành em đã làm thì các senior sẽ tổng hợp báo cáo và đưa ra ý kiến kiểm toán.

“Sau Big4 sẽ là gì? Giả sử chị không có dự định thăng tiến lên Director hay Partner thì sẽ có những cơ hội nào khác ạ?”

“Sau Big4 thì có thể là rất nhiều thứ nhưng việc nên làm nhất là đầu tư vào bản thân. Chị làm về Tài chính, còn các bạn của chị thì làm về Chứng khoán, Tư vấn, Kiểm toán nội bộ, Kế toán,... tức là các bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn. Không phải bạn nào cũng có thể gắn bó tới 5 - 10 năm, phần lớn các bạn sẽ ở Big4 một vài năm rồi sẽ chuyển ra. Nó sẽ tạo cho em một bước đệm rất vững chắc, không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà còn là network. Tới tận giờ chị vẫn rất appreciate thời gian làm ở PwC. Còn cơ hội có thể đến từ mạng lưới network của mình - đó là những điều các em có thể duy trì được mãi mãi. Những cơ hội việc làm tốt thường tới từ internal refer - tức là những mối quan hệ quen biết, mọi người giới thiệu cho nhau, thay vì việc em tự đi tìm việc.”

“Lời cuối cùng chị muốn gửi gắm tới các bạn sinh viên là gì ạ?”
“Ở Big4, các em nên có cách nhìn là willing to learn - trân trọng những cơ hội học hỏi đến với mình. “Work smart and in balance” thay vì “work hard”.
Chúc các em thành công!”

“Cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ cùng chúng em ạ!”
____________________________
Trên đây là những chia sẻ chân thật nhất về trải nghiệm làm việc tại PwC - Big4 Kiểm toán của chị Bùi Thị Huyền Tâm - Former Senior Associate. Nếu bạn có mong muốn ứng tuyển vào một trong 04 “ông lớn” ngành Tài chính - Cố vấn - Kiểm toán này nhưng:

❓Mơ hồ chưa xác định được cơ hội nghề nghiệp, lộ trình công việc khi ứng tuyển vào môi trường làm việc ở Big4.
❓Chưa xác định được lộ trình ôn thi phù hợp? Làm sao để trở thành ứng viên tiềm năng?
❓Muốn được lắng nghe chia sẻ thực chiến từ chính những anh chị làm việc tại Big4 nhưng chưa biết làm sao để có cơ hội mở rộng network với anh chị trong ngành?

Vậy thì hãy tham gia chương trình BIG4 MENTORING ngay hôm nay.
Chương trình có sự tham gia của: 100% các Mentor đến từ 4 tập đoàn Kiểm toán lớn nhất thế giới: PWC, EY, Deloitte, KPMG.
Đăng ký ngay để kết nối với Mentor nhé!

 

 

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết