CHÚNG TA ĐÃ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CHƯA?
Mỗi nhóm đều một người leader trách nhiệm
Trước giờ ta vẫn hay quan niệm (Nhóm Trưởng) team leader phải là người đi đầu dẫn dắt các thành viên còn lại nhưng đó không phải là kiểu teamwork hiệu quả, vì một khi người đi đầu dừng bước thì cả đoàn quân theo sau cũng dừng bước theo. Một teamwork hiệu quả phải lấy người trưởng nhóm làm trung tâm, các thành viên đều ngang bằng về vai trò và trách nhiệm và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Team Leader là người có trách nhiệm lớn nhất. Họ là người lãnh đạo, nhưng quan trọng là họ tác động như thế nào đến thành viên, mệnh lệnh không phải là vũ khí của team leader. Team leader không đơn thuần chỉ hò hét, quát nạt hay đuổi việc bất cứ ai trái ý mình, thứ làm họ trở nên khác biệt là khả năng truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
Lắng nghe tốt quan trọng hơn giao tiếp tốt
Mình không phủ nhận vai trò của việc giao tiếp tốt, tuy nhiên đây là một kỹ năng thuộc về cá nhân. Khi làm việc nhóm, điều quan trọng hơn cả là khả năng lắng nghe những người đồng đội. Phần lớn chúng ta nghe không nghe để hiểu, mà chúng ta thường nghe để đưa ra câu trả lời. Chúng ta phải thật sự lắng nghe đối phương để hiểu rõ vấn đề mà team đang gặp phải, sau đó cùng nhau đưa ra hướng giải quyết. Mình đã từng làm việc nhóm với rất nhiều bạn mà chỉ lắng nghe mọi người nói thật nhanh chóng để đưa ra các ý tưởng cá nhân, ít đóng góp và nhận xét cho các bạn cùng nhóm.
Cân bằng các nhân tố trong team
Trong một nhóm, cần có nhiều người với các khả năng làm việc khác nhau. Hiếm có nhóm nào hoạt động hiệu quả nếu như họ “một màu” và có các thế mạnh giống nhau. Đầu tiên, một người có nhiều ý tưởng, sự sáng tạo, biết cách nghiên cứu sẽ là người chịu trách nhiệm về mặt nội dung cho sản phẩm của nhóm. Bên cạnh đó, không thể thiếu một nhân tố có tư duy thực tế, sẵn sàng hành động và có tư duy phản biện tốt để đối chiếu với người làm ý tưởng. Nếu như ý tưởng quá mơ hồ, không thực tế thì sẽ gây khó khăn cho cả team và thậm chí là kết quả cuối cùng không tốt. Một nhân tố không thể thiếu đó chính là người quản lý, giám sát công việc. Trách nhiệm của người này là theo dõi tiến độ công việc, tổ chức các cuộc họp và lấy ý kiến của mọi người. Nhân tố này nên là người có khả năng sốc tinh thần của các thành viên trong team, đặc biệt là những khoảng thời gian làm việc căng thẳng.
Không cầu toàn, không cầu toàn, không cầu toàn
Điều này rất quan trọng nên mình phải nhắc lại ba lần. Chúng ta nên tin tưởng đồng đội và động viên họ hoàn thành thật tốt nhiệm vụ thay vì “tham công tiếc việc” mà nhận hết mọi trách nhiệm về mình. Trường hợp này xảy ra khi chúng ta không tìm được teammate phù hợp, những người không muốn làm chứ không phải họ không có khả năng hoặc đơn giản là bạn quá cầu toàn, luôn muốn công việc theo ý mình, không tin tưởng đồng đội. Chắc chắn lúc đó bạn sẽ là người “gánh team”. Khi khối lượng công việc trở nên khổng lồ thì kết quả cũng chẳng mấy khả quan.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Mỗi thành viên trong nhóm sẽ là một mảnh ghép, mỗi người đều được phân chia các công việc riêng, được phân chia theo thế mạnh của từng người nên chắc chắn mình hoàn toàn có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Nếu như bất cứ ai vì lý do cá nhân (bận quá, không có thời gian, quên deadline,…) mà không hoàn thành nhiệm vụ thì xem như bức tranh sẽ mất đi một mảnh ghép, như thế thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chung của cả nhóm. Thử nghĩ xem, nếu như tới deadline mà một thành viên nào đó trong nhóm chưa làm xong nhiệm vụ được giao thì sẽ thế nào? Người đó sẽ chẳng khác nào cục đá buộc vào chân các thành viên còn lại, khiến cả nhóm đi chậm lại và khó lòng đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu.
Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn!
___________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!
Đọc thêm các bài viết về kỹ năng mềm cho Gen Z:
TƯ DUY PHẢN BIỆN – SUY NGHĨ CHÍN CHẮN GIÚP BẠN THÔNG MINH HƠN
SOURCING – KỸ NĂNG VÀNG ĐỂ TÌM GÌ CŨNG THẤY
CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN HAY QUẢN LÝ NÓ THẬT TỐT?
KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI - THẾ NÀO LÀ ĐẶT CÂU HỎI ĐÚNG?
PROBLEM SOLVING LÀ GÌ? TẠI SAO AI CŨNG NÊN BIẾT KỸ NĂNG NÀY?
Các mentor có thể bạn quan tâm
2022-02-05 19:55:15
Bài viết khá hữu ích ^^