CHỌN NGÀNH, CHỌN NGHỀ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
Chào mọi người, vừa qua một số trường Đại học đã công bố hình thức tuyển sinh - chắc hẳn các em 2k4 cũng đang dần lựa chọn "bến đỗ" tiếp theo của mình rồi nhỉ. Trong bài viết này chị muốn chia sẻ một chút với các em về câu chuyện muôn thuở mang tên "chọn ngành, chọn nghề" dưới góc nhìn và trải nghiệm của chị. Mong sẽ hữu ích với các em.
Chị từng là cựu sinh viên NEU và chị cũng có rất nhiều người bạn thân học FTU. Hồi đó bọn chị cũng chọn trường, chọn ngành theo cảm tính, cứ thấy trường top là nộp vào, chứ thực ra cũng chưa có xác định việc học của mình phục vụ gì cho sau này (chị nghĩ là nhiều bạn cũng thế). Sau khi tốt nghiệp và đi làm được một vài năm, chị cũng như các bạn chị dù cùng học kinh tế, nhưng mỗi người lại có một sự lựa chọn riêng và hầu như là làm trái ngành.
Vì thế, chị thấy rằng nếu mình có những sự lựa chọn phù hợp khi chọn trường, chọn ngành sẽ là nền tảng quan trọng giúp các em có một hành trang vững chắc trong sự nghiệp sau này.
------------
1. Việc chọn ngành hay chọn trường trước đều có sự hợp lý riêng:
Chọn trường: Đây giống như việc chọn môi trường nơi bạn sẽ gắn bó suốt 4 - 5 năm đại học tiếp theo, là nơi sẽ ảnh hưởng đến bạn không nhỏ trong quá trình học tập, rèn luyện. Nếu chọn được môi trường phù hợp sẽ giúp bản thân bạn phát triển và phát huy tốt những điểm mạnh của bạn trong môi trường đó.
Chọn ngành: Điều này đồng nghĩa với việc bạn chọn con đường mà có thể (nhấn mạnh là có thể nha) mình sẽ gắn bó với mấy chục năm đi làm. Chọn được ngành nghề bạn yêu thích bạn sẽ có niềm đam mê, sự hứng khởi mỗi ngày làm việc trong suốt mấy chục năm tiếp theo trong tương lai.
2. Nhưng việc chọn con đường hay chọn môi trường cũng có những trước vẫn có những điểm bạn không lường trước được:
Chọn trường: Nhiều bạn chọn trường trước do nhiều lý do có thể là môi trường, học phí, sự yêu thích,... nhưng đến khi chọn ngành học lại không biết nên chọn ngành nào, đăng ký học cái gì nên nhiều bạn trẻ đã đăng ký đại 1 ngành học mà mình chắc chắn sẽ đỗ để được vào trường cái đã rồi tính sau. Trong trường hợp ngành học đó làm bạn yêu thích, và bạn muốn gắn bó thì thật tuyệt vì lựa chọn của bạn đã đúng. Nhưng ngược lại, sau một thời gian học tập bạn cảm thấy yêu thích một ngành khác thì khi đó bạn buộc phải nỗ lực tự học 100% và trau dồi kỹ năng hơn để phù hợp với ngành mà bạn theo đuổi.
Chọn ngành: Việc lựa chọn, đóng khung mình trong một ngành học khi bạn mới chỉ 17, 18 tuổi lúc chưa có nhiều trải nghiệm sống nhiều khi cũng sẽ có những lựa chọn chưa phù hợp. Trong giai 20 năm đầu của cuộc đời chúng ta gần như một tờ giấy trắng chưa rõ được mình là ai, mình có khả năng gì nên việc nhảy việc là thường xảy ra. Chỉ khi các bạn có những trải nghiệm cả về vốn sống và kiến thức thực tiễn bạn mới xác định được điều bạn thực sự phù hợp và yêu thích. Lựa chọn ngành quá sớm đôi khi sẽ làm bạn mất đi cơ hội để bạn làm điều mình thích và đam mê.
Vì thế nên dù bạn chọn đúng ngành mà bạn “tưởng" là mình thích sau này bạn vẫn có thể thay đổi, làm trái ngành là chuyện bình thường. Các bạn nên mở rộng mindset và sẵn sàng chấp nhận khả năng những thay đổi có thể xảy ra.
(Bản thân chị cũng là một người làm trái ngành, trước đây, chị khá yêu thích ngành học này nhưng không phải lúc nào ta cũng đủ duyên và đủ phù hợp để làm đúng ngành phải không? - Dù sao thì qua trải nghiệm học và làm trái ngành, chị cũng thấy may mắn hơn là buồn vì ít ra chị cũng tìm ra được nghề nghiệp phù hợp với mình hơn ở thời điểm hiện tại).
---------
Tóm lại
Không có môi trường nào là hoàn hảo 100% và mỗi người lại phù hợp với những lựa chọn khác nhau, nên chị nghĩ mình không nên chạy theo xu hướng xã hội hoặc bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những định kiến xung quanh. Quan trọng là chọn được trường, ngành phù hợp với mong muốn và năng lực của mình ở thời điểm hiện tại.
Và có một điều chị chắc chắn, dù bạn ở môi trường nào cũng sẽ có những yếu tố tích cực để bạn tiến bộ, phát triển hơn và cũng sẽ có những khó khăn buộc bạn phải vượt lên chính bản thân mình để vượt qua. Trường đại học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nhưng về kỹ năng thì chính bạn phải học hỏi từ xã hội. Nên ở thời điểm chưa có nhiều trải nghiệm những buộc phải lựa chọn ngành học và trường học thì hãy nghĩ về những giá trị mà bạn ưu tiên. Sau khi đã lựa chọn thì hãy cố gắng cứ thử thật nhiều rồi bạn sẽ tìm ra thứ bạn thích, đừng sợ sai, sai có thể chọn lại.
"Chúng ta không thể thay đổi những lựa chọn đã đưa ra trong quá khứ, nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai".
Cảm ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ của chị. Hy vọng nó hữu ích với mọi người.
___________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
Các mentor có thể bạn quan tâm
2022-01-07 05:18:07
cảm ơn tác giả, bài viết rất hay!