TRƯỚC KHI XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CÔNG VIỆC YÊU THÍCH CỦA MÌNH, HÃY THỬ TỰ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI SAU NHÉ!
“Công việc yêu thích/Công việc mà bạn sẽ theo đuổi lâu dài trong tương lai là gì?” - có lẽ đây không phải câu hỏi có thể trả lời được ngay mà sẽ mất một quá trình trải nghiệm, chứa đựng cả thành công và vấp ngã, vấp ngã nhiều là đằng khác.
Ngay từ nhỏ, phần lớn chúng ta đều một lần được hỏi, “Lớn lên, con muốn làm nghề gì?”. Tìm được công việc mà ta cảm thấy khả quan về vấn đề tiền bạc, sự hài lòng cũng như cân bằng trong cuộc sống là điều không dễ dàng. Thử dành thời gian suy ngẫm những câu hỏi này nhé:
1. “Nếu được miêu tả bản thân trong 03 từ, bạn sẽ chọn… ?”
Tính cách, quan niệm, phong cách sống, lối suy nghĩ,... là những yếu tố đóng vai trò không nhỏ quyết định thành công trong công việc.
Hãy hiểu rõ giá trị bản thân
Trong chúng ta, có những bạn rất phù hợp trở thành người quản lý, một số khác lại thích chỉ cần thực hiện nhiệm vụ được giao, miễn là đúng sở trường của mình. Bạn có tư duy thăng tiến thì sẽ có khả năng nắm bắt cơ hội và chấp nhận rủi ro cao hơn những bạn có tư duy chắc chắn, hay phân tích kỹ, làm việc chậm hơn và chấp nhận rủi ro ít hơn. Nếu bạn là người hướng ngoại và năng động, một công việc ngồi tại bàn trong nhiều giờ có lẽ không phù hợp với bạn.
Hay bạn muốn dành nhiều thời gian cho bản thân và gia đình, công việc mơ ước sẽ không quá bận rộn, không phải nay đây mai đó, ngược lại nếu bạn không quá vướng bận những chuyện riêng tư thì sẽ có lợi thế hơn về thời gian, địa điểm làm việc... Bởi vậy trước tiên, hãy xác định rõ giá trị của mình để đối chiếu và tìm ra công việc phù hợp.
2. “Bạn thực sự muốn trải nghiệm điều gì?”
Mình từng đọc một nghiên cứu có tên: “Tại sao chúng ta lại dở tệ trong việc dự đoán hạnh phúc trong tương lai của mình? Làm thế nào để tốt hơn?” – trong đó có nhận xét rằng, “mọi người không giỏi trong việc đoán trước tương lai của họ, nhiều người nghĩ họ yêu thích nghề nghiệp họ chọn nhưng lại bỏ cuộc vài năm sau đó”.
Qua quá trình trải nghiệm, mình nhận ra rằng đam mê không phải điều kiện đủ.
Đam mê giúp bạn có thêm động lực làm việc, bạn sẵn sàng cố gắng để làm tốt nhiệm vụ của mình, tuy nhiên chúng chỉ đóng một phần nhỏ trong mọi thành công. Bên cạnh niềm đam mê, sự tò mò mới chính là yếu tố quan trọng giúp bạn khám phá, tìm tòi nhiều hơn. Để theo đuổi công việc một cách đúng đắn, hãy đặt hết ưu, nhược điểm của bạn lên bàn cân. Khi khả năng, đam mê và cả sự tò mò đều phù hợp với nhau, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn. Ứng viên chỉ có thể tìm thấy công việc của đời mình nếu bạn đủ kiên trì khám phá, thay vì yên phận với vị trí hiện tại.
Hiểu rõ những gì bạn muốn
Theo mình, đây là phần khó nhất trong quá trình tìm kiếm công việc mơ ước, bởi nó không đơn thuần là tìm kiếm sự nghiệp mà còn là sự nhìn nhận chính bản thân mình. Từng có một thời gian là HR, mình thấy có một số ứng viên khi trả lời câu hỏi, dường như họ chỉ đề cập đến những điều không muốn. Kiểu như, họ nói rằng họ không thích công việc có tính lặp đi lặp lại và nhàm chán, nhưng không nói rõ họ mong muốn công việc như thế nào.
Biết những gì bạn không thích không có nghĩa là bạn đến được với điều mình thích. Dù có loại bỏ đi một ngàn điều không muốn cũng chưa chắc bạn đã tìm thấy điều bạn muốn. Vì thế, hãy xác định rõ điều bạn thực sự mong muốn cho sự nghiệp mơ ước của mình.
Cụ thể hóa những gì bạn muốn bằng các mục tiêu nghề nghiệp.
Mục tiêu thì bao gồm mục tiêu dài hạn (trong 5 - 10 năm hoặc hơn), mục tiêu trung hạn và mục tiêu ngắn hạn (tính theo tháng, tuần, ngày). Theo kinh nghiệm của mình, các bạn đưa ra mục tiêu càng rõ ràng thì càng dễ thực hiện. Mình thường đặt mục tiêu theo mô hình SMART - nôm na là mỗi mục tiêu cần đáp ứng đủ 5 tiêu chí: cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và chính xác về thời gian. Ví dụ như thay vì nói, “tôi muốn làm việc trong ngành Marketing”, hãy nói, “tôi muốn trở thành Marketing Executive chuyên mảng Digital Marketing, ngay sau khi ra trường, với mức lương 6 - 8tr một tháng”.
Mục tiêu là yếu tố quan trọng, vừa là động lực thúc đẩy bạn gặt hái thành công, vừa là tiêu chí giúp nhà tuyển dụng tìm ra ứng viên phù hợp nhất cho công ty, một phần giúp bạn ghi điểm trong CV nữa. Vậy nên sau khi xác định “bạn muốn làm gì”, đừng quên đặt cho mình những mục tiêu để tiến gần hơn tới giấc mơ của mình nhé!
3. “Một môi trường làm việc lý tưởng đối với bạn sẽ như thế nào?”
Đây là một bước vô cùng quan trọng mà không ít bạn vô tình bỏ quên khi tìm kiếm công việc yêu thích của mình. Một ứng viên từng chia sẻ với mình: "Từ những ngày đầu ĐH, em đã ước được làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và theo đuổi nó trong cả 4 năm đại học. Nhưng khi được nhận vào công ty là ước mơ của bao người với mức lương gấp đôi so với thu nhập của các bạn đồng trang lứa, chỉ sau 1 tháng em đã từ bỏ, vì em nhận ra đó không phải là môi trường và công việc em thực sự mong muốn".
Bắt đầu làm việc tại một môi trường mới đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiếp xúc với những con người hoàn toàn xa lạ. Hòa nhập, thích nghi được hay không sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu suất làm việc của bạn - vậy nên điều quan trọng là đầu tiên, hãy vạch ra những đặc điểm môi trường làm việc mà bạn mong muốn và tìm hiểu kỹ về môi trường mà bạn sắp gia nhập: đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng của bạn là ai,... bạn có thể trở thành mảnh ghép vừa vặn trong toàn thể một bức tranh lớn không? Hãy nhìn vào văn hóa làm việc của một công ty đang xem xét trước khi chấp nhận bất kỳ lời mời làm việc nào nhé.
4. Và cuối cùng, hãy xem xét thêm một vài yếu tố nữa để vững vàng hơn vào quyết định của mình!
“Lĩnh vực này có cơ hội thăng tiến như thế nào?”
Một điều mà mình thấy các bạn sinh viên hiện nay cũng khá quan tâm là lộ trình thăng tiến. Mỗi ngành nghề sẽ có lộ trình thăng tiến với các vị trí cụ thể và khoảng thời gian khác nhau. Quá trình thăng tiến sẽ phụ thuộc không nhỏ vào năng lực và sự cố gắng của bạn nên hãy tìm hiểu kỹ và đặt mục tiêu phù hợp cho mình nhé!
“Nhu cầu tài chính của bạn thì sao?”
Với câu hỏi này, mình nghĩ bạn nên suy từ mục tiêu của mình để đưa ra nhu cầu phù hợp. Ví dụ như bạn vẫn còn là sinh viên và đang đi làm part-time nên sẽ ưu tiên yếu tố kinh nghiệm hơn là khoản lương, hay bạn đã tốt nghiệp và sống độc lập về tài chính thì cần cân nhắc kỹ mức lương phù hợp để đủ trang trải một cuộc sống thoải mái.
Cảm ơn bạn vì đã đọc. Trên đây là những chia sẻ của mình. Mong bài viết sẽ hữu ích với mọi người. Chúc mọi người buổi tối vui vẻ!
__________________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!
Các bài viết liên quan
CHƯA RÕ VỀ NGÀNH, VỀ NGHỀ HỌC QUA ĐÂU LÀ NHANH NHẤT?
CHÚNG TA CHƯA CÓ GÌ ĐỂ MẤT CẢ, SAO KHÔNG THỬ?
TRONG CUỘC SỐNG, AI CŨNG CÓ MỘT "MÀU" RIÊNG
TẠI SAO THAM GIA CÁC TỔ CHỨC SINH VIÊN LẠI LÀ MỘT ĐIỂM CỘNG?
SINH VIÊN NÊN LÀM Ở BIG CORP (CÁC CÔNG TY LỚN) HAY START-UP?
#CHUYỆNTHỰC TẬP: LẦN ĐẦU TIÊN KHÓ KHĂN NHƯ THẾ NÀO?
LẠC LỐI GIỮA NHỮNG LỰA CHỌN, LÀM SAO TÌM ĐƯỢC LỐI RA?
Các mentor có thể bạn quan tâm
2022-08-02 08:34:58
Chia sẻ bổ ích quá ạ