CAREER ANCHOR - GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ 6 BƯỚC BẮT ĐẦU ĐỊNH HƯỚNG SỰ NGHIỆP
Bài viết là chia sẻ của chị Đặng Thùy Linh:
Strategic Partner Manager, E-commerce - Zalando SE
Founder & Coach, Education - G-college
_________________________________
Cực kì, cực kì recommend cho bạn nào:
Đang chuẩn bị đi xin việc/thực tập mà vẫn còn mông lung vô định không biết ngành nào hợp với mình
Đã đi làm vài năm, cảm thấy không phù hợp & không yêu thích công việc hiện tại, nhưng chưa tìm được 1 lý do thuyết phục để bỏ / nhảy việc.
MÌNH LÀ AI?
Mình hiện đang làm Quản lý Đối tác Chiến Lược các nhãn hàng Thời trang cao cấp tại tập đoàn Zalando ở Berlin, Đức. Trước khi sang Đức mình từng sống 14 năm tại Singapore, từng làm Management Trainee và Quản lý Dự án Kinh Doanh tại tập đoàn ZALORA. Mình tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh, phân ngành Tài chính tại NTU (Singapore), từng thực tập tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Singapore).
Mình tự nhận là người khá “từng trải”, du học và sống tự lập từ năm 15 tuổi, nhận 2 học bổng toàn phần từ chính phủ Singapore (A*Star và ASEAN), đã tới thăm 27 quốc gia, làm việc tại 4 nước khác nhau trong môi trường quốc tế nên cũng có 1 cái nhìn khá đa chiều về cuộc sống và sự nghiệp. Vì thế mình hy vọng được chia sẻ với các bạn và các em mentee kinh nghiệm mình đã phát triển sự nghiệp tại nước ngoài và mòn mỏi đi tìm “Ikigai” như thế nào.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA SỰ NGHIỆP LÀ GÌ?
Giá trị cốt lõi của sự nghiệp (Career Anchor) là 1 khái niệm được sáng lập bởi Edgar H. Schein, giáo sư Tâm Lý học tại Đại học MIT. Ông bắt đầu nghiên cứu và xuất bản sách về Career Anchor từ những năm 90s nhưng không quá nhiều người tại Việt Nam biết đến mô hình này. Có lẽ bởi vì trước giờ người Việt / người châu Á nói chung vẫn thưởng chỉ tập trung vào một vài giá trị cơ bản:
An toàn, ổn định: mong muốn được đảm bảo việc làm (vd. vào biên chế) hay ổn định tài chính (vd. lương hưu), dù có phải làm 1 việc mình không thích, cho 1 người sếp mình không kính trọng.
Kỹ thuật & chuyên môn: mong muốn được trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình, vd. trở thành nhà nghiên cứu, kỹ sư, bác sĩ đầu ngành...
Nhưng các bạn có biết, giá trị cốt lõi của sự nghiệp có nhiều hơn thế. Có tổng cộng 9 giá trị tất cả, và rất nhiều trong số đó phù hợp hơn với phong cách của thế hệ trẻ, ví dụ:
Khởi nghiệp & sáng tạo: mở doanh nghiệp của riêng mình, sẵn sàng chấp nhận thử thách và rủi ro → rất nhiều bạn trẻ 8x, 9x đã trở thành ông bà chủ nhỏ sở hữu những thương hiệu 100% Local tại Vietnam như Boo.
Tự chủ & độc lập: không thích các quy tắc của tổ chức / đoàn thể, thích những công việc tự do tự tại → rất nhiều bạn trẻ đã trở thành full-time V-logger, KOL, influencers,...
VÌ SAO BẠN NÊN BIẾT GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA MÌNH?
Không ai làm cùng 1 công việc cả cuộc đời. Trung bình một người sẽ thay đổi xu hướng nghề nghiệp 5-7 lần trong đời, chưa kể đến việc nhảy công ty, nhảy việc 2-3 năm/ lần.
Nhưng dù là công việc gì, dủ ở giai đoạn nào của sự nghiệp, dù ờ vị trí lãnh đạo hay nhân viên, giá trị cốt lõi sẽ không thay đổi. Biết được giá trị cốt lõi của mình sẽ giúp bạn lên kế hoạch phát triển sự nghiệp một cách sáng suốt và hiệu quả hơn.
Nếu bạn đang chuẩn bị đi tìm việc nhưng mông lung chưa biết lĩnh vực nào...
Nếu bạn đang có ý định nhảy việc nhưng chưa biết nên đi đâu…
Nếu bạn đang phân vân mình có nên trở thành một Vlogger / influencer / freelancer...
Hãy thử làm bản trắc nghiệm Career Anchor của Edgar H. Schein nhé!
Bản tiếng Anh
Bản tiếng Việt: gửi tin nhắn tới inbox của G-college Global Career
Tuy nhiên, tìm hiểu Giá trị cốt lõi chỉ là bước đầu tiên mà thôi…
BƯỚC TIẾP THEO - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
Có tất cả 6 bước trong quá trình định hướng phát triển sự nghiệp bao gồm:
Đánh giá (assessment)
Nghiên cứu (investigation)
Chuẩn bị (preparation)
Quyết tâm (commitment)
Phát triển (retention)
Chuyển giao (transition)
Ở mỗi giai đoạn này, một người sẽ có những mối quan tâm, mục đích và phương pháp / công cụ khác nhau để phát triển sự nghiệp của mình. Trình bày hết ở đây thì dài quá, nên mình xin hẹn 1 dịp khác chia sẻ với mọi người.
NẾU CÁC BẠN MUỐN KẾT NỐI VỚI MÌNH
Các bạn có thể follow mình trên Facebook hoặc LinkedIn nha.
Cám ơn mọi người đã quan tâm đọc hết bài chia sẻ dài dằng dặc ở trên nhé!
__________________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!
Các bài viết liên quan
TRƯỚC KHI XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CÔNG VIỆC YÊU THÍCH CỦA MÌNH, HÃY THỬ TỰ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI SAU NHÉ!
CHƯA RÕ VỀ NGÀNH, VỀ NGHỀ HỌC QUA ĐÂU LÀ NHANH NHẤT?
CHÚNG TA CHƯA CÓ GÌ ĐỂ MẤT CẢ, SAO KHÔNG THỬ?
TRONG CUỘC SỐNG, AI CŨNG CÓ MỘT "MÀU" RIÊNG
TẠI SAO THAM GIA CÁC TỔ CHỨC SINH VIÊN LẠI LÀ MỘT ĐIỂM CỘNG?
SINH VIÊN NÊN LÀM Ở BIG CORP (CÁC CÔNG TY LỚN) HAY START-UP?
#CHUYỆNTHỰC TẬP: LẦN ĐẦU TIÊN KHÓ KHĂN NHƯ THẾ NÀO?
LẠC LỐI GIỮA NHỮNG LỰA CHỌN, LÀM SAO TÌM ĐƯỢC LỐI RA?
Các mentor có thể bạn quan tâm
Bài viết khác của Mentori Vietnam
Bài viết cùng chủ đề
Mentori Vietnam
28-09-2021