ĐỖ QUẢN TRỊ VIÊN TẬP SỰ TỪ NĂM 3 - MỘT BƯỚC VƯỢT QUA PEER PRESSURE HAY CẠM BẪY CỦA VIỆC ĐI LÀM SỚM?

Mình là Minh Phương – đang là Consultant trong mảng Martech, công ty INSIDER. Nhân một ngày Chủ Nhật mát trời, Phương hy vọng có thể được chia sẻ với các bạn về trải nghiệm đỗ Quản Trị viên tập sự từ khi còn là sinh viên năm 3 của mình, một vài quan điểm từ nhiều khía cạnh khác nhau sau 2 năm nhìn lại.

Ở thời điểm đó, trong khi các bạn đồng trang lứa đều đang tập trung vào việc thi giữa kỳ và thi cuối kỳ, vào các chương trình thực tập sinh hoặc các cuộc thi dành cho sinh viên, mình đã gánh trên vai một công việc full-time nhiều thách thức, song song với 6 môn học chưa hoàn thành của giai đoạn cùng tất cả các mối quan hệ đều cần được chăm sóc cùng một lúc.

Và sau đây là 3 bài học mình chiêm nghiệm được sau giai đoạn đó:
1. Kỹ năng đàm phán
Như bao chương trình MT khác, đương nhiên trụ sở làm việc của mình trên hợp đồng là tại Tp HCM. Tuy nhiên, ở thời điểm đó mình vẫn còn 6 môn chưa học, nên rõ ràng việc di chuyển vào Tp HCM khi đó là không khả thi.

Vì vậy, mình đã quyết định đàm phán với công ty để mình có thể được tại làm việc từ xa qua máy tính - ở thời điểm mà work from home chưa bao giờ nằm trong sự lựa chọn, nếu không nói là không thể. Tuy nhiên, nếu đặt lên bàn cân, rõ ràng mình sẽ không chọn việc bỏ dở việc học để vào Sài Gòn làm việc. Đây cũng là một phép thử để mình biết công ty thực sự cần mình đến mức nào.

Cuối cùng, sau nhiều cuộc điện thoại và các emails rất dài, mình deal được thành công về trụ sở làm việc: Từ thời điểm nhận việc đến khi mình hoàn thành việc học ở FTU, mình sẽ làm việc tại Vincom NCT (trụ sở tại HN của công ty) – công ty sẽ sắp xếp một khóa huấn luyện được tổ chức riêng cho mình tại đây, song song với khóa huấn luyện trong Sài Gòn cho đội của mình ở đó.

Sau này, còn rất nhiều vấn đề khác mà mình cần có can đảm đứng lên đàm phán với công ty, và tuyệt đối không được để những lý do như nhỏ tuổi hay thiếu kinh nghiệm làm rào cản. Khi mình đấu tranh vì quyền lợi của mình cũng là một cách mình bảo vệ sự hài lòng trong công việc của mình với công ty, từ đó tất yếu dẫn đến một hiệu quả làm việc tốt hơn, sau cùng vẫn là để mang lại lợi ích cho nơi làm việc.

2. Sự đánh đổi
Không ai có thể có được tất cả. Và mình ở thời điểm đó hiểu rõ điều này hơn ai hết. Mình không coi việc mình đỗ vào MT từ năm 3 là may mắn, mà hơn cả mình nghĩ đó là sự xứng đáng, bởi mình biết mình đã work hard như thế nào để đạt được điều đó.
Tuy nhiên, việc commit với một công việc full-time từ sớm đã khiến mình phải chấp nhận buông bỏ một vài các giá trị với mức độ quan trọng tương ứng – mà mình gọi đó là sự đánh đổi.
Chiến đấu hết sức mình vì điều bạn muốn và sẵn sàng cho ra đi điều bạn cần. Mọi thứ đến và đi đều để dạy cho ta một bài học nào đó – mà đôi khi, bài học đơn giản chỉ là: mình không thể gánh trên vai tất cả mọi thứ.

3. Tỉnh thức (Mindfulness)
“Tính chất đặc trưng của khả năng tỉnh thức được miêu tả như cách giúp mở ra khả năng nhận biết và chú tâm đến mọi thứ xung quanh. Thay vì bị nhấn chìm trong kịch tính với câu chuyện của cuộc đời mình, chúng ta chỉ đơn giản là lùi lại và nhìn nhận nó dưới một góc độ khác.”

Có một khoảng thời gian, mình đã khá khó khăn trong việc có được sự an tĩnh từ bên trong bởi có quá nhiều phức tạp xảy ra cùng một lúc và khiến mình mất phương hướng. Tuy nhiên sau đó, khi mình học cách loại bỏ mọi phán xét, xáo động, sân si không cần thiết và không liên quan đến mình; cũng như đặt sự chú tâm có chủ đích với thực tại – để có cách tiếp cận cuộc sống đúng đắn và tích cực hơn – mình đã cảm nhận được sự cân bằng cần thiết và tận hưởng cuộc sống hơn rất nhiều.

Trên đây là 3 bài học mình đã rút ra được để có thể vượt qua rất nhiều vấn đề khác nhau khi đi làm sớm, cũng như sẽ là 3 quan điểm sống sẽ đi cùng mình trong hiện tại và ở thời gian sắp tới.
Lời cuối cùng:
“Live your life with mindful purposes and everything else will follow”
Đây là câu nói mà mình ước rằng mình đã nghe được từ sớm hơn, và ngày hôm nay mình dành tặng nó cho các bạn. Hy vọng rằng tất cả các bạn đều sẽ làm chủ cuộc sống của mình và đưa ra những quyết định khiến các bạn tự hào về bản thân.

__________________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Các bài viết liên quan

INTERNATIONAL GRADUATE PROGRAMME- MT CỦA STANDARD CHARTERED CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?

LỰA CHỌN NGÀNH BẢO HIỂM ĐỂ KHỞI ĐẦU SỰ NGHIỆP – QUYẾT ĐỊNH TUYỆT VỜI NHẤT CỦA MÌNH

MANAGEMENT TRAINEE - CUỘC CHIẾN NÀO CŨNG CẦN BÍ QUYẾT ĐỂ CHIẾN THẮNG

#ManagementTrainee: BÍ QUYẾT GIẢI BUSINESS CASE HIỆU QUẢ

TRẢI NGHIỆM THAM GIA "DOANH NHÂN TẬP SỰ" - CUỘC THI MÔ PHỎNG MT

PEER PRESSURE - ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

CHUYỆN HỌC ĐẠI HỌC

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết