CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN - ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG

Dễ mà khó - "Em hãy giới thiệu về bản thân" tưởng chừng như một câu hỏi đơn giản nhưng đó lại chính là ấn tượng đầu tiên về bạn với nhà tuyển dụng.

"Chào mọi người,
Mình là Thảo, tốt nghiệp ngành Nhân Sự, UEH. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm đi làm tại mảng HR, đặc biệt về Talent Acquisition và Employer Branding, trong đó có 4 năm tại tập đoàn đa quốc gia, 2 năm làm tại vị trí Talent Acquisition Manager. Hiện tại, Thảo đang mong muốn phát triển để trở thành 1 Content Creator, muốn chia sẻ về các hành trình, trải nghiệm, những kiến thức và cuộc sống xung quanh, đặc biệt trên Youtube Keyskynguyen.

Các bạn có thể kết nối với mình tại đây.

Như đã hứa, hôm nay mình chia sẻ bài đầu tiên trong series về chuyện đi phỏng vấn cùng Thảo.

Giới thiệu về bản thân hay please tell me about yourself.

Là 1 trong những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn tìm việc, hễ đi phỏng vấn là chắc chắn được người phỏng vấn hỏi. Thảo đã từng gặp nhiều ứng viên bị mất điểm khi trả lời câu hỏi này.

Một số nguyên nhân:

  • Thiếu sự chuẩn bị và ít sự đầu tư nên nói quá ít, hoặc quá nhiều.
  • Không cảm thấy câu hỏi này là quan trọng nên không chớp lấy cơ hội để tạo điểm nhấn, tạo ấn tượng đầu tiên đến người phỏng vấn.
  • Không diễn đạt được ý mình khi nhà tuyển dụng (NTD) yêu cầu sử dụng tiếng Anh.
  • Một số ứng viên thách thức lại nhà tuyển dụng bằng cách hỏi lại với thái độ hơi ngông như " Muốn biết về gì, hỏi chi tiết hơn đi".

Một số tình huống kinh điển:

Có trường hợp Thảo phỏng vấn các bạn sinh viên mới ra trường,
Có bạn nói quá ngắn, tầm 20s là bạn dừng luôn. Sau đó là 1 không khí yên lặng.
Có bạn nói quá dài, kể luôn thời cấp 3 học trường gì, ở đâu.

Trường hợp 1 số ứng viên có kinh nghiệm, trả lời câu hỏi này, ứng viên liệt kê QUÁ CHI TIẾT tất cả công ty, công việc mình từng làm, rất dài dòng, không 1 điểm nhấn. Chia sẻ về những jobs không liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Vậy tại sao phải chuẩn bị câu này? làm thế nào để tận dụng câu hỏi này để tạo ấn tượng tốt những phút đầu tiên? Cách trả lời như thế nào?

Đầu tiên, tại sao phải chuẩn bị?

Tâm trí con người rất hay và kì lạ! Nó phải thấy sự quan trọng của câu hỏi này thì mới có thể dồn tâm sức chuẩn bị chu đáo hoặc phải đi phỏng vấn thất bại vài lần mới bắt đầu chuẩn bị. Mình hi vọng sau khi đọc xong bài này, bạn sẽ thấy được sự quan trọng của việc chuẩn bị cho câu hỏi này. Bạn không cần phải trải qua vài lần thất bại như Thảo ngày xưa để thật sự nghiệm ra.

Mỗi câu hỏi đều có 1 mục đích riêng. Riêng câu này theo kinh nghiệm của mình, một số mục đích khi người phỏng vấn hỏi bạn như sau:

Đầu tiên, câu hỏi này giúp ứng viên bình tĩnh và dần lấy nhịp trong buổi phỏng vấn. Khi bạn bình tĩnh hơn, người phỏng vấn sẽ bắt đầu khai thác sâu các thông tin về bạn ở những câu hỏi tiếp theo. Nếu mới bắt đầu buổi nói chuyện, người phỏng vấn hỏi khó ứng viên liền thì các ứng viên sẽ rơi vào thế “PHÒNG THỦ”, buổi phỏng vấn sẽ trở thành buổi “TRA KHẢO” và rất khó để người phỏng vấn khai thác sâu về ứng viên. Bạn nhớ lại đi! Những lần bạn nói nhiều như 1 buổi tâm sự với nhà tuyển dụng á. Đó là lúc bạn cảm thấy rất tự nhiên, thoải mái và an toàn. Bạn cảm thấy người phỏng vấn “dễ thương”, “thân thiện”. Uii chúc mừng bạn, đó là lúc dân làm nghề như tụi mình sẽ khai thác thông tin về bạn 1 cách hiệu quả nhất. Tại vì bạn không bật đề phòng với tụi mình.

Lý do thứ 2, người phỏng vấn muốn kiểm tra nhanh về sự chuẩn bị của ứng viên trong buổi phỏng vấn thông qua cách bạn trả lời câu hỏi này, đặc biệt nếu buổi nói chuyện bằng tiếng Anh. Người phỏng vấn có thể chủ động hỏi ứng viên và thay đổi ngôn ngữ sử dụng trong buổi phỏng vấn nếu thấy ứng viên không sử dụng tốt tiếng anh để diễn tả ý của mình.

Tiếp theo, nhà tuyển dụng tạo 1 cơ hội cho ứng viên thể hiện sự chủ động, có thể tận dụng câu hỏi này để cung cấp những thông tin ấn tượng. Đồng thời, người phỏng vấn sẽ dựa vào các thông tin bạn cung cấp để hướng các câu hỏi tiếp theo, khai thác sâu thêm các thông tin bạn cung cấp trong câu trả lời này.

VẬY LÀM SAO ĐỂ CÓ CÂU TRẢ LỜI ẤN TƯỢNG?

Một trong những phương pháp trả lời câu hỏi này theo P2F rất phổ biến: Bạn có thể dành 1-2 phút để trả lời cho câu hỏi này. Tuỳ theo 1 số công ty/ứng viên sẽ có thời gian cho câu này khác nhau.
Công ty trước của mình, sau khi ứng viên nói xong sẽ hỏi tiếp là em muốn giới thiệu thêm gì nữa không không để thử ứng viên, xem ứng viên xử lý, đã chuẩn bị như thế nào.

Vào vấn đề chính, Thảo gợi ý cách bạn chuẩn bị câu trả lời theo cấu trúc dễ nhớ là Present, Past, Future nghĩa là nói về Hiện tại, nhắc về Quá Khứ và hướng đến Tương Lai. (Hoặc nói về Quá Khứ, đến Hiện Tại và sau đó hướng đến Tương Lai).

Vậy nói cái gì? Nói sao?
Theo kinh nghiệm mình, Thảo gợi ý như sau:

Nói về Hiện tại:

Ứng viên có kinh nghiệm: Nói về vị trí làm việc hiện tại, quy mô công việc của mình như thế nào, dự án cá nhân nếu có. Tổng số năm kinh nghiệm trong ngành liên quan đến VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN. Chọn 1 số key achievements.

Ứng viên chưa có kinh nghiệm: Nói về học vấn ( trường or ngành), Dự án cá nhân hoặc khoá học đang theo học. Nếu học trái ngành cung cấp những khoá học/chương trình học vấn bạn tham gia liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. TRÁI NGÀNH càng phải nhấn mạnh sự chuẩn bị của bạn. Một số giải thưởng, thành tích, dự án bạn cảm thấy tự hào, liên quan đến vị trí ứng tuyển.

NGHỆ THUẬT KHOE hay NÓI CHUYỆN thì Thảo thích câu này từ bài TED TALK: 10 ways to have a better conversation:
"A good conversation is like a mini skirt, short enough to retain interest but long enough to cover the subject"

Nói về QUÁ KHỨ:

Bạn “SHOWING” nói cho người ta hình dung, nhớ đến chứ đừng có “TELLING” là kiểu đi LIỆT KÊ.

Nói về công việc trước bạn đã làm có liên quan đến công việc bạn ứng tuyển, nói về những skills set ( kỹ năng) bạn học được ở công việc đó và NHẤN MẠNH bằng các thành tích bạn đã đạt được ( càng có số liệu thực tế càng tốt).

Khúc này quan trọng, khúc này là khúc bạn có 30s SHOW cho nhà tuyển dụng biết là bạn “PHÙ HỢP”, “CHUẨN BỊ TỐT NHƯ THẾ NÀO”. Tính chủ động TỐT KHOE, XẤU CHE là chỗ này luôn.

Mình ví dụ, thay vì nói:
"Em có 1 blog cá nhân chia sẻ về kiến thức abc" thì hãy cố gắng SỐ HOÁ, sử dụng những ĐỘNG TỪ MẠNH chuyển thành "Em ĐÃ HOÀN THÀNH/ĐÃ TỰ THÀNH LẬP/ĐÃ TỰ TẠO thành công 1 DỰ ÁN CÁ NHÂN, chia sẻ 100 bài viết liên quan chủ đề def, lượt truy cập bao nhiêu, nếu mà có doanh thu qua quảng cáo thì nói liền...

Thay vì "em quản lý fanpage của câu lạc bộ" - Chấm hết thì nhấn mạnh "Em là phó ban truyền thông online câu lạc bộ, xây dựng fanpage và các kế hoạch truyển thông, TĂNG từ 2000 likes LÊN ĐẾN 5000 organic likes, lượng tương tác tăng từ 90% lên 200%... sau 6 tháng quản lý page".

Vẫn cùng 1 thông tin nhưng cách nói, cách viết khác nhau là ý nghĩa khác nhau 1 trời 1 vực luôn.

Mình cũng note 1 tí là mình chủ động KHOE, DÙNG SỐ LIỆU ĐỂ NÓI CHUYỆN. Khoe nhưng mà là sự thật, tự nhiên chứ không phải kiểu khoe khang, đao to búa lớn mà láo, xạo.
Người tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với các số liệu và ứng viên như này và sẽ hỏi sâu hơn những câu hỏi tiếp theo.

Vì vậy, đừng nói xạo. Bạn phải tự làm nhiều vào và ngẫm lại.
Trải nghiệm là Trải qua những gì đến với mình và Nghiệm lại nó.
"Experience is what you get when you didn't get what you wanted. And experience is often the most valuable thing you have to offer." ― Randy Pausch, 'The Last Lecture".

Nói về TƯƠNG LAI.

Bạn chia sẻ hướng đi/định hướng của bạn như thế nào. Tại sao việc bạn ứng tuyển vào vị trí. Công ty này lại giúp bạn hay “MATCH” với điều bạn tìm kiếm.
Khúc này bạn có thể đi Research về công ty ( giá trị cốt lõi, ngành công ty đó hoặc điều gì ở vị trí bạn thấy rất thích và giống điều bạn tìm kiếm.
Thảo viết thì dài nhưng nếu chuẩn bị xong bạn sẽ có tầm 2 phút để trả lời cho câu hỏi này và tạo 1 ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Khi chuẩn bị thì Thảo có 1 cái note nhỏ là đừng cố gắng nhớ y chang những gì mình viết ra giấy vì văn viết và văn nói là khác nhau.
Nhớ những ý chính mình muốn nói. Làm vậy thì bạn cũng sẽ tự nhiên khi nói chuyện, ngôn ngữ cơ thể cũng tự nhiên hơn.

Phỏng vấn office thì nhớ nói chuyện để tay trên bàn để dễ diễn tả điều mình muốn nói, đừng để tay dưới bàn vì nó hạn chế khả năng bạn diễn đạt bằng ngôn ngữ cơ thể. Cố gắng cười nhiều, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng.

(Phỏng vấn online thì...mong mạng không bị cá mập cắn trước đã!)
Hi vọng, buổi phỏng vấn tiếp theo, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất, tự tin nhất."

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Các bài viết liên quan

TRỌN BỘ BÍ KÍP CHO BẠN TỰ TIN DEAL LƯƠNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG

TOP 10 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN

5 CÁCH GHI ĐIỂM KHI LẦN ĐẦU ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC

CÁC LỖI CẦN TRÁNH TRONG APPLICATION XIN VIỆC

TIPS GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN ĐỂ GHI ĐIỂM ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN

KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TUYỆT ĐỈNH CHO MỖI ỨNG VIÊN

NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG?

7 BÍ MẬT CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG MUỐN BẠN BIẾT!

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

Nguyễn Thị Nam Phương
Nguyễn Thị Nam Phương

2021-12-01 10:03:09

Cảm ơn chị đã chia sẻ ạ <3