TRẢI NGHIỆM LÀM VIỆC TẠI DELOITTE
Chào các bạn, dạo này anh được biết các em sinh viên cũng như các bạn mới ra trường có nhu cầu tìm hiểu về Big4 kiểm toán (Deloitte, EY, KPMG, PWC). Cũng đúng thôi, mùa nộp application và phỏng vấn đã đến rồi. Để giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi cũng như về môi trường Big4, anh sẽ chia sẻ một số trải nghiệm của anh tại đây. Mọi người cùng dành ra vài phút đọc qua nhé, đảm bảo không tiếc thời gian đâu.
Cộng đồng Mentori có kha khá người đã và đang làm ở Big4, và trong đó cũng nhiều người làm ở nhiều công ty Big4 khác nhau. Tuy nhiên chắc sẽ hiếm người làm ở cả Big4 nước ngoài và Big4 Việt Nam như anh. Do đó anh sẽ chia sẻ quan điểm của mình sau khi đã làm cùng 1 brand ở 2 đất nước.
Big4 là gì?
Bình thường mọi người nói đến Big4 là thường nghĩ đến kiểm toán. Đúng là mảng kiểm toán là một trong những mảng lớn hoặc lớn nhất tại Big4. Tuy nhiên, ngoài kiểm toán còn có những dịch vụ khác như Tư Vấn, Thuế, Rủi ro… Trong các mảng ý lại có những service nhỏ hơn như Finance, Technology, M&A, Operation,…. Do đó, Big4 luôn chào đón tất cả mọi người với background khác nhau. Mỗi mảng sẽ có pros and cons riêng của nó.
Tại sao nên vào Big4?
Về networking: Làm tại Big 4, các em sẽ được làm việc từ tầng C như CEO, CFO cho đến các anh chị chuyên viên, chuyên gia. Do đó, Big4 là nơi lý tưởng để mở rộng network cũng như học hỏi từ các chuyên gia trong ngành.
Professional environment: Big4 tại Việt Nam tuy chưa mang tính tầm cỡ như ở Mỹ hay Singapore, tuy nhiên nếu so với các công ty local, thì Big4 Việt Nam có văn hóa làm việc rất chuyên nghiệp. Tất nhiên là vẫn có 1 số trường hợp ngoại lệ, nhưng khá là ít ở Big4. Những ai đã từng thực tập rồi sẽ hiểu được cảm giác đồng nghiệp, sếp không chuyên nghiệp có ảnh hưởng tới mình thế nào.
Open environment: Big4 Việt Nam được thừa hưởng văn hóa nước ngoài nên các anh chị senior và manager khá là open trong việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức. Nếu ra ngoài industry, các em sẽ chủ yếu tự mò mẫm, tại Big4, các em có thể hỏi anh chị đi trước hoặc sử dụng thư viện Global – nơi chứa kiến thức của các trụ sở khác của công ty trên khắp thế giới.
Chance to work abroad: Cái này thì bây giờ đang Covid nên có thể không applicable lắm, nhưng mà tại một số Big như Deloitte, nếu các em là nhân viên xuất sắc, sẽ có cơ hội được transfer sang Mỹ, Úc vài năm theo chương trình transfer nội bộ của công ty.
Peer competition: Ai đã vào được Big4 thì đều là người giỏi, do đó tính cạnh tranh khá cao mà headcount thì không nhiều. Các em phải luôn phát triển bản thân, không ngừng thay đổi nếu không muốn bị đào thải.
Tại sao không nên vào Big 4?
Working hour: Big4 ở Việt Nam hay ở nước ngoài thì giờ làm việc đều có điểm chung: sấp mặt làm việc. Sẽ có 2 hình thức: làm việc theo mùa busy season như audit, tax và làm việc theo dự án như consulting, advisory. Dù là hình thức nào thì khi bận, chuyện thức đến 3-4 h sáng làm việc rồi 8-9h đi họp khách hàng là khá bình thường.
Salary: Big4 Việt Nam không trả như Big4 ở nước ngoài, nên thường các vị trí dưới manager lương sẽ khá thấp, kể cả OT thì cũng không bằng được các vị trí entry khác trong industry.
Stress: Stress do working hour, do deadline, do đồng nghiệp và sếp tại Big4 khá là cao do phải luôn deliver result đúng hạn với best quality mà một lúc có thể có nhiều deadline và deadline nào cũng quan trọng.
Làm thế nào để vào Big 4?
Big4 có 2 hình thức tuyển: - theo batch và theo position.
Theo batch thường sẽ tuyển cho audit, tax để onboard vào các đợt tháng 6, tháng 10…
Theo position thì Big4 tuyển quanh năm suốt tháng.
Để vào Big4, các em sẽ phải trải qua ít nhất là 4 vòng. Dù là vòng nào thì Big 4 nhấn mạnh vào các yếu tố: critical thinking, teamwork, communication skill và business senses. Tiếng Anh là điều kiện bắt buộc tại Big4 nhé. Các em đã từng intern sẽ có cơ hội pass cao hơn so với người chưa đi làm bao giờ.
_______________
Trên đây là phần chia sẻ của anh Khôi Nguyên về trải nghiệm của anh tại môi trường làm việc Deloitte.
Định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân luôn nằm trong top những mối quan tâm hàng đầu của người trẻ hiện nay - đặc biệt là thế hệ GenZ. Dù bạn dự định theo đuổi một lĩnh vực hay nhắm tới vị trí trong bất kỳ tổ chức nào, chuẩn bị cho mình đủ hành trang tri thức và kỹ năng, biết nắm bắt các cơ hội và đặc biệt, có cho mình những người đồng hành trên con đường sự nghiệp luôn là lợi thế.
Theo dõi thêm các bài viết để sớm tích lũy kinh nghiệm cho mình trên hành trình sắp tới bạn nhé!
Các mentor có thể bạn quan tâm
Chương trình mentoring của Bùi Hồng Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề
Mentori Vietnam
07-11-2021