DEAL LƯƠNG KHI PHỎNG VẤN - KHÔNG PHẢI 1 BƯỚC MÀ LÀ 1 HÀNH TRÌNH!
Bài viết là chia sẻ của chị Nguyễn Hà Thảo - Creator tại Go Keysky, đồng thời là Mentor tại Mentori.
Facebook: Go Keysky
Youtube: Keysky Nguyen
KẾT NỐI NGAY VỚI CHỊ THẢO TẠI ĐÂY!
________________________________
Chia sẻ này nhằm giúp bạn có những kiến thức hữu ích và thực tế nhất khi chuẩn bị, nói chuyện và thuyết phục nhà tuyển dụng từ bước tìm hiểu 1 vị trí cho đến khi ra 1 con số nhất định.
Mình là Thảo, tốt nghiệp ngành Nhân Sự, UEH. Mình đã có 5 năm kinh nghiệm đi làm tại mảng HR, đặc biệt về Talent Acquisition và Employer Branding, trong đó có 4 năm tại tập đoàn đa quốc gia, 2 năm làm tại vị trí Talent Acquisition Manager. Hiện tại, Thảo đang mong muốn phát triển để trở thành 1 Content Creator, muốn chia sẻ về các hành trình, trải nghiệm, những kiến thức và cuộc sống xung quanh, đặc biệt trên Youtube nho nhỏ Go Keysky.
Các bạn có thể kết nối với mình tại đây.
CHIA SẺ 1: CHUẨN BỊ TÂM THẾ KHI DEAL LƯƠNG.
Thứ nhất, khi đi ứng tuyển, với vị trí là 1 ứng viên, mọi người thường không chủ động khi deal lương, tâm lý sợ đòi hỏi, sợ bị "lật kèo", mình là người đi làm công ăn lương, thiếu dữ liệu ra quyết định cho 1 con số, càng suy nghĩ lại càng sợ và cuối cùng thì thôi, công ty offer như thế nào mình chấp nhận như thế.
Sau khi đi làm 1 thời gian thì bạn đánh giá giá trị công ty trả không xứng đáng với giá trị mình bỏ ra! Lúc đó giải quyết như thế nào? Nghỉ việc hay xin deal lương lại?
Vâng, lại chào mừng bạn về lại hành trình deal lương. Bây giờ, tìm hiểu lại hành trình 1 tí.
Khi đi deal lương, đầu tiên là ”chỉnh” lại tâm thế của bạn, rằng việc mình lên tiếng về việc deal lương là bình thường, là quyền lợi của bạn.
Nếu bạn không tự đòi hỏi quyền lợi của bản thân mình thì dĩ nhiên sẽ không có ai giúp bạn trong deal lương cả.
Nếu không tự bảo vệ quyền lợi của mình thì không những chuyện deal lương mà sau này đi làm sẽ còn rất nhiều chuyện bạn không dám đứng lên vì quyền lợi của mình và nó như 1 vòng luẩn quẩn, làm cuộc sống công sở của bạn khó khăn hơn, drama hơn.
Thứ 2, nếu bạn không tin những đều bạn nói, không chuẩn bị tâm thế thì dĩ nhiên ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng theo. Khi bạn tự tin, ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện với nhà tuyển dụng về hành trình deal lương này cũng sẽ đi theo. Còn lúc không tự tin thì mắt đảo, tay ra mồ hôi, giọng run, chân bủn rủn. Lúc đó, bạn chắc chắn sẽ không có được 1 hành trình deal lương như mình mong muốn. Đặc biệt, những người làm Nhân sự có tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể sẽ “chớp” ra những điểm này và nắm “thóp” rằng bạn không tin những gì bạn nói.
HÀNH TRÌNH DEAL LƯƠNG CỦA BẠN CHƯA BẮT ĐẦU ĐÃ DỪNG LẠI.
Chia sẻ gửi riêng đến các bạn sinh viên mới ra trường,
Thường mấy bạn nghĩ, sinh viên mới ra trường thì thường hay e ngại khi deal lương, suy nghĩ rằng mình chưa tạo ra giá trị gì đâu, cứ làm đã, lấy kinh nghiệm rồi tính sau, xong vào làm mới thấy là lương bị ép (có 1 số công ty như vậy mọi người à), thậm chí bị bóc lột luôn ấy) thì hãy nghĩ theo Framework ASK ngay từ khi còn ngồi học ở nhà trường:
Framework ASK
Dù mới ra trường nhưng nếu đã có sự chuẩn bị, hiểu được các yếu tố nhà tuyển dụng cần ở mỗi ứng viên, bạn sẽ có những điểm như bên dưới để nói chuyện với nhà tuyển dụng, trao đổi về giá trị mình tạo ra, khi nhà tuyển dụng lựa chọn bạn là người ta đã thấy bạn phù hợp với vị trí và có khả năng đáp ứng nhu cầu công việc, thấy được tiềm năng của bạn trong tương lai, không phải mới ra trường là phải bắt buộc chịu bị ép lương hay không có quyền deal lương. Đây cũng là 1 cách giúp bạn đánh giá về giá trị bản thân trên thị trường việc làm. Chứng mình với Nhà tuyển dụng là mình xứng đáng.
A (ATTITUDE): 1 thái độ tốt, thái độ cầu tiến, dám nghĩ dám làm, chịu trách nhiệm. Trẻ trung, năng động....
S (SKILL): những kĩ năng cần để làm 1 công việc, kĩ năng về tiếng anh, kĩ năng giao tiếp, xử lý, sắp xếp công việc, chịu được áp lực ( hay độ LỲ ĐÒN)....
K (KNOWLEDGE & EXPERIENCE): Kiến thức, kinh nghiệm khi bạn học ở trường, khi bạn đi thực tập, hoạt động đoàn hội, nhóm. Không phải chỉ đi làm thực tế thì mới có kinh nghiệm. Nói chuyện bằng SỐ. Thay vì chỉ BIẾT thôi thì hãy cố HIỂU vấn đề, GIẢI THÍCH được.
Nếu chưa có cái gì so với vị trí bạn mong muốn thì bắt tay vào tìm hiểu, học hỏi dần. Học rồi hỏi trong network để từ Biết thành Hiểu , Giải thích cũng là 1 cách được đánh giá cao chứ không phải chỉ đi làm mới là thoả yếu tố kinh nghiệm.
“THE BIGGEST SALARY NEGOTIATION MISTAKE is NOT NEGOTIATING AT ALL”
NÊN HÃY THAY ĐỔI TÂM THẾ KHI ĐI DEAL LƯƠNG, CHỦ ĐỘNG, TỰ TIN HƠN. LÀM SAO THÌ BẠN ĐỌC TIẾP NHEN…
CHIA SẺ 2: DÀNH THỜI GIAN ĐỌC NHỮNG NGUYÊN TẮC VỀ THUYẾT PHỤC.
Vì đi deal lương là đi thuyết phục nên hãy dành thời gian đọc những kiến thức về thuyết phục, những kiến thức này không những giúp bạn khi deal lương mà sau này khi bạn đi làm, bạn sẽ áp dụng để thuyết phục Sếp, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác. Nhìn nhận thế giới này những Marketer dùng thuật gì để thuyết phục bạn mua hàng, ra quyết định…
Cuốn sách mình giới thiệu là 6 nguyên tắc về thuyết phục.
Bạn có thể tìm bản tiếng Việt ( Những Đòn Tâm Lý Khi Thuyết Phục) or cứ xem qua 1 video summary trên Youtube chia sẻ là okay.
Mình sử dụng 2 nguyên tắc trong sách này vào hành trình deal lương để bạn thấy rõ hơn điều mình vừa chia sẻ.
1. Sử dụng NGUYÊN TẮC LIKING, 1 trong 6 nguyên tắc của cuốn sách vào hành trình deal lương.
Liking: The more you like someone, the more you'll be persuaded by them.
Nguyên tắc này dịch ra nghĩa là bạn có khả năng bị ảnh hưởng/thuyết phục nhiều hơn bởi những người bạn quan tâm.
Vậy nếu bạn làm tăng sự thích thú, quan tâm của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đối với bạn thì việc bạn thuyết phục họ đồng ý với con số bạn đưa ra sẽ dễ dàng hơn.
Làm sao sử dụng trong hành trình deal lương:
Sử dụng những câu hỏi theo phương pháp 4Cs khi đi phỏng vấn mà mình đã chia sẻ ở bài post trước để tăng mức độ kết nối giữa mình và bên nhà tuyển dụng, bên chuyên môn.
Khi bạn tạo cho nhà tuyển dụng, bên chuyên môn những trải nghiệm thú vị trong hành trình phỏng vấn, bạn kết nối họ bằng các câu hỏi và câu trả lời bộc lộ năng lực, cá tính của bạn thì người ta sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn khi bạn thuyết phục.
Điều này dựa hoàn toàn trên nguyên tắc Liking của Dr. Robert B. Cialdini trong sách Influence: The Psychology of Persuasion nhen, mình áp dụng vào deal lương).
Có 3 yếu tố làm tăng Liking:
(1) Người ta thích bạn như 1 cá thể ( thích ở đây xin được hiểu hông phải yêu đương, thảo mai gì) mà là việc bạn làm người ta hiểu bạn hơn trong qúa trình phỏng vấn như 1 ứng viên.
(2) Bạn khen người ta một cách chân thành chứ hông phải thảo mai.
(3) Bạn và họ có chung 1 mục tiêu ( tìm đúng người, đúng việc, đúng thời gian).
Ở các câu hỏi 4Cs thì mình dùng cách (1) và (2).
The more you like someone, the more you'll be persuaded by them.
Ví dụ 2 nhen:
SỬ DỤNG NGUYÊN TẮC SẢN PHẨM CÓ GIỚI HẠN khi thuyết phục.
Scarcity is the perception that products are more attractive when their availability is limited.
“Giá trị của Bạn” trên thị trường lao động sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi “giá trị” bạn cung cấp là khan hiếm.
Trong hành trình deal lương hãy luôn tạo cho mình ít nhất 2 lựa chọn có thể để tối ưu hoá việc deal lương, xem lựa chọn nào là phù hợp với những mục tiêu mình đề ra. Đừng phụ thuộc quá vào nhà tuyển dụng.
Đi làm luôn nâng cao giá trị của bản thân bằng việc học hỏi, đổi mới thì giá trị của bạn ngoài thị trường cũng sẽ được tăng cao.
Thay vì phải đi deal lương từng đồng với nhà tuyền dụng thì hãy làm bản thân mình trở thành 1 món hàng “đặc biệt”, “khan hiếm” thì thị trường sẽ tự động mong muốn có bạn.
Bạn còn có thể say No với những công ty, nhà tuyển dụng bạn nghĩ không trả xứng đáng giá trị sức lao động của mình. Cả khi bạn đi ứng tuyển công việc mới hay đang đi làm ở công ty hiện tại.
Bạn đi làm là 1 cuộc trao đổi giá trị giữa doanh nghiệp và bạn.
Không 1 ứng viên nào là quan trọng tuyệt đối cho 1 công ty và cũng không hề có doanh nghiệp nào độc quyền trên thị trường việc làm. Thuận mua thì vừa bán.
CHIA SẺ 3: Một số Tips KHI ĐI DEAL LƯƠNG.
CHIA SẺ RANGE LƯƠNG thay vì số cụ thể
Từ khi ứng tuyển cho đến khi được báo "Em rất phù hợp với vị trí bên anh/chị. Mức lương mong muốn em mong chờ là bao nhiêu?" thì hãy luôn trả lời 1 KHOẢNG ( RANGE SALARY) thì vì đưa ra 1 con số cụ thể. Con số cụ thể này bạn chỉ đưa ra khi nghe câu trên. Vì khi đưa ra 1 con số cụ thể ngay từ đầu lúc ứng tuyển, screen qua điện thoại thì bạn đã tự làm khó mình. Mỗi công việc, mỗi công ty sẽ có chế độ phúc lợi, chính sách phát triển, môi trường khác nhau nên nếu đưa con số cụ thể ngay từ đầu thì khi bạn vừa đi ứng tuyển thì khả năng bạn đổi lại con số này là RẤT CAO sau khi biết thêm về:
Lương tháng 13, thưởng KPI ra sao
Team công ty như thế nào
Cơ hội thăng tiến ra sao
Đóng bảo hiểm theo khung lương nào
Khối lượng công việc...
Nếu bạn đưa 1 con số cụ thể trước đó và đổi lại số khác, chênh lệch nhiều thì chính bạn làm cho nhà tuyển dụng và quy trình tuyển dụng khó khăn hơn, mất thời gian hơn và bạn bị mang tiếng là không thống nhất, nên hãy đưa ra range lương, range lương chênh lệch từ 3-10mil tuỳ theo kinh nghiệm. Ví dụ như 9-13mil, 25-20mil hay thậm chí 60-70mil...Con số cụ thể cuối cùng nên rơi vào khoảng mà bạn đã đưa ra trước đó.
Gôm nhiều thông tin nhất có thể.
Trong đàm phán, ai còn có nhiều thông tin, còn lợi thế.
Nếu nhà tuyển dụng thỉnh thoảng hỏi bạn về mức lương cũ/hiện tại thì bạn có quyền gom thông tin nhiều nhất từ họ để đưa ra quyết định như:
Lương tháng 13, thưởng KPI ra sao
Team công ty như thế nào
Cơ hội thăng tiến ra sao
Đóng bảo hiểm theo khung lương nào
Khối lượng công việc.....
Đóng bảo hiểm ntn
Đi sales thì hỏi thêm về phụ cấp đi lại ra sao..
Chia ra các câu hỏi trong các vòng khác nhau để hỏi, hỏi thân thiện, dùng 4Cs mình đã chia sẻ ở post trước. Đừng để dồn hỏi 1 lần và hãy viết/nói chân thành với nhà tuyển dụng trước là:
Dạ, em biết em hỏi hơi nhiều so với các ứng viên khác nhưng em thật sự là quan tâm về vị trí đã ứng tuyển và muốn biết thêm thông tin để đưa ra 1 con số phù hợp. nhất chứ hổng phải tính em đòi hỏi gì nha anh/chị ơi =))
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các chia sẻ của Thảo ở phần deal lương (Làm sao từ thông tin này có thể ra được 1 con số cụ thể? Deal lương tại sao mọi người lại nói về income/gross/net...) hay các kĩ năng khác thì có thể ghé qua chiếc Vlog bé nhỏ của mình tại Youtube: https://bit.ly/keyskynguyen
Mong rằng chia sẻ nho nhỏ này sẽ hữu ích đến bạn.
__________________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!
Các bài viết liên quan
TRỌN BỘ BÍ KÍP CHO BẠN TỰ TIN DEAL LƯƠNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN - ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG
TOP 10 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN
5 CÁCH GHI ĐIỂM KHI LẦN ĐẦU ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC
CÁC LỖI CẦN TRÁNH TRONG APPLICATION XIN VIỆC
CÁC KÊNH YOUTUBE GIÚP BẠN NÂNG TẦM KỸ NĂNG PHỎNG VẤN
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN THÔNG MINH?
TIPS GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN ĐỂ GHI ĐIỂM ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN
KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TUYỆT ĐỈNH CHO MỖI ỨNG VIÊN
NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG?
7 BÍ MẬT CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG MUỐN BẠN BIẾT!
Các mentor có thể bạn quan tâm