7 YẾU TỐ TIÊN QUYẾT GIÚP BẠN LỰA CHỌN VỊ TRÍ THỰC TẬP PHÙ HỢP

Lần thực tập đầu tiên có tác động không nhỏ tới sự phát triển năng lực cũng như là cơ hội nghề nghiệp sau này của nhiều bạn trẻ. Vậy thì làm thế nào để có một cơ hội thực tập phù hợp giữa vô vàn lựa chọn? Để Mentori giúp bạn với 7 tiêu chí mà bạn nhất định phải "ngó qua"!

1. Ưu tiên môi trường cho bạn vận dụng kiến thức chuyên ngành, “va chạm” thực tế

Yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi chọn thực tập là sức ảnh hưởng từ môi trường làm việc đến bạn như thế nào. Bạn nên chọn một đơn vị, nơi mà sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm quý báu, có thể trở thành bệ phóng khiến bạn nổi bật trong cuộc phỏng vấn xin việc tiếp theo thay vì chọn một cơ hội thực tập nào đó chỉ với mục đích muốn đáp ứng điều kiện tốt nghiệp. Có thể không dễ dàng để tìm một vị trí thực tập phù hợp nhưng những gì bạn nhận được sẽ rất đáng để nỗ lực.

Bạn có thể tìm kiếm các thông tin về môi trường, văn hóa, lộ trình đào tạo, thăng tiến,... của công ty mà mình nhắm tới qua website của công ty hoặc tìm đọc các review, sharing từ các anh chị đã/đang làm việc tại công ty đó trên các hội nhóm chất lượng; những người có kinh nghiệm mà bạn quen biết,...

2. Nơi thực tập uy tín 
Thực tế hiện nay, bên cạnh những công ty tuyển dụng thực tập uy tín vẫn đang tồn tại không ít những tổ chức, công ty tuyển dụng thực tập sinh với mục đích trục lợi, muốn sử dụng nguồn lao động không công để làm những việc vặt, cuối cùng thì các bạn không học hỏi được gì mà còn lãng phí thời gian. Lựa chọn những công ty uy tín sẽ đảm bảo quyền lợi cho bạn, mặt khác với tên tuổi trong ngành sẽ giúp bạn ghi điểm trong CV khi phỏng vấn sau này.

Nhớ xác thực và check độ uy tín của công ty trước khi nộp CV bạn nhé!

3. Xây dựng và mở rộng mối quan hệ của bản thân

Hãy nhớ thật kỹ: “Mối quan hệ cũng là một loại tài sản”. Tìm hiểu kỹ xem không gian thực tập của bạn chủ yếu sẽ bị giới hạn ở một văn phòng duy nhất hay có cơ hội gặp gỡ nhiều người khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp. Sẽ là tốt hơn nếu bạn có cơ hội được kết nối với mọi người ở nhiều phòng ban khác, bởi nếu bạn tạo được ấn tượng tốt với họ, điều đó có thể giúp bạn có được một công việc toàn thời gian sau khi kết thúc đợt thực tập. Ngay cả khi bạn không được nhận công việc chính thức sau đó, những người quen biết tuyệt nhiên trở thành “khối tài sản” mà bạn có thể tận dụng để nắm bắt các cơ hội khác trong lĩnh vực bạn chọn sau này.

4. Thư giới thiệu - Minh chứng cho năng lực cá nhân

Nếu đã thực hiện tốt kỳ thực tập thì liệu rằng bạn có thể có được thư giới thiệu của công ty hoặc nhờ giám sát trực tiếp làm người tham khảo? Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng trong tương lai biết được bạn đã thể hiện tốt như thế nào tại nơi làm việc trước đây và nâng cao cơ hội trúng tuyển. Do đó, nếu một chương trình thực tập không cung cấp điều này, bạn nên cân nhắc tìm kiếm một cơ hội khác.

5. Môi trường làm việc “hợp gout” 

Ngoài các yếu tố trên, hãy tìm hiểu thêm về môi trường nơi bạn sẽ làm việc. Bạn có khả năng ở đó trong thời gian khá dài, vì vậy cần chắc rằng công ty có bầu không khí phù hợp với bạn. Hãy kiểm tra trang web của công ty, mạng xã hội và chú ý đến các dấu hiệu ở giai đoạn phỏng vấn để đảm bảo môi trường làm việc là điều bạn mong muốn. 

6. Đừng “ngó lơ” mức lương hoặc chế độ đãi ngộ

Thường các công ty sẽ không phải trả lương hoặc có các chế độ đãi ngộ cho thực tập sinh nhưng nếu có thì đây là điều rất tuyệt vời. Thay vì trả lương, một số công ty sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý giá hoặc cơ hội phát triển nghề nghiệp (chẳng hạn chịu trả phí để bạn tham dự các hội nghị chuyên ngành)... Những ưu đãi này thường được liệt kê trong mô tả công việc thực tập nhưng nếu không có, đừng ngại hỏi trong quá trình phỏng vấn.

7. Tìm được Mentor có “tâm và tầm”
Có một Mentor phù hợp bên cạnh cũng giống như thói quen uống cà phê buổi sáng - bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc trước mắt. Thay vì mất thời gian và công sức trải nghiệm trực tiếp, bạn có thể học hỏi cũng như nắm bắt được nhiều cơ hội quý báu hơn - dĩ nhiên là không cần "trả giá" quá nhiều. Mentor không chỉ giúp bạn khám phá ra công việc nào phù hợp với định hướng của bạn, giúp bạn liên kết được với nhiều người khác trong công ty và biết được những kinh nghiệm thực tế về ngành nghề với sự hiểu biết ở cấp độ chuyên gia, đồng thời chắn chắn rằng bạn không bị “bỏ rơi” và chỉ được làm việc lặt vặt không liên quan đến chuyên môn.

Người sếp/quản lý trực tiếp đầu tiên của bạn rất quan trọng - nếu bạn tìm được một người sếp tốt, họ sẽ vừa là người sẽ hướng dẫn, nâng bước bạn vượt qua khoảng thời gian bỡ ngỡ ban đầu và góp phần định hướng để giúp bạn phát triển cả chuyên môn, kĩ năng và các mối quan hệ. Nếu bạn chưa thể tìm hiểu nhiều về người sếp tương lai của mình khi muốn ứng tuyển một vị trí nào đó, hãy cứ thử gửi CV và để buổi phỏng vấn trở thành cơ hội giúp bạn "đọc vị người ấy"! Vừa tập trung thể hiện bản thân để gây ấn tượng, vừa chú ý quan sát, lắng nghe nhà tuyển dụng hơn trong quá trình phỏng vấn để phần nào nhận biết được phong cách làm việc, tính cách đặc trưng của "người ấy". Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có chung chí hướng, mindset hay phong cách làm việc hợp "gout" với sếp của mình - hoặc nếu không, hãy cân nhắc các yếu tố khác để đưa ra quyết định phù hợp.

Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn!

__________________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Các bài viết liên quan

LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐÚNG CHUYÊN NGÀNH ĐỂ SAU NÀY KHÔNG LÀM TRÁI NGÀNH?

CHỌN NGÀNH, CHỌN NGHỀ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC LÝ TƯỞNG CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG SẼ NHƯ THẾ NÀO?

15 ĐIỀU TÔI ƯỚC MÌNH BIẾT TRƯỚC KHI ĐI THỰC TẬP (Phần 1)

15 ĐIỀU TÔI ƯỚC MÌNH BIẾT TRƯỚC KHI ĐI THỰC TẬP (Phần 2)

MÁCH BẠN NHỮNG ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC MỖI KỲ THỰC TẬP

HỌC TRÁI NGÀNH, LÀM TRÁI NGHỀ CÓ ĐÁNG SỢ?

CÁC KIỂU THỰC TẬP SINH DỄ "LỌT VÀO MẮT XANH" CỦA NHÀ QUẢN LÝ

 

 

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

Nguyễn Ngọc Chi
Nguyễn Ngọc Chi

2022-02-12 00:38:37

bài viết hay


Thái Phong
Thái Phong

2022-02-11 09:47:00

Tuyệt vời quá ạ


Lại Tuấn Khang
Lại Tuấn Khang

2022-02-05 12:49:17

Hay ạ