4 BƯỚC TỰ TÌM HIỂU NGÀNH NGHỀ CHO BẢN THÂN
Hi mọi người,
Mình là Công hiện đang làm việc tại Unilever.
Trước đây mình từng rất struggle trong việc chọn ngành và chọn nghề, vì thế team Mentori có nhờ mình sẽ share cho mọi người cách làm sao để đối đầu với vấn đề này với công cụ là Google. Mình nghĩ sẽ giúp ích cho mọi người, đặc biệt là các bạn bắt đầu đi tìm công việc dù part-time hay full-time.
BƯỚC 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC VỊ TRÍ TRONG NGÀNH BẠN MUỐN TÌM HIỂU.
Dù bạn đang thích Marketing, Finance hay Supply Chain thì trong ngành này cũng có rất nhiều vị trí và yêu cầu cũng như có tính chất công việc rất khác nhau.
Vì thế để hiểu được một ngành nghề, chúng ta cần biết về các cơ hội nghề nghiệp, các hướng đi có thể có ở trong ngành đó.
Ví dụ bạn đang muốn tìm hiểu về Supply Chain hãy search: “Career Paths in Supply Chain” tương tự nếu là Marketing hãy search “Positions in Marketing”
Thì ở đây mình thử bấm vào kết quả đầu tiên của SC thì nhận được đáp án ở link sau:
https://www.logisticsbureau.com/jobs-and-career-paths-in.../
Rất đầy đủ và chi tiết. Sau khi đọc xong bạn có thể đi đến bước hai.
BƯỚC 2: TÌM HIỂU VỀ BẢN CHẤT CÔNG VIỆC CỦA MỘT VỊ TRÍ BẠN THẤY HAY HO.
Sau khi có một góc nhìn tổng quan về ngành. Việc tiếp theo cần làm là tìm hiểu về bản chất công việc đó xem có giống với những gì bạn đang expect hay không.
Ví dụ, sau khi đọc bài trên mình hứng thú với vị trí Demand Planner thì công việc tiếp theo mình cần làm đó là search :” Demand Planner Job Discriptions”
Bản chất của việc search này là đọc bản mô tả công việc của vị trí DP, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định phần nào thích hay không thích công việc này. Bạn lặp lại bước 3 này cho càng nhiều vị trí thì hiểu biết sẽ càng tăng lên.
Ngoài ra, một số vị trí sẽ khác biệt ở các công ty khác nhau, mình sẽ search thử vị trí này ở một công ty mình thích như “ Demand Planner JD Unilever” thì sẽ giúp mình hình dung rõ hơn bản chất công việc ở công ty mong muốn.
BƯỚC 3: TÌM HIỂU VỀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ LÀM TỐT CÔNG VIỆC ĐÓ.
Bên cạnh hiểu về bản chất công việc, hiểu về các kỹ năng cần thiết cũng là một trong các yếu tố quyết định xem bạn có thể gắn bó lâu dài với công việc hay không.
Ở bước này, mình sẽ search từ khóa của job bên trên như sau :”Demand Planner Skills” hoặc “Demand Planning Manager skills” hoặc rộng hơn “Supply Chain manager skills”
Đọc hiểu từng kỹ năng và tự reflect xem liệu nó có match với sở thích, khả năng của mình hay không.
Ví dụ sau khi search mình đọc được 1 đoạn về skills & knowledges của Supply Chain manager như sau:
1. Information Technology and Automation Knowledge
Before getting into this first section proper, I want to make one essential point, which I’ll expand on later in this article. Supply chain leadership is all about people using technology as a tool. Nothing is more important than working on your people skills if you want to be a successful supply chain leader
Thì nếu như bạn là một người thích technology, thích mày mò các tools thì rất có khả năng bạn sẽ thích SC.
BƯỚC 4: HỌC HỎI VÀ TÌM CÁC CƠ HỘI CHO BẢN THÂN
Việc bạn đang làm Supply Chain không có nghĩa tương lai không thể làm Marketing hay Finances. Hay đang làm Sales thì sẽ không làm được SC
Chỉ cần bạn hiểu rằng công việc bạn hướng đến cần những kỹ năng gì, học thêm và luyện tập những kỹ năng đó ở trong quá trình làm việc thì tương lai khi bước sang công việc mới các kỹ năng đó vẫn sẽ được phát huy.
Trên đây là 4 bước giúp bạn tìm hiểu về các ngành nghề. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bước khác như hỏi những người đi trước và thực tế trải nghiệm công việc để có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất. Cũng đừng ngại tìm hiểu những ngành nghề mới.
Mọi người thấy còn cách nào hoặc muốn hiểu thêm về vấn đề gì có thể comment bên dưới nhé.
Các mentor có thể bạn quan tâm
Bài viết khác của Nguyễn Duy Thành Công
Chương trình mentoring của Nguyễn Duy Thành Công
Bài viết cùng chủ đề
Mentori Vietnam
28-02-2022