CRITICAL THINKING LÀ GÌ? BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG VỀ CRITICAL THINKING?

Là sinh viên, đặc biệt nếu bạn thuộc khối ngành Kinh tế - Tài chính, bạn sẽ cần rèn luyện luyện vài kỹ năng và phẩm chất quan trọng để đảm bảo tốt chất lượng công việc. Một trong số đó chính là Critical Thinking.

Ở Việt Nam, khái niệm "critical thinking" chưa thực sự phổ biến nên không ít bạn không tránh khỏi có nhiều điều chưa biết về kỹ năng tư duy này. Cũng quan trọng không kém gì các kỹ năng mềm khác, "critical thinking" là một trong những phương pháp mới trong tư duy và được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực giáo dục hiện nay trên thế giới. Vậy critical thinking là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống và hiệu quả khi rèn luyện critical thinking, cùng Mentori tìm hiểu thêm nhé!

Critical thinking là gì?

Critical thinking còn được hiểu là "tư duy phản biện" - đó là quá trình phân tích đánh giá, chất vấn các giả định hoặc giả thiết, giúp bạn hình thành cách suy nghĩ và đưa ra quan điểm khi phải giải quyết 1 vấn đề nào đó. Hay nói đơn giản hơn, đây là kỹ năng cho phép bạn đưa ra quan điểm của mình, bạn bảo vệ, chứng minh nó, đồng thời tranh luận với những ý kiến trái ngược.

Tư duy phản biện bên cạnh việc thúc đẩy quá trình suy nghĩ chủ động của bản thân. Còn tác động, làm nâng cao khả năng phản biện ở người khác. Nó như một chiếc kim chỉ nam, hướng bạn vào những tư duy và mục đích đúng đắn.

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng tối quan trọng và xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống. Để năng cao khả năng lập luận, phân tích đa chiều, các bạn phải có khả năng tư duy phản biện. Tư duy phản biện cũng giúp trong việc cải thiện tư duy về sáng tạo, tìm tòi những giải pháp mới lạ để giải quyết các vấn đề cũng như đưa ra các ý tưởng mới. 

Tư duy phản biện có thể được chia thành hai loại

Tư duy phản biện tự điều chỉnh: Trước một vấn đề nào đó, bản thân mỗi người đều sẽ có những ý kiến chủ quan. Những ý kiến đó có thể đúng, hoặc sai. Tuy nhiên, để đánh giá được điều đó, cần phải có tư duy phản biện tự điều chỉnh. Đây là quá trình bản thân mỗi người tự tranh luận với những quan điểm của chính mình trong nội tâm. Chúng ta sẽ tự mình đánh giá, phản bác lại những điều chủ quan trong tư duy bước đầu của mình. Tự hoàn thiện và đưa ra nội dung phản biện hoàn chỉnh nhất.

Tư duy phản biện ngoại cảnh: Trong một cộng đồng, mỗi cá thể sẽ có những cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Từ đó, quan điểm, ý kiến cũng sẽ lệch nhau và có thể sẽ lệch đi so với chân lý. Tư duy phản biện ngoại cảnh được hình thành nhằm giải quyết vấn đề này. Nó được diễn ra theo trình tự 3 bước:

1. Nhận thức: Nhận thức được vấn đề và điều khác biệt của vấn đề. Nhận thức được tổng thể ý kiến, quan điểm của người khác.
2. Đánh giá: Sau khi nhận thức rõ ràng về những điều trong ý kiến phản biện của người khác và của chính mình. Đưa ra những đánh giá khách quan nhất.
3. Phản biện vấn đề: Từ những đánh giá và quan điểm của mình. Phản biện lại những ý kiến sai lệch và đưa thông tin đúng đắn.

 

Tư duy phản biện được chia thành 6 cấp độ
Cấp độ 1: Trình bày nội dung
Việc không nói rõ nội dung sẽ khiến các cuộc họp và trao đổi mất nhiều thời gian mà vẫn không giải quyết được vấn đề. Vì vậy, cấp độ 1 của Critical thinking là nói rõ về một nội dung cụ thể.
Cấp độ 2: Cấu trúc nói
Người nói cần phải diễn đạt và trình bày theo một cấu trúc nhất định để người nghe có thể dễ dàng nắm bắt được vấn đề và không làm mất quá nhiều thời gian trong việc giải thích.
Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản
Tranh luận có thể đến từ hai hoặc nhiều phía với mục đích phản bác ý kiến ban đầu của bạn. Việc bạn cần làm là lập luận khoa học và đưa ra dẫn chứng xác thực để bảo vệ quan điểm hoặc tiếp thu ý kiến của người khác nếu thấy tích cực.
Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả
Nếu không biết tiết chế thì những cuộc tranh luận rất dễ trở thành cãi vã gay gắt. Để tránh được điều đó, các buổi tranh luận nên diễn ra tích cực và mang tính xây dựng, bạn cần nhận định được toàn bộ những giả thiết sẽ được đưa ra sau những ý kiến phản bác và có sự tư duy logic, hiệu quả để có thể phản biện.
Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên
Thực hành thường xuyên giúp bạn tư duy logic hơn khi đánh giá nhận định về một lĩnh vực hay vấn đề nào đó

Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả
Lúc này, trình độ tư duy phản biện của bạn đã đạt đến trình độ ‘’thượng thừa’’, nó đáp ứng đủ những yếu tố như: sự công bằng, can đảm, khiêm tốn, chính trực,...

Vậy làm thế nào để rèn luyện Critical Thinking ở mỗi người?

Khả năng nhìn nhận và phân tích vấn đề của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy rèn luyện tư duy phản biện, phát triển bản thân mỗi ngày theo cách riêng của bạn. Sau đây là những cách chung giúp bạn cải thiện Critical Thinking mỗi ngày:

Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân. Học thêm những điều mới mẻ

Một suy nghĩ sai lầm mà rất nhiều người gặp phải. Đó là người có tư duy phản biện tốt là người nói giỏi. Teky muốn nhấn mạnh lại rằng, ở kỹ năng này, điều được đề cập đến đầu tiên, cũng là điều quan trọng nhất là Tư Duy. Trước khi nói ra, lập luận một vấn đề, cần phải hiểu rõ vấn đề đó. Để có thể có cái nhìn khách quan, tổng quát nhất. Điều đầu tiên phải làm đó là học tập. Không ngừng trau dồi thêm kiến thức của bản thân, đọc sách và rèn luyện khả năng quan sát, đánh giá vấn đề.

Một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về vấn đề sẽ có được kỹ năng tự tin. Đó là điều cần thiết. Ngược lại, nếu thiếu kiến thức nền tảng hay kiến thức chung, tổng quát của vấn đề. Phản biện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí đi vào bế tắc và buộc phải dừng lại.

Đánh giá mọi việc khách quan

Một trong những rào cản lớn nhất của tư duy phản biện đó là suy nghĩ chủ quan. Khi các vấn đề được giải quyết theo hướng cảm tính và quá đặt nặng cái tôi vào đó. Vấn đề sẽ không được mở rộng, phân tích cũng như giải quyết triệt đề. Vì vậy, thay vì suy nghĩ mọi thứ theo hướng cá nhân. Hãy loại bỏ góc nhìn chủ quan mà mở rộng, khách quan trong mọi việc. Từ đó, vấn đề sẽ được xem xét một cách logic, hạn chế rào cản trong phản biện.

Luôn đặt ra giả định và lật lại, xem xét lại vấn đề

Để tư duy phản biện được rõ ràng, chỉn chu nhất. Việc đưa ra những câu hỏi giả định và lật lại vấn đề là điều không thể thiếu. Khi tiếp cận với một vấn đề hoặc một thông tin mới, cần luôn luôn đặt câu hỏi. Các câu hỏi giả định được đặt ra có thể liên quan đến vấn đề, liên quan đến các đánh giá về vấn đề. Từ đó, chủ đề được đưa ra sẽ sâu sắc hơn, hiểu chi tiết hơn.

Câu hỏi giả định có thể liên quan đến đánh giá của bản thân mình. Bạn có thể đưa ra giả định về tính đúng, sai của vấn đề. Đặt thêm nhiều câu hỏi để tư duy của bạn thêm hoàn thiện, hoàn hảo hơn.
Sau khi có những câu hỏi giả định và đưa ra được những đánh giá riêng. Hãy đem vấn đề ra để lật lại một lần nữa. Xem xét chúng theo khía cạnh ngược lại, có thể bạn sẽ tìm thêm được nhiều ý tưởng mới. Thậm chí, có thể phát hiện ra lỗ hổng trong những suy nghĩ, lập luận trước đó.

Kết luận của vấn đề phải được đưa ra dựa trên tình hình thực tế

Trong quá trình tư duy phản biện, có thể sẽ gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trước những phản bác, bạn đừng vội kết luận kết quả. Hãy bình tĩnh và phân tích lại vấn đề một lần nữa theo hướng thực tế. Xem xét sự việc đúng sai dựa trên những điều đã được chứng minh trước đó. Và tự đúc kết cho mình những kiến thức riêng.

Kết luận vấn đề theo cảm tính là điều tối kỵ. Điều này không chỉ khiến những tư duy và kiến thức của bạn bị sai, lệch. Nó còn khiến bạn mất tự tin trong những lần sau đó.

 

_________________
Trong công việc hay cuộc sống, tư duy phản biện luôn hiện hữu ở bất kỳ nơi đâu. Hãy tích cực trau dồi, rèn luyện kiến thức, kỹ năng mỗi ngày nhé! 

Mentori luôn sẵn sàng đồng hành giúp đỡ các bạn với những chương trình Mentoring chất lượng, những thông tin về cơ hội việc làm hữu ích, những chia sẻ từ những anh chị có kinh nghiệm, vì vậy nhanh tay theo dõi chúng mình để cùng phát triển bản thân mỗi ngày: 

Fanpage Mentori Vietnam
Group Mentori Community

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ KẾT NỐI VỚI MENTOR BẠN NHÉ!

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết