TOP 5 DẠNG CÂU HỎI NÊN HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG KHI PHỎNG VẤN
Trong mọi cuộc phỏng vấn, “cửa ải” cuối cùng của nhà tuyển dụng dành cho bạn luôn là: “Em có câu hỏi nào dành cho anh/chị/công ty không?”. Đối với các ứng viên đã trải qua nhiều cuộc phỏng vấn hay ứng viên dày dặn kinh nghiệm, bất kỳ lúc nào họ cũng có sẵn/chuẩn bị trước những câu hỏi dành cho HR, còn những ứng viên lần đầu đi xin việc thì khá ít bạn có thể làm được điều này.
Tại sao bạn nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?
Đôi khi chúng ta cho rằng đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng là không cần thiết: để hoàn thành tốt một buổi phỏng vấn thì chỉ cần trả lời xuất sắc những câu hỏi mà họ đưa ra là đủ rồi. Tuy nhiên quan điểm như vậy sẽ khiến bạn không thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được hết tư duy của mình. Nói “Không” có thể khiến nhà tuyển dụng có những đánh giá thấp về bạn. Trái lại, nếu bạn hỏi được câu hỏi có giá trị, nhà tuyển dụng sẽ thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc và đã có sự chuẩn bị trước kĩ càng. Đồng thời, câu trả lời từ nhà tuyển dụng cũng giúp bạn có một quyết định sáng suốt hơn về việc có nên làm việc ở đây hay không. Một buổi phỏng vấn luôn là một quá trình hai chiều - bên cạnh việc nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phải ứng viên tốt nhất với vị trí tuyển dụng hay không thì bạn cũng cần biết mình có thực sự phù hợp với công việc và có thể thành công ở vị trí mới này hay không đúng không nào?
Hãy xem việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là cơ hội để bạn thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng. Dưới đây là các câu hỏi bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, cùng tham khảo nhé!
1. Những câu hỏi về vị trí ứng tuyển
Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn thật sự quan tâm đến vị trí mà mình ứng tuyển bằng những câu hỏi liên quan đến bản chất của công việc. Điều này đồng thời cũng giúp bạn tránh được những hiểu lầm không nên có sau này. Một vài ví dụ:
- Anh/chị có thể cho em biết về những việc chưa được nói đến trong bản mô tả công việc không ạ? Những kỹ năng, chuyên môn cần có cho vị trí này là gì? (Mặc dù điều này có thể bạn đã biết, tuy nhiên việc bạn lắng nghe từ chính nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đầy đủ và giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất công việc)
- Lộ trình thăng tiến của vị trí này sẽ như thế nào? Anh/chị có thể cho em biết về ưu, khuyết điểm cũng như trách nhiệm của người trước đây đảm nhận công việc này không ạ?
- Để em có thể hiểu rõ hơn về vị trí này thì định hướng mục tiêu cụ thể cho vị trí này là gì ạ? - Vị trí này có chế độ đãi ngộ gì cho nhân viên mới và nhân viên chính thức? Anh/chị có thể cho em biết về thời gian làm việc của công ty nếu em được nhận không ạ?
...
2. Những câu hỏi về Công ty
Đây sẽ là cách để bạn có cái nhìn tổng quát về công ty mà mình đang ứng tuyển.
- Bạn sẽ làm việc ở bộ phận nào, cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, chiến lược của công ty ra sao…
- Văn hóa của công ty là gì? Thế mạnh của công ty là gì? Phúc lợi mà nhân viên được hưởng sau khi vào công ty là gì?
- Anh/chị có thể chia sẻ một chút về mục tiêu phát triển của công ty trong 5 – 10 năm tới được không ạ?
...
3. Những câu hỏi thể hiện sự quan tâm, muốn gắn bó lâu dài với công ty
Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đều muốn biết ứng viên có muốn gắn bó lâu dài với công ty mình không. Chính vì thế, hãy cho họ thấy lòng nhiệt huyết của bạn đối với vị trí này bằng một vài gợi ý về câu hỏi dưới đây:
- Mục tiêu mà em sẽ phải đạt được trong vòng 6 tháng – 1 năm nếu em được tuyển vào công ty là gì?
- Việc đánh giá hiệu suất làm việc sẽ dựa vào đâu?
- Em sẽ phải báo cáo công việc của mình theo tuần hay theo tháng? Ai là người mà em sẽ trực tiếp báo cáo công việc?
...
4. Các câu hỏi về quá trình ứng tuyển của bạn
“Anh/chị có thể cho em xin đánh giá tổng quan về sự thể hiện của em trong buổi phỏng vấn được không? Nếu có thể, hãy cho em biết nhược điểm mình cần cải thiện là gì được không?”
Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về sự thể hiện của bạn, bạn đã thể hiện được rằng bạn là một người cầu tiến trong công việc. Ngoài ra thông qua đánh giá của họ, bạn sẽ có thể đọc vị cảm xúc nhà tuyển dụng xem bạn có lọt vào tầm ngắm ứng viên tiềm năng của họ hay không.
Hãy nhớ, khi nhận những đánh giá dẫu tích cực hay tiêu cực, bạn phải luôn giữ một thái độ tươi tắn và ghi nhận những góp ý này. Cho dù đó không phải là những điều bạn mong muốn được nghe, bạn nhất quyết không được phân bua quá nhiều để phản bác lại ý kiến của họ.
“Anh/chị có góp ý gì về CV và thư xin việc của em không?”
Bạn hãy thể hiện những quan điểm như theo bạn thì CV rất quan trọng để gây ấn tượng đầu tiên và xin được học hỏi kinh nghiệm từ họ. Áp dụng tốt câu hỏi này và mở rộng được những chủ đề liên quan, buổi phỏng vấn của bạn sẽ trở nên rất sôi nổi và gần gũi.
Bạn cũng có thể khéo léo nhấn mạnh thêm vào những kỹ năng mà bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, cũng như cách bạn học được và áp dụng những kỹ năng này vào thực tiễn thông qua cuộc hội thoại này.
5. Câu hỏi về quy trình và thời gian có kết quả ứng tuyển
Hãy luôn kết thúc buổi phỏng vấn bằng việc hỏi về quy trình tiếp theo. Có nhiều công ty sẽ phải mất đến 2 buổi phỏng vấn để xác định xem bạn có phù hợp với vị trí mà công ty họ cần không. Chính vì vậy bạn cần phải biết mình đang ở trong giai đoạn nào của này để không bị rơi vào thế bị động và có thể chuẩn bị tâm lý cho vòng phỏng vấn sau.
- Cho em hỏi khi nào thì sẽ có kết quả phỏng vấn ạ?
- Sau khi phỏng vấn, nếu em pass thì bước tiếp theo sẽ là gì ạ?
…
Lưu ý: Bạn không nên đặt quá nhiều câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể liệt kê ra những câu hỏi mà bạn muốn biết, tuy nhiên không cần thiết phải cố hỏi cho bằng hết, hãy chọn ra những câu mà bạn cảm thấy quan tâm nhất.
Trên đây là những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng mà Mentori đã giúp bạn tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.
Chúc bạn có buổi phỏng vấn thành công tốt đẹp!
__________________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!
Các bài viết liên quan
KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TUYỆT ĐỈNH CHO MỖI ỨNG VIÊN
TIPS GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN ĐỂ GHI ĐIỂM ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN
Các mentor có thể bạn quan tâm
2022-02-06 20:58:06
Bài viết rất đầy đủ ạ !