SOURCING – KỸ NĂNG VÀNG ĐỂ TÌM GÌ CŨNG THẤY
Chào các em, chị là Mai - CEO, Co-founder tại GeoLink - The Digital 3D 4D Maps Technology. Bài viết này chị sẽ chia sẻ về một kỹ năng mà ai cũng nên có - đó là kỹ năng sourcing. Nếu các em có điều gì cần giải đáp, có thể kết nối với chị tại đây nhé!
__________________________
Hôm vừa rồi mình có tư vấn cho một mẹ (hãy gọi là chị H), có con bước vào lớp 7. Chị muốn hỏi về lộ trình đề chuẩn bị cho con đi du học, với điều kiện nhà không có nhiều tiền, muốn con có học bổng ở mức cao nhất có thể (công nhận các cha mẹ giờ chuẩn bị cho con sớm thật đấy).
Chị H có hỏi, bây giờ phải tìm nước nào, trường nào để cho con chuẩn bị nhỉ, đi qua công ty tư vấn du học để họ chỉ cho trường nào được không, tham khảo các anh chị đi trước vào trường nào thì mình đi theo trường đó được không? Đây là một chi tiết rất hay mà mình muốn chia sẻ với các em. Từ đó có định hướng tốt hơn nhé.
Bài học hôm nay, là KỸ NĂNG TÌM NGUỒN CUNG ỨNG (SOURCING).
Đây là một thuật ngữ của thế giới kinh doanh, có nghĩa là kỹ năng kiểm tra, tìm kiếm, lựa chọn, quản lý các nhà cung cấp. Hay nói đơn giản là “kỹ năng tìm nguồn hàng”. Với người làm tuyển dụng là “kĩ năng tìm ra ứng viên”. Mỗi ngành một mục đích, nhưng cái này đòi hỏi cần phải có tư duy tổng hợp, và các chiêu rất thông minh để tìm ra nguồn hàng rẻ nhất, chất lượng nhất, đúng mục đích nhất.
Có một ví dụ mà mình đọc được trên group Mentori, rất ấn tượng vì cách tìm nguồn hàng thông minh.
Công ty Headhunt của bạn cần săn nhân sự cho các công ty lớn, ngành Định phí bảo hiểm (Actuary), do ở Việt Nam không có chương trình nào đào tạo Actuary, chỉ có du học sinh từ nước ngoài về thôi. Từ đó, bạn nghĩ ra cách tìm tất cả các ngành học Actuary của tất cả các trường ĐH trên thế giới và… tìm những sinh viên có tên Việt Nam.
Danh sách lúc này đã rất trúng đích, bạn chỉ cần liên lạc và thuyết phục ứng viên. Chứ bạn không chỉ thả một tin tuyển dụng vu vơ và chờ đợi ai đó đạt đúng tiêu chí gọi đến.
Ví dụ khác, một chị bạn của mình kinh doanh, chị có một tài năng là luôn luôn tìm được nguồn cung cấp gốc của gốc, luôn đến được tận nhà máy sản xuất, thậm chí đến được cả nguồn cung cấp nguyên liệu, không bao giờ phải mua qua trung gian, với chất lượng cao nhất với giá tốt nhất. Nghĩa là chị nắm rõ được cả chuỗi cung ứng. Đối với doanh nghiệp, đó là mấu chốt sống còn, để có thể chủ động nguồn hàng.
Với người tìm học bổng du học như chúng ta thì đây chính là “kỹ năng tìm trường và ngành học chuẩn”.
Việc tìm sai, chọn bừa khá nguy hiểm, bởi mình chứng kiến nhiều trường hợp thông qua môi giới, hoặc qua giới thiệu chọn nhầm, mà không chọn được trường tốt, được đưa về 1 trường hẻo lánh xa xôi, trường chất lượng kém.
Dù rất ngại mồm kể chuyện cá nhân, nhưng hôm nay đành lôi ra kể ví dụ vì không có ví dụ khác về chuyện này, mong các em thông cảm.
Hôm xưa mình quyết định đi du học, mình chỉ muốn đi Châu Âu, chắc vì mê văn hoá, kiến trúc, lịch sử Châu Âu, và chắc là vì được đi du lịch tự do giữa các nước không cần visa. Mình đã dành khoảng 3 tháng, lọc tất cả các nước Châu Âu. Trong mỗi nước, lọc tất cả các trường dạy ngành kinh doanh bằng Tiếng Anh. Rồi lọc từng khoa, xem từng môn học có phù hợp với tiêu chí của mình hay không. Từ 1000 trường, rút xuống 100 trường, rút xuống còn khoảng 30 trường để nộp hồ sơ vào. Rồi lại một cuộc lọc tương tự với tất cả các loại học bổng (ngoài HB chính phủ, còn có HB của khoa, của vùng, của các quỹ, của từng trường, của từng giáo sư…). Nếu không tìm kĩ, thì sẽ bỏ sót cơ hội có học bổng. Từ hai danh sách trên, khớp vào nhau mới ra một danh sách cuối chuẩn để nộp hồ sơ vào.
Mình nghĩ mình làm đầy đủ và khoa học, chắc chắn không thể “lọt lưới” bất cứ một cơ hội nhỏ nhất nào. Sau đó, mình còn tìm trường hộ cho một số bạn, và được các bạn trả tiền công cho nữa, ahihi. Chắc vì biết lọc thông tin tài quá.
Quay lại câu chuyện của chị H ở trên, mình nói chị không nên giới hạn bản thân của con khi nghe theo người đi trước học trường nào thì mình học trường đó, hoặc chọn bừa dựa theo gợi ý rất giới hạn từ trung tâm tư vấn du học. Hành trình sourcing là một hành trình thú vị, và nếu con làm được điều đó, thì sau này con sẽ có kĩ năng tìm kiếm thông tin và tự học rất tốt. Đừng nên bỏ phí cơ hội tự làm.
Chuyện hôm nay hết rồi. Chúc các bạn làm gì cũng thành công nha.
Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn!
__________________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!
Tìm hiểu thêm về các kỹ năng mềm khác cho sinh viên:
TƯ DUY PHẢN BIỆN – SUY NGHĨ CHÍN CHẮN GIÚP BẠN THÔNG MINH HƠN
CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN HAY QUẢN LÝ NÓ THẬT TỐT?
KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI - THẾ NÀO LÀ ĐẶT CÂU HỎI ĐÚNG?
PROBLEM SOLVING LÀ GÌ? TẠI SAO AI CŨNG NÊN BIẾT KỸ NĂNG NÀY?
CHÚNG TA ĐÃ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CHƯA?
Các mentor có thể bạn quan tâm
Bài viết khác của Mai Mai
Chương trình mentoring của Mai Mai
Bài viết cùng chủ đề
Mentori Vietnam
27-07-2021