CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRONG NGÀNH PR TRUYỀN THÔNG MARKETING
“Em đã làm các định dạng content (content format) nào?”
Thông thường rất nhiều bạn sinh viên, mới ra trường bước vào ngành PR, truyền thông, Marketing sẽ lựa chọn (và được dí vào) vị trí viết content. Do việc này rất tỉ mẩn, cần nhiều thời gian, vừa tầm năng lực, và là xuất phát điểm cho những bước tiếp theo của nghề. Đôi khi, các bạn lựa chọn nghề content để theo đuổi vì đam mê. Vậy thì bài này, dành cho những bạn như vậy.
Trong phỏng vấn, khi được đặt câu hỏi này, hầu hết các bạn sẽ kể một số định dạng content như:
- Viết post Facebook
- Viết bài SEO website
- Viết bài PR đăng báo
Đây là 3 loại phổ biến nhất mà hầu hết các bạn trẻ/ sinh viên đã trải qua. Nhiều người rất tự tin nghĩ chỉ có 3 loại content đó trên đời, là đủ võ rồi, và cho rằng “em có kinh nghiệm viết lách nhiều và đa dạng”. Thế giới content rộng lớn hơn rất nhiều. Hãy xem hình minh họa sau đây nhé.
- Viết content cho Mạng xã hội: Mỗi MXH lại có một kiểu viết khác nhau (FB, Insta, Tiktok, Twitter, Pinterest…) và các bạn phải quen thuộc với tất cả các cách viết trên nhiều Mạng xã hội để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
- Lên kịch bản seeding cho các forum, mạng xã hội.
- Viết kịch bản cho định dạng video, Vlog (Youtube, tiktok, Vimeo)
- Viết kịch bản các cuộc thi online, offline (competition, quizzes, games, give away…)
- Viết thông cáo báo chí
- Viết bài phát biểu cho lãnh đạo, người nổi tiếng trong sự kiện
- Viết review, rating, chấm điểm
- Viết ebook, tài liệu
- Viết tờ quảng cáo (flyer, brochures, leaflet, banner, standee…)
- Viết bài nghiên cứu (research)
- Viết quy trình làm việc, mẫu, form, biểu báo cáo
- Thiết kế file thuyết trình (PPT, Canva)
- Viết kịch bản sự kiện, webinar
- Viết từ điển, giải thích, định nghĩa các từ chuyên môn
- Viết báo cáo thị trường, sách hướng dẫn sử dụng (whitepaper, manuals)
- Viết case study, điển hình thành công, story
- Viết “kịch bản” infographics và các định dạng hình ảnh khác như meme, gifs (hoặc viết ra thông điệp mình muốn có trên thiết kế, mà không phải là người trực tiếp thiết kế)
- Viết hướng dẫn sử dụng, mô tả sản phẩm, tutorial, demo
- Viết thay cho lãnh đạo (ghost writing) email, thông điệp đến nhân viên, bài phỏng vấn trả lời báo chí, blog công ty, tin tức ngành
- Viết lời nhạc, kịch bản clip có nhạc
- Viết kịch bản podcast, interview, sản xuất nội dung audiobook, podcast,
- Viết tóm tắt, tổng hợp tài liệu, sách
- Viết kịch bản newsletter, kịch bản email marketing cho từng đối tượng khách hàng
- Viết nội dung toàn bộ website (FAQ, Q&A, hướng dẫn, giới thiệu tổ chức, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, website có trang nào phải viết trang đó)
- Sưu tập và biên soạn content từ các nguồn
….
Như vậy có thể thấy, bước chân vào nghề content có quá nhiều thứ phải viết. Khi đi phỏng vấn, các bạn càng trải qua nhiều định dạng content, càng thể hiện bạn đã có kinh nghiệm và có lợi thế.
Nếu các vị trí công việc trước đây chưa cho bạn cơ hội để thực hành các format viết như trên, thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện dự án viết lách riêng của mình, bằng blog, với các định dạng content khác nhau (ảnh, text, video, audio…) trên nhiều kênh mạng xã hội. Không chỉ để xây dựng thương hiệu cá nhân, mà còn giúp mài ngòi bút sắc bén. Chúc các bạn thành công.
Các mentor có thể bạn quan tâm