QUẢN LÝ THỜI GIAN VỚI CÁCH THỨC LÀM VIỆC "CĂNG NHƯ DÂY ĐÀN" CỦA TỶ PHÚ ELON MUSK

Thời gian là thứ công bằng nhất - ai cũng đều có 24h mỗi ngày. Bài toán chỉ là ai sẽ quản lý khối thời gian đó hiệu quả hơn mà thôi!

Elon Musk hiện là người giàu nhất thế giới vào thời điểm hiện tại, khi tài sản ròng của ông vượt mốc 300 tỷ đô la vào đầu tháng 11 năm 2021. Ông là Nhà sáng lập, CEO của SpaceX; CEO, kiến trúc sư sản phẩm của Tesla, Nhà sáng lập của PayPal, Đồng sáng lập Neuralink và Chủ tịch SolarCity. Thành công của những công ty này đã đưa Musk vào danh sách tỷ phú năm 2012 với 2 tỷ USD.

Với những thành công đạt được trong đầu tư, tài sản của Elon Musk tăng một cách đột biến. Và cùng những thành tựu của mình, Elon Musk là một trong những nhân vật ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ông nằm trong danh sách 75 nhân vật ảnh hưởng nhất thế kỷ 21 của tạp chí Esquire, Top 20 CEO quyền lực nhất Hoa Kỳ dưới 40 tuổi, đứng thứ 21 trong Top 100 người quyền lực nhất thế giới năm 2016... Bên cạnh đó ông còn vô số giải thưởng lớn nhỏ liên quan đến lĩnh vực không gian, hàng không.

Chia công việc ra thành nhiều block và thực hiện nó liên tục, phương pháp làm việc này đã giúp Elon Musk cùng lúc quản lý cả các công ty lớn của mình.

Thế nhưng, Elon cũng chỉ như bao nhiêu người khác và ông cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày, vậy làm sao để ông có thể gánh vác được khối lượng công việc lớn đến thế?

Tất cả xoay quanh thời gian biểu cực chặt chẽ của Elon Musk, dậy vào lúc 7 giờ sáng, bỏ ăn sáng và chỉ ngủ khoảng 6 giờ mỗi ngày. Sẽ ra sao nếu chúng ta cũng áp dụng lịch sinh hoạt như vị tỷ phú đáng nể này?

May mắn thay, bạn không cần phải tự áp dụng nó làm gì, một người đã đứng ra "chuột bạch" để chúng ta có được cái nhìn toàn diện nhất khi sinh hoạt như một tỷ phú.

Không điện thoại, xây dựng block 5 phút

Elon Musk không nghe hay gọi bất kì cuộc điện thoại nào khi ông làm việc để dành sự tập trung 100% cho công việc. Ông cũng có một cách thức hoạch định thời gian rất thông minh với tên gọi "5 minutes block", nó cho phép ta làm một số công việc nhất định trong 5' nhưng với điều kiện phải tối ưu hóa 5' này và chỉ làm nó trong 5' mà thôi.

Nhân vật thử nghiệm thời gian biểu kia sử dụng block 5' để làm những công việc như kiểm tra email, lên ý tưởng mới hay những công việc phụ của cô như xuất bản bài viết, chỉnh sửa nội dung ngắn...

Thế còn với những công việc nhiều thời gian hơn thì sao?

Đơn giản thôi, hãy xây dựng thêm nhiều block 5' hơn. Giả sử bạn cần làm một công việc ước chừng khoảng 30', hãy tự cho phép mình có 6 block, chia nhỏ công việc theo từng block và hoàn thiện nó.

Cách thức lên kế hoạch chặt chẽ như vậy không những giúp bạn kiểm soát tốt thời gian, việc chia nhỏ công việc ra cũng khiến cho quá trình làm việc thêm nhẹ nhàng hơn. Hãy thử tưởng tượng bạn phải làm một thứ gì đó trong 30 phút và nghĩ tới 6 đầu việc khác nhau bạn chỉ phải làm trong 5 phút mỗi đầu việc. Tổng thời gian tương đương tuy nhiên cảm giác thực hiện từng block sẽ thấy nhẹ nhàng hơn.

Nhân vật thử nghiệm có lịch làm việc như dưới đây:

8 giờ 50: Tới văn phòng, mở máy tính cùng những phần mềm cần thiết (1 block)

8 giờ 55: Nghĩ ý tưởng cho bài viết mới (4 block)

9 giờ 15: Họp giao ban (5 block)

9 giờ 40: Kiểm tra email (2 block)

9 giờ 50: Bắt đầu viết bài (2 block)

10 giờ: Phối hợp cùng đồng nghiệp chỉnh sửa bài viết (6 block)

10 giờ 30: Gặp sếp để trình ý tưởng về bài tiếp theo (1 block)

10 giờ 35: Uống nước (2 block)

10 giờ 45: Hoàn thiện bài viết để chuẩn bị đưa lên trang (1 block)

10 giờ 50: Đọc nhanh một số trang khác để nắm bắt thông tin, có thêm ý tưởng (2 block)

11 giờ: Kiểm tra email lần nữa (2 block)

11 giờ 10: Gửi email cho nhân vật để hẹn phỏng vấn (1 block)

Bạn có thấy điểm gì trong thời gian biểu này không? Khi áp dụng quy tắc block 5 phút của Elon Musk, chúng ta có thể dễ dàng thấy mình đang tốn thời gian cho những thứ gì nhiều, những gì không đáng có được nhiều thời gian và thứ gì cần nhiều thời gian hơn thế. Nếu áp dụng theo nó và không để những công việc ở block khác lọt vào block hiện tại, khả năng tập trung sẽ được tăng cao và công việc sẽ suôn sẻ hơn.

Điểm khác biệt của Elon Musk là gì?

Tất nhiên vì khối lượng công việc của Elon Musk nhiều hơn rất nhiều, thế nên ông phải hi sinh sự cân bằng giữa công việc với sinh hoạt thông thường. 

Elon Musk bỏ bữa sáng, bữa trưa của ông cũng chỉ diễn ra trong 1 block và nó thường được thực hiện trong buổi họp. Thật sao? 5 phút ăn trưa giữa buổi họp? Đúng thế đấy, Elon Musk làm nó mỗi ngày.

Cách thức của Elon Musk có thể mang lại những tác động tiêu cực tới sức khỏe cũng như tâm trạng của mỗi người. Chúng ta không phải máy móc, ta cần thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tương tác với đồng nghiệp hay đơn giản là chẳng làm gì để đầu óc trở lại với quỹ đạo ban đầu. 

Thế nhưng, Elon Musk làm việc từ 85 tới 100 giờ mỗi tuần, tổng giá trị tài sản gần 20 tỷ USD, có lẽ đó là những thứ mà ông phải đánh đổi, bỏ ăn sáng, ăn trưa cũng như thiếu đi sự tương tác với đồng nghiệp của mình.

Nguồn: Kenh14

Mong bài viết hữu ích với các bạn!

Đọc thêm các bài viết về kỹ năng mềm cho Gen Z:

TƯ DUY PHẢN BIỆN – SUY NGHĨ CHÍN CHẮN GIÚP BẠN THÔNG MINH HƠN

SOURCING – KỸ NĂNG VÀNG ĐỂ TÌM GÌ CŨNG THẤY

CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN HAY QUẢN LÝ NÓ THẬT TỐT?

KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI - THẾ NÀO LÀ ĐẶT CÂU HỎI ĐÚNG?

PROBLEM SOLVING LÀ GÌ? TẠI SAO AI CŨNG NÊN BIẾT KỸ NĂNG NÀY?

CHÚNG TA ĐÃ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ CHƯA?

BẠN CÓ PHẢI NGƯỜI CÓ EQ CAO?

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

Lại Tuấn Khang
Lại Tuấn Khang

2022-02-06 21:01:56

Rất đáng khâm phục