Procurement/ Supply Chain là gì, có phải là công việc “back-office” nhàm chán như mọi người vẫn nghĩ?
Với xuất phát điểm học chuyên ngành Marketing nhưng lại dấn thân vào nghề Procurement/ Supply Chain chị sẽ trả lời câu hỏi bằng một ví dụ dưới đây nhé:
Cùng tưởng tượng nhé: 600 ngàn tỉ đang được chôn đâu đó ngoài biển khơi, để lên kế hoạch tiến vào đại hải trình để tìm kiếm kho báu cần có:
- Sales/Marketing – front line: những người sẽ lên tàu tiến vào đại hải trình.
- Procurement – back office: mua thuyền, mua lương thực, trang bị vũ khí, chuẩn bị vật dụng thiết yếu cho hành trình ấy.
Vậy, Procurement có phải back-office không?
Câu trả lời là ĐÚNG, Procurement là back-office, supporting function nhưng tạo ra giá trị (value), khác với IT/Finance/HR…
Khi vào đại hải trình nhưng không tìm được kho báu 600 ngàn tỉ hoặc kho báu đấy không giá trị như kỳ vọng đề ra thì khoản tiết kiệm chi tiêu ban đầu - Saving (benefit/cost từ đàm phán khi mua hàng) từ Procurement mang lại chính là 1 phần lợi nhuận.
Procurement có nhàm chán không?
Câu trả lời là CÓ và KHÔNG, tùy thuộc vào cách tiếp cận của các em.
CÓ: Nếu các em chỉ nghĩ về Procurement là 1 bộ phận chỉ mua hàng và sourcing (tìm kiếm nguồn hàng) theo yêu cầu của các bộ phận khác.
KHÔNG: Để hiểu nhu cầu của sản xuất và nhu cầu của business, các em sẽ phải làm việc cùng 1 lượng lớn stakeholders (đối tác) cả trong và ngoài công ty để hiểu về sản phẩn/mục tiêu mà công ty hướng tới và Procurement đóng vai trò như thế nào.
Luôn phải tìm hiểu và đưa ra dự báo về giá sản phẩm, giá vận chuyển hàng hóa, giúp tối ưu chi phí, đảm bảo không đứt gãy nguồn cung,… rất nhiều thứ để học tập và phát triển.
Khi luôn tìm được những thông tin để khai thác và phát triển thì chắc chắn công việc sẽ không hề nhàm chán.
Các em thử nghĩ về việc mua lương thực cho chuyến đi tìm kho báu theo các bước dưới đây nhé:
- Xác định nhu cầu của thủy thủ đoàn
- Xác nhận ngân sách thuyền trưởng cho phép tiêu
- Tìm kiếm sourcing giá cả mặt hàng trên thị trường (thị trường cung ứng)
- Đấu thầu (so sánh báo giá, lựa chọn nguồn mua/nhà cung cấp)
- Đàm phán và ký kết giao kèo (hợp đồng)
- Nhận giao hàng
- Thanh toán
Rất nhiều thứ phải tìm hiểu, và làm khi làm ở Procurement đúng không? Ngoài những kiến thức được học ra thì các em có thể được phát triển 1 số kỹ năng như là:
- Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ
- Phân tích
- Đàm phán
- Tư duy chiến lược (đặc biệt với các loại hàng hóa mua theo mùa vụ)
…
Hi vọng bài viết của chị sẽ giúp các em thấy có hứng thú hơn và có thể giải đáp được một sốthắc mắc ban đầu của các em về Procurement/Supply Chain nhé.
Các mentor có thể bạn quan tâm