TẠI SAO PHẢI TRẢI NGHIỆM SALES NẾU MUỐN LÀM STARTUP?
- Đi học làm bài tập nhóm, họp bảo vệ dự án trước thầy cô cũng là sales.
- Ra trường đi làm tham gia phỏng vấn công việc cũng là sales.
- Đi làm cần phối hợp với đồng nghiệp, đi ăn với đối tác cũng là sales.
- Làm tốt tới ngày review với sếp để tăng lương hay thăng tiến cũng là sales.
- Thậm chí khi đi hẹn hò, đi ăn đi chơi cũng ngập tràn những khoảnh khắc cần chúng ta “sales” để đạt mục tiêu tốt nhất.
- Sales giúp ta học cách hiểu về khách hàng: là “tiền tuyến” của công ty, sales sẽ có nhiều cơ hội tương tác trực tiếp, nắm bắt nhu cầu và tâm lý của khách hàng để có cách tiếp cận, tư vấn phù hợp nhất. Và để tư vấn tốt, chắc chắn sales sẽ cần là người hiểu rõ về sản phẩm, thị trường, khách hàng của công ty hay thậm chí là của cả ngành. Mỗi sản phẩm, dịch vụ, mỗi phân phúc khách hàng, lại có nhiều “chiêu sales” khác nhau, nhưng chắc chắn phải đi từ cái gốc mang tới được cho khách hàng thứ họ thực sự cần.
- Sales giúp ta hiểu bức tranh kinh doanh tổng thể của một doanh nghiệp: làm sales không có nghĩa chỉ là làm sales. Sales sẽ cần phối hợp với Marketing để cùng đạt mục tiêu kinh doanh; phối hợp với Product để cải tiến sản phẩm liên tục, mang lại những sản phẩm ngày càng tốt hơn cho khách hàng; phối hợp với Customer services hay Operation để làm mượt trải nghiệm khách hàng sau sales; phối hợp với Finance để hoạch định kế hoạch tháng/quý/năm; hay trao đổi thường xuyên với Ban giám đốc về những biến động thị trường và ngành để có những bước đi phù hợp. Do đó, ở vị thế sales, bạn sẽ được tương tác với hầu như tất cả các phòng ban và từ đó được học nhiều hơn, nhìn rộng ra để có thể nắm tổng quan về vận hành cả doanh nghiệp.
- Sales giúp ta “thực tế” hơn: các nhà khởi nghiệp nổi tiếng là “mộng mơ”. Tất nhiên điều này không có gì sai, bởi nếu không có giấc mơ đủ lớn, đam mê đủ cháy, mấy ai đủ dũng cảm bước ra khỏi vòng cạm bẫy ngọt ngào của “tiếng ting ting mỗi tháng” và “cảm giác ổn định” dễ gặp của công việc làm công ăn lương để ra startup. Nhưng nếu giấc mơ mà không đi kèm với góc nhìn đủ thực tế về vấn đề, sản phẩm, thị trường và khách hàng; nhà khởi nghiệp dễ sa vào bẫy xây dựng ra những sản phẩm không có ai sẵn sàng trả tiền hoặc có quá ít người sẵn sàng trả quá ít tiền, không đủ để hình thành một startup. Cảm giác cầm đồng hoa hồng đầu tiên sau một deal sales thành công, lẫn cảm giác khó chịu vì bị từ chối hàng trăm lần từ khách hàng mặc dù mình đã rất cố gắng và có niềm tin vào sản phẩm đang bán, sẽ là tiền đề vững chắc để các entrepreneur cân bằng được giữa “giấc mơ” của mình với “thực tế thị trường” trong tương lai.
Các mentor có thể bạn quan tâm