PREP TO BIG4: CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG VÒNG PHỎNG VẤN
Bài viết là chia sẻ của anh Phạm Hoàng Lân, hiện là Financial Analyst tại VNDirect Securities JSC.
“Chào các em, tiếp sau bài trước, bài này sẽ giới thiệu sâu hơn về các câu hỏi phỏng vấn, các em tham khảo nhé.
Các câu hỏi phỏng vấn của cả bốn BIG đều khá giống nhau. Tuy nhiên các em cần tìm ra được các trả lời làm sao cho thực sự nổi bật bởi vì đơn giản là nếu không nổi bật sẽ khá khó để được thư mời (job offer).
Trước hết thì anh muốn chia sẻ một chút về mong muốn của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn Thực tập sinh (Intern). Cái họ muốn nghe là câu chuyện của chính cuộc đời các em, những thứ khiến em khác biệt với mọi người, những kinh nghiệm giúp em thành ứng viên ưu tú hơn và những nhân tố tạo nên con người, tính cách của em. Họ tìm kiếm những ai chứng tỏ được bản thân là người có cái nhìn sâu sắc, có tư duy toàn cầu (global mindset), tò mò ham học hỏi.
Có 05 (năm) loại câu hỏi thường được hỏi trong các bài phỏng vấn của BIG 4
· Hành vi (Behavioural)
· Truyền thống (Traditional)
· Kỹ thuật (Technical)
· Tình huống (Case Studies)
· Phức tạp (Brainteasers)
Vậy nên là việc quan trọng các em cần làm là chuẩn bị sẵn sàng trả lời cả 05 (năm) loại câu hỏi. Không cần thiết phải học thuộc lòng cả trăm câu hỏi và câu trả lời kèm theo, nhưng với mỗi loại các em nên chuẩn bị các chiến thuật riêng. Anh sẽ nói qua cả 05 (năm) loại câu hỏi, nêu ra khi nào thì chúng thường sẽ xuất hiện, và sẽ liệt kê ra các ví dụ để các em luyện tập trước nhé.
1. Câu hỏi phỏng vấn hành vi (Behavioural Interview Questions)
Câu hỏi hành vi được thiết kế để xác định cách các em sẽ phản ứng ra sao trong một hoàn cảnh cụ thể, khi các em chưa có những kinh nghiệm đáng kể để dựa vào đưa ra quyết định.
Loại câu hỏi này khá đáng lo ngại vì các em có thể bị hỏi về bất cứ thứ gì. Nhưng nếu nhìn mặt tích cực thì có một số cách để các em có được lợi thế khi trả lời.Với những câu hỏi mơ hồ không có đúng có sai, quan trọng là các em biết cách hệ thống và đưa ra một cách tiếp cận.
Lấy một ví dụ như là câu hỏi phỏng vấn sau:
“It can sometimes be a challenge to motivate a team to complete a project with so many conflicting priorities in life. Describe in detail a time when you were successful at achieving results even though you were part of a team that was difficult to motivate. How did you help to set goals and ensure that those goals were met?”
Cách tiếp cận để trả lời:
Trước hết, các em cần chuẩn bị một loạt các câu chuyện, tình huống thú vị bản thân từng trải qua. Anh có thể liệt kê ra một loạt ví dụ như là làm việc nhóm, nghiên cứu, dự án, v.v. Hãy nghĩ về ít nhất 02 (hai) kịch bản. Nếu các em làm tốt điều này, thì em đã có một khởi đầu khác biệt đối với hầu hết các ứng cử viên khác. Kịch bản tốt nhất là các kịch bản chung chung của em có thể áp dụng cho nhiều tình huống, phân tích nhiều khía cạnh, thể hiện nhiều đặc điểm của riêng em. Đây là một cách tiếp cận tốt hơn nhiều so với việc đi thẳng vào luyện tập các câu hỏi hành vi trong đó em sẽ tập trung chứng minh một điểm rất cụ thể.
Bước cuối cùng của chiến lược trả lời câu hỏi phỏng vấn hành vi là chia nhỏ câu hỏi và xây dựng câu trả lời để trả lời từng ý nhỏ đó.
2. Câu hỏi phỏng vấn truyền thống (Traditional Interview Questions)
Em sẽ được mời đến văn phòng, sẽ ngồi xuống với người phỏng vấn và sẽ được hỏi một loạt các câu hỏi như:
“Why PwC over the other Big 4?”
Những câu hỏi này có thể khó trả lời, nhưng như mọi khi, luôn luôn có một chiến lược cho em để áp dụng, đó là tìm hiểu kiến thức nền. Trong bài viết trước anh có nhắc đến việc tìm hiểu về công ty, về yêu cầu công việc, v.v. và nếu em tìm hiểu đủ kỹ thì trả lời những câu hỏi này rất đơn giản. Ví dụ như sau:
“Well, Ms interviewer, PwC works with some of the biggest and best clients and it is led by industry experts in every field. The prospect of working alongside and learning from such influential thought leaders is a highly motivating factor for me. Also, I understand that PwC focuses on promoting diversity which is fantastic and shows real commitment to positive change etc.”
3. Câu hỏi phỏng vấn kỹ thuật (Technical Interview Questions)
Nếu các em viết trong CV là có học ACCA thì sẽ có các câu hỏi về kiến thức Kế toán, Kiểm toán, Thuế.
Nếu các em học chuyên ngành Tài chính thì khả năng cao các em bị hỏi kiến thức về các định chế tài chính, luật tài chính.
Các em có thể dựa vào mạng lưới mối quan hệ của mình để xem những người phỏng vấn trước đó bị hỏi những câu cụ thể như thế nào. Còn trong trường hợp người được hỏi không thể (không muốn) chia sẻ thì các em sẽ có cách khác.
Chắc hẳn các em đều biết Reddit, Ở đó có những diễn đàn đơn lẻ (Subreddit) cho hầu hết tất cả các chủ đề. Các em có thể tìm kiếm các Subreddit về chủ đề kế toán (accounting), tư vấn (consulting) và thuế (tax).
Glassdoor là trang web hữu ích khác có tính năng câu hỏi phỏng vấn độc đáo. Các ứng viên chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn của họ với các công ty khác nhau và họ liệt kê ra các loại câu hỏi phỏng vấn mà họ đã được hỏi. Trong nhiều trường hợp, họ thậm chí còn đưa ra các câu hỏi chính xác được hỏi trong từng lĩnh vực.
4. Câu hỏi phỏng vấn tình huống (Case Study Interview Questions)
Phỏng vấn tình huống cung cấp cho người phỏng vấn một cái nhìn sâu sắc về cách em suy nghĩ/ làm việc dưới áp lực, giải quyết vấn đề và hiểu cả bức tranh lớn và các khía cạnh nhỏ nhất của một vấn đề.
Phỏng vấn tình huống vượt ra ngoài việc kiểm tra kiến thức kinh tế - em được kiểm tra cách xây dựng và truyền đạt một giải pháp rõ ràng, chia nhỏ vấn đề thành các phần nhỏ hơn, phát triển các hướng giải quyết trong thế giới thực và đề xuất các giải pháp tối ưu có thể thực hiện được và thỏa mãn mọi thông tin mâu thuẫn.
Tuy nhiên câu hỏi khó loại này chỉ xuất hiện với ứng viên cho mảng tư vấn (consulting), nên nếu em là ứng viên mảng kiểm toán (audit) thì em không cần thiết tốn thời gian bận tâm loại câu hỏi này đâu.
5. Câu hỏi phức tạp (Brainteasers)
Câu hỏi dạng này là bất cứ điều gì mà người phỏng vấn có thể hỏi em mà không thuộc một trong những loại trên. Những câu hỏi này thường không liên quan và nghe có vẻ hơi điên rồ. Người hỏi đôi khi chỉ mong chờ một câu trả lời độc đáo hoặc thông minh từ em. Rất may, loại câu hỏi này đang trở nên hiếm hơn đặc biệt là trong các cuộc phỏng vấn kế toán hoặc thuế.
Giữ bình tĩnh và suy nghĩ khác biệt một chút, đó là điều tốt nhất em có thể làm. Trong trường hợp khó nhất em có thể làm là nói rằng “tôi không biết.”.
Cuối cùng bên dưới anh sẽ liệt kê ra các câu hỏi thường thấy để các em nếu có thời gian có thể luyện tập cùng nhau.
Link câu hỏi
Chúc các em có sự chuẩn bị tốt nhất để có một cuộc phỏng vấn như ý.
_________________
Các bài viết liên quan
PREP TO BIG4: NHỮNG LƯU Ý CHO VÒNG PHỎNG VẤN
LÀM VIỆC TẠI ERNST & YOUNG (EY) - BIG4 KIỂM TOÁN LÀ TRẢI NGHIỆM NHƯ THẾ NÀO?
THI TUYỂN THỰC TẬP SINH (INTERN) TẠI DELOITTE VÀ PWC - LIỆU CÓ KHÓ?
KHO TÀI LIỆU MIỄN PHÍ DÀNH CHO CÁC BẠN TỰ ÔN THI INTERNSHIP BIG 4 TẠI NHÀ
ĐIỀU GÌ TẠO NÊN SỨC HÚT CỦA PWC - BIG4 KIỂM TOÁN?
TRẢI NGHIỆM LÀM VIỆC TẠI DELOITTE
TRẢI NGHIỆM MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC PwC
BIG4 KIỂM TOÁN - NGOÀI CÁI TÊN, BẠN CÒN BIẾT GÌ VỀ CÁC TẬP ĐOÀN NÀY?
BẮT ĐẦU TỪ THỰC TẬP SINH (INTERN), CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA BẠN SẼ NHƯ THẾ NÀO TRONG BIG4 KIỂM TOÁN?
_________________
Nếu bạn quan tâm tới các chương trình tuyển dụng Big4 Kiểm toán nhưng bạn chưa hiểu rõ về môi trường làm việc, lộ trình ôn thi hoặc đơn giản là muốn lắng nghe những chia sẻ từ các mentor đang trực tiếp làm việc tại đây. Vậy thì hãy tham gia chương trình BIG4 MENTORING ngay bây giờ!
Chương trình có sự tham gia của: 100% các Mentor đến từ 4 tập đoàn Kiểm toán lớn nhất thế giới: PWC, EY, Deloitte, KPMG.
Đăng ký ngay để kết nối với Mentor nhé!
Các mentor có thể bạn quan tâm
Bài viết khác của Mentori Vietnam
Bài viết cùng chủ đề
Mentori Vietnam
11-12-2021