NHỮNG TRẢI NGHIỆM MÀ MÌNH GẶT HÁI ĐƯỢC KHI LÀM PRODUCT MANAGER

Chào các bạn chị là Tường Vi, hiện đang là Product Manager cho Zenyum Singapore. Product Management trở nên phổ biến bởi làn sóng đầu tư vào startup công nghệ 10 năm trở lại đây. Hi vọng chia sẻ của chị sẽ giúp các bạn trẻ hiểu, lựa chọn đúng và có sự chuẩn bị tốt hơn khi đi làm.

Thực ra người làm product hay sales hay marketing cũng có nhiều điểm tương đồng (mình nói được điều này vì mình từng làm cả 3 rồi). Đó là bạn đang cố gắng giải quyết một nhu cầu gì đó của khách hàng. Là một doanh nghiệp thì đó là giá trị cốt lõi mà bạn phải deliver được. Có thể nói xuất phát điểm giống nhau giữa 3 nghề này, tuy nhiên cách thức giải quyết khác nhau. Sales thì present và distribute sản phẩm trực tiếp với khách hàng. Marketing thì thông qua các chương trình, chiến dịch. Product thì thông qua các nền tảng công nghệ mình có.
Một Product Manager cơ bản sẽ cần kiến thức kĩ thuật nhất định để hiểu ý tưởng nào feasible và cần kiến thức business để hiểu giá trị của doanh nghiệp cũng như tầm nhìn của các tính năng, sản phẩm. Vì thế, các bạn có thể là sinh viên khối kỹ thuật đi học thêm 1 khóa kinh doanh hoặc sinh viên kinh tế nhưng đam mê và am hiểu kỹ thuật. Thực tế là điều kiện tuyển dụng Product Manager ở các công ty công nghệ tier 1 như Google hay Facebook thường prefer ứng viên với 2 bằng khoa học máy tính và MBA.
Yêu cầu công việc của một product manager sẽ khác nhau tùy vào từng loại sản phẩm, Có thể chia theo 3 loại: sản phẩm B2C, B2B hoặc sản phẩm nội bộ.
- Product manager của một sản phẩm B2C ví dụ như Youtube thường sẽ theo đuổi số lượng active user (MAU, DAU), tương tác sử dụng sản phẩm (click, duration). Vì thế, họ thường dành thời gian để đọc user insight từ các chỉ số sức khỏe của sản phẩm và triển khai các tính năng cải tiến.
- Sản phẩm B2B, tiêu biểu như Salesforce cũng quan tâm đến các chỉ số này, nhưng Product manager sẽ không dành quá nhiều thời gian cho nó. Người dùng ở đây thường biết họ cần phải làm gì khi truy cập và họ muốn hoàn thành nó nhanh chóng, chính xác. Các sản phẩm B2B cần được set up in a configurable way để mỗi doanh nghiệp có thể tự customize theo đặc thù của mình. Để làm được điều này thì product manager cần nắm vững workflow và xây dựng hệ thống helpdesk hiệu quả.
- Sản phẩm nội bộ là những sản phẩm không rao bán ra thị trường, thường là CRM hay các hệ thống quản lý nhân công, công việc. Ví dụ như Bytedance không dùng Jira để quản lý feature development hay Facebook không dùng G Suite mà dùng Lark - sản phẩm office nội bộ mà về sau được commercialize để bán ra ngoài. Nguyên nhân chính cho quyết định này thường là vì vấn đề bảo mật, tránh rò rỉ data qua third party/outsource company. Product manager phát triển sản phẩm nội bộ giải quyết bài toán nâng cao hiệu suất làm việc của công ty. Vì thế, ở vị trí này, cần nắm rõ mục tiêu của công ty, cách thức làm việc của stakeholders và thường được expect sẽ deliver tính năng nhanh chóng.
Ngoài 3 nhóm chính kể trên, có một số job khác ví dụ như Product Opts tập trung vào việc nâng cao hiệu quả công việc của product manager hoặc Product Marketing tập trung vào việc giúp product manager drives adoption.
Các job đều cần sự định hướng sớm và chuẩn bị kỹ lưỡng của ứng viên vì hiện nay Product Management cũng không còn quá mới lạ, sự cạnh tranh cho mỗi job đã tăng lên khá nhiều trong 5 năm qua.

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết