MÔ HÌNH HRBP VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN CÓ CỦA VỊ TRÍ HRBP
Mô hình đối tác chiến lược nhân sự hay còn gọi là mô hình HRBP (Human Resource Business Partner Model) không chỉ là sợi dây liên kết giữa người lao động với tổ chức mà còn là cầu nối giữa bộ phận quản trị nhân lực với các bộ phận khác, nhằm đạt được hiệu quả kinh Doanh tối ưu. Vậy để trở thành một người làm Đối tác chiến lược nhân sự trong tổ chức, bạn cần những năng lực nào- dưới đây là các năng lực cốt lỗi của một người làm HRBP đã được tổng hợp. Nếu các bạn mong muốn có một lựa chọn cho con đường làm nghề nhân sự của mình, các bạn có thể tham khảo thêm nhé.
1. NĂNG LỰC NHẠY BÉN VỀ KINH DOANH
Business Acumen tạm dịch là năng lực nhạy bén trong kinh doanh. Là khả năng hiểu biết sâu sắc các yếu tố phức tạp khác nhau - những yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp và có khả năng ra quyết định đúng mang lại kết quả theo định hướng tổ chức.
Đối với một #HRBP_Manager, khi nắm vững được Business Acumen thì sẽ có được:
- Phương pháp nắm bắt được mô hình kinh doanh của Doanh Nghiệp (phân khúc khách hàng, sản phẩm..)
- Hiểu rõ được chuỗi giá trị Doanh Nghiệp và vai trò, giá trị của phòng nhân sự vào thành công của Công Ty.
- Hiểu rõ, liên kết được chiến lược và các mục tiêu Nhân Sự phù hợp với chiến lược kinh doanh của Doanh Nghiệp.
=> NẾU HR truyền thống sẽ chỉ chuyên tâm ở vai trò Admin, thì người làm HRBP còn phải có năng lực về Business để qua đó tư vấn chiến lược và mục tiêu nhân sự phù hợp để trình lên BODs.
2. TƯ VẤN THIẾT LẬP CẤU TRÚC TỔ CHỨC VÀ NGUỒN LỰC CHO BUs
Sau khi học BA thì bạn đã hiểu được chuỗi giá trị, chuỗi hoạt động kinh doanh của 1 Công ty/Doanh nghiệp. Để từ đó bạn với vai trò 1 HRBP tham vấn BĐH lựa chọn mô hình quản trị, cấu trúc tổ chức phù hợp với mô hình kinh doanh, mục tiêu kinh doanh.
Cũng từ đó, điều phối và hướng dẫn các HODs phân tích và xác định được chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban, mỗi phòng ban đảm nhận trách nhiệm gì, ở mắc xích nào trên chuỗi hoạt động kinh doanh của Công ty.
Để làm được công việc này thì ngoài kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết môi trường kinh doanh, OD còn phải làm một việc cực kỳ khó đó là phân tích công việc. Phân tích công việc đại khái là làm sao để biết công việc đó làm trong bao lâu và cần những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm gì, công việc này liên quan hay ảnh hưởng đến các công việc khác trong bộ máy công ty như thế nào và công việc đó sẽ mang lại kết quả cụ thể gì cho công ty,… Sau khi phân tích tích công việc xong sẽ xây dựng được hệ thống bảng mô tả công việc và bộ từ điển năng lực cho công ty.
3. TƯ VẤN XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÀNH TÍCH
Quản lý thành tích là năng lực người làm HRBP phải nắm rõ, nó bao gồm các công việc liên quan đến việc xây dựng phương pháp triển khai, phân bổ KPIs cho cá nhân, đội ngũ. Và trang bị các kỹ năng về giao việc và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên: xác lập quy trình đánh giá hiệu quả công việc, kỹ năng và công cụ xác lập mục tiêu cho từng phòng ban, cá nhân.
Năng lực này sẽ giúp nhân viên xây dựng quy chế quản lý việc đánh giá hiệu quả làm việc của chuyên nghiệp và hiệu quả.
4. HIỂU VÀ VẬN DỤNG TOTAL REWARS
Total Rewards là một hệ thống đãi ngộ, khen thưởng tích hợp của một công ty, doanh nghiệp, dành cho nhân viên của họ. Hệ thống này sẽ đáp ứng được sự cống hiến của nhân viên dành cho công ty.
Total Rewards khi được triển khai thành công sẽ mang lại giá trị, lợi ích rất lớn cho cả doanh nghiệp và nhân viên, qua đó giúp các tổ chức xây dựng được một hệ thống lợi ích cho nhân viên một cách mạch lạc, cụ thể. Cơ cấu lợi ích này sẽ thúc đẩy lực lượng lao động cống hiến cho doanh nghiệp.
5. QUẢN LÝ TUYỂN DỤNG
Hiring Management là kỹ năng quản lý tuyển dụng. Thực hiện công việc liên quan đến việc tuyển chọn nhân viên để đáp ứng nhu cầu của phòng ban và doanh nghiệp.
Các năng lực về Hiring Management: xác định năng lực của phòng nhân sự; Phác thảo bản mô tả công việc chi tiết; tham gia vào việc sàng lọc ứng viên; quản lý đội tuyển dụng; đưa ra quyết định tuyển dụng cho ban BOD.
6. TƯ VẤN NĂNG LỰC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
Năng lực Career Development giúp nhân viên xây dựng, lập và quản lý kế hoạch phát triển nhân viên. Việc thiết kế, hoạch định và cung cấp cho nhân viên các nguồn lực, các chương trình đào tạo, các công cụ hỗ trợ phát triển năng lực gắn với mục tiêu nghề nghiệp - không chỉ giúp nhân viên phát triển bản thân mà còn củng cố đội ngũ, phát triển Tổ chức, giúp nhân viên gắn bó hơn với Tổ chức.
7. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỐI TÁC VỮNG MẠNH
Người làm nhân sự được ví như "ghế 3 chân" giữa BOD, các Trưởng phòng ban và Nhân viên. Gắn kết 3 bộ phận này với nhau để xây dựng đối tác vững mạnh.
Nguồn: Bài viết được tổng hơp từ các nguồn liên quan.
Bên cạnh đó, để hiểu hơn về vị trí HRBP, các bạn có thể tham khảo thêm clip “WHAT DOES IT MEAN TO BE A HR BUSINESS PARTNER TODAY? “ Bitesized Learning with Dave Ulrich
Các mentor có thể bạn quan tâm