MẤT ĐỘNG LỰC, TRÌ HOÃN MÙA DỊCH CÓ PHẢI CÂU CHUYỆN KHÔNG CHỈ RIÊNG EM?

#MenteeAsking
Những ngày nghỉ dịch ở nhà, bạn đã làm được những gì để phát triển bản thân rồi?

Hỏi:

Em chào các anh chị ạ, chào các bạn.

Hiện tại em là sinh viên năm 2 (thực ra cũng không hẳn vì em đã kết thúc năm thứ 2 của đời sinh viên rồi ạ, và chuẩn bị bước sang năm 3 vào tháng 8 tới).

Với tình hình dịch Covid như hiện tại thì hẳn chúng ta đều rất mong mỏi được quay trở lại cuộc sống làm việc, học tập offline bình thường. Có lẽ không chỉ riêng em mà các bạn sinh viên khác cũng cảm thấy, chuỗi ngày nghỉ dịch liên miên khiến chúng em bị lỡ khá nhiều thời gian, thậm chí cơ hội, dự định đi làm, thực tập, tham gia các cuộc thi, hoạt động xã hội,... cũng bị trì hoãn, hoặc sẽ phải chuyển sang hình thức online. Bản thân em cũng cố gắng rất nhiều để thích nghi với tình hình này, nhưng dù như thế, trong vòng 1 tháng trở lại đây, em bị slump khá nặng (slump là một giai đoạn khủng hoảng, trì trệ, ít công việc được hoàn thành).

Em biết phần lớn nguyên nhân vẫn nằm ở bản thân em, và em đã cố gắng tìm cách để kéo bản thân khỏi trạng thái này như mỗi ngày chia nhỏ việc ra để dễ hoàn thành hơn, rèn cho mình thói quen tự học, dành thời gian đọc sách... nhưng chỉ được vài ngày thì đâu lại vào đấy. Việc trì hoãn các bài tập ở lớp, đến gần deadline mới làm, lên 1 cái plan rất đẹp và chi tiết để học tiếng Anh nhưng cuối cùng lại vứt xó, hay mỗi cái CV mà mất cả nửa tháng trời vẫn chưa làm xong,... thay vào đó là nằm ở giường cả ngày gặm nhấm sự trì trệ.

Slump về công việc kéo theo slump về tâm lý, thực sự bây giờ em đang cảm thấy khá nản, mơ hồ về động lực của bản thân, giống như kiểu “mình đã lãng phí quá nhiều thời gian và chẳng được cái việc gì”, nhưng không thể tìm được cách nào thoát ra được và tìm cách giải quyết. Nếu mọi người đã từng gặp tình trạng như em, hãy cho em lời khuyên với ạ.

Trả lời:

1. Em nên nói chuyện và chủ động kết nối, giao lưu với các bạn giỏi hơn mình. Áp lực và động lực đồng trang lứa sẽ khiến những dự định của em được thực hiện mà không trì trệ nữa. Còn mặc dù thay đổi sang hình thức online, mọi thứ vẫn đang vận hành rất tốt (cơ hội thực tập, các cuộc thi, networking event, etc.) thậm chí còn ở mức độ nhanh hơn và hiệu quả hơn. (Chia sẻ của chị Thanh Thảo - cựu MT Prudential)

2. Con người ai cũng có lúc này lúc kia, thi thoảng mất động lực là bt nhưng sẽ nguy hiểm nếu cứ lún vào nó mãi. Có 3 cách để tạo động lực:
1) Chơi với nhóm bạn nỗ lực - gọi qua Meet, zoom, chạy bộ, cùng thực hiện 1 challenge... - việc này cực kỳ hiệu quả nhưng thường mn tặc lưỡi bỏ qua.
2) Đọc sách/tiểu thuyết - kiếm những quyển sách về vĩ nhân/ mục đích sống - đọc sách là trò chuyện với tác giả. Suggestion: Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Cách sống, Hai số phận, Tỷ phú bán giày, Dốc hết trái tim, Trên đường băng (cuốn này phù hợp cho sinh viên hơn người đã lớn hẳn)
3. Nghe clip thầy Trần Việt Quân - https://www.youtube.com/watch?v=FXzfJOrL05I
Còn động lực bền vững mạnh mẽ nhất là khi mình tìm được ý nghĩa, lý do để sống, khi đó sẽ không cần quá nhiều ngoại lực bên ngoài như 3 cách trên nữa

(Chia sẻ của anh Nguyễn Quý Tiến - CEO Mentori Vietnam)

3. Đây là những cảm xúc hết sức bình thường mà rất nhiều bạn và cả các anh chị cũng trải qua em nhé, em đã dũng cảm chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ đã là một bước tiến rất tốt nè. Em thử trả lời 1 số câu hỏi:
- Top 3 mục tiêu quan trọng nhất của mình trong hè này là gì? Từ đó thì top 3 quan trọng nhất của tuần này là gì, ngày mai là gì? Mình tạo thói quen hoàn thành được 3 mục tiêu đó, day by day, sau 2 tuần review lại xem sao.
- Chia sẻ mục tiêu của mình với 1 người bạn hoặc 1 nhóm bạn để cùng nhau commit và động viên nhau.
- Review lại những thay đổi đã tạo ra khó khăn cho mình trong thời gian qua: như em có nêu - không có được cơ hội thực tập, không có cơ hội hoạt động xã hội, không quen học online, và thử research xem có phương án thay thế nào hoặc có cách nào để cải thiện điều đó. 

(Chia sẻ của chị Phạm Mai Phương Linh - Co-Founder tại Career Pass Institute USA)

__________________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Đọc thêm các #MenteeAsking khác:

GÓC HOANG MANG CỦA SINH VIÊN SẮP BƯỚC SANG NĂM CUỐI

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN THÔNG MINH?

ĐI TÌM ĐAM MÊ HAY TIẾP TỤC THEO ĐUỔI NGÀNH HỌC - LĨNH VỰC BẢN THÂN KHÔNG HỀ THÍCH?

PEER PRESSURE - PHẢI LÀM GÌ KHI CẢM THẤY BẢN THÂN LÀ KHÔNG ĐỦ?

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết