LÀM VIỆC TẠI ERNST & YOUNG (EY) - BIG4 KIỂM TOÁN LÀ TRẢI NGHIỆM NHƯ THẾ NÀO?

Bạn đang theo đuổi lĩnh vực Tài chính, Cố vấn hay Kiểm toán và có mong muốn vào Big 4 nhưng trong đầu còn “10 vạn câu hỏi”, thắc mắc về cơ hội nghề nghiệp, quá trình ứng tuyển, lộ trình thăng tiến hay môi trường làm việc, văn hóa Big4. Vậy thì hãy cùng lắng nghe chia sẻ của anh Nguyễn Huy Hoàng - Senior Business Consultant tại Ernst & Young (EY) để tìm cho mình những câu trả lời nhé!

Big4 là gì?
Big4 là top 4 công ty Kiểm toán đa quốc gia hàng đầu thế giới, bao gồm Ernst & Young (EY), PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte và KPMG. Theo Tạp chí Tài chính toàn cầu của Mỹ, Big4 được xếp hạng là bốn trong 9 hãng kiểm toán có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới hiện nay. Làm việc trong Big4 chính là mong ước của không ít bạn trẻ, đặc biệt là các bạn đang theo đuổi khối ngành Kế toán - Kiểm toán. 

 

Với câu slogan “Building a better working world”, EY đã và đang xây dựng một môi trường làm việc tốt đẹp hơn, hoàn thiện bức tranh màu sắc về Big4 và khẳng định vị thế là một trong 4 công ty cung cấp dịch vụ nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán – tài chính lớn nhất thế giới. 
EY tên đầy đủ là Ernst & Young, được hình thành do sự sáp nhập lớn trong ngành kế toán giữa hai công ty Ernst & Whinney và Arthur Young & Co vào năm 1989. Đến năm 2013, Ernst & Young quyết định lấy tên thương mại là EY và cũng thay đổi logo thành gam màu vàng xám, tiếp tục hoạt động cho đến ngày hôm nay.

Trong một năm, Big4 nói chung và EY nói riêng thường có hai kỳ tuyển dụng, đầu tiên là kỳ tuyển thực tập sinh (Internship Recruitment Program) vào tháng 8, 9, và kỳ tuyển nhân viên chính thức (Fresh Recruitment Program) vào tháng 3, 4. Mỗi kỳ tuyển dụng đều có tỉ lệ cạnh tranh rất cao, vậy những điều gì đã làm nên sức hút mãnh liệt cho Big4 như vậy? Cùng lắng nghe chia sẻ của anh Hoàng nhé!

“Nếu được chọn ba từ khi nhắc tới EY nói riêng và Big4 nói chung, anh sẽ chọn ba từ gì? Điều gì ở Big4 là hấp dẫn nhất đối với anh và có thể với cả các bạn ứng viên khác?”

“Anh sẽ chọn ba từ là: “học hỏi”,  “phong phú” và… “màu vàng”.
Tại sao lại là “học hỏi”? Vì quãng thời gian ở EY, kể từ bước chân đầu tiên vào làm intern cho tới hiện tại chính là một quá trình học hỏi liên tục, trong đó bao gồm việc tự học từ những chương trình online (nguồn knowledge share dồi dào giữa các công ty thành viên trong mạng lưới tập đoàn - đây cũng là một thế mạnh, sức hấp dẫn của Big4). Ngoài ra còn có các khóa training cũng như việc trau dồi qua quá trình làm việc.

Thứ hai là sự phong phú trong trải nghiệm. Cho tới thời điểm hiện tại, do tính chất công việc của bên Consulting nên hầu như anh chưa làm một job nào lặp lại. Mỗi dự án mới thì đều đòi hỏi việc “học lại từ đầu” - tức là phải có sự chuẩn bị rất kỹ càng.

Còn về “màu vàng” thì… vì tone chính của EY là vàng nên các công việc như làm slide, presentation hay các tài liệu khi làm việc với khách hàng đều gắn với màu sắc này, nên anh có hơi bị… “ám ảnh” một chút.

“Mỗi Big4 thì sẽ có rất nhiều line services (phòng kinh doanh) riêng biệt, anh có thể chia sẻ cụ thể về các line services trong EY cũng như tổng quan mảng Consulting trong Big4 được không ạ?”

“Về tổng quan các line services thì EY bao gồm: Audit & Assurance (chuyên về Kiểm toán), Consulting (Tư vấn), Tax (Thuế) và Transaction (chuyên về tư vấn chiến lược, chuyển đổi tái cơ cấu và mua bán sáp nhập).

Về line Consulting, có một đặc điểm là “khi khách hàng cần gì thì cung cấp cái đó”. 
Consulting thì lại chia thành 3 sub line services: business consulting, technology consulting và people advisory service, trong đó lại chia thành các range nhỏ hơn. Ví dụ trong business consulting, sẽ có tư vấn tài chính, tư vấn quản trị rủi ro doanh nghiệp, tư vấn về chuỗi cung ứng,... Chính bởi vậy nên trải nghiệm sẽ rất phong phú.

Cường độ công việc sẽ phụ thuộc vào tính chất dự án, thời điểm thực hiện dự án trong năm và nội dung công việc đòi hỏi bao lâu. Khi làm dự án thì sẽ có lúc rảnh, lúc bận, nhưng về cơ bản, các em vẫn cần phải biết cách duy trì work-life balance và cần sự kỷ luật cá nhân rất lớn.

“Mỗi tập đoàn trong Big4 sẽ có một thế mạnh riêng của mình. Anh có thể giúp các bạn sinh viên bật mí một chút về điều này không ạ?”

“Thế mạnh của PwC là những công ty FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Khách hàng thường là các công ty con ở Việt Nam hoặc cả tập đoàn (công ty mẹ) trên cả Việt Nam và các quốc gia khác. Ở Deloitte, thế mạnh của họ là những tập đoàn lớn của nhà nước. Vì tiền thân của Deloitte cũng là 1 công ty kiểm toán nhà nước. Khách hàng của EY thì sẽ bao gồm cả tập đoàn nhà nước và công ty tư nhân. KPMG thì khá đa năng.”

“Vậy con đường đến với Big4 của anh thì như thế nào ạ?”
“Thực ra là trước khi vào EY thì anh chưa hề có một ấn tượng gì về Big4 luôn, cho tới khi tình cờ anh được một người quen giới thiệu vị trí Business Consulting tại EY (hồi đó còn gọi là Advisory) thì anh mới bắt đầu tìm hiểu về công ty, về công việc, cũng như tìm đến sự tư vấn của một số anh chị có kinh nghiệm tại EY, rồi anh ứng tuyển thôi. 

Nhìn chung thì so với bên Audit hay Assurance, nhu cầu tuyển dụng Business Consulting sẽ ít hơn - theo kiểu “có nhu cầu thì mới tuyển”. Về quy trình ứng tuyển thì đầu tiên là vòng CV, rồi qua một bài test. Nội dung bài test khá phong phú, bao gồm kiến thức doanh nghiệp cơ bản, kiến thức kế toán, bài luận, câu đố về logic,... Sau đó sẽ là vòng phỏng vấn với các Senior Level của bên Advisory, sau đó thì có thêm một vòng phỏng vấn khác, sau đó thì anh được nhận.

Về lộ trình thăng tiến, mọi người thường bắt đầu từ intern, sau đấy là staff (2 bậc), senior (3 bậc) và manager. Nếu performance ổn định thì thông thường mỗi năm sẽ tăng một bậc, và tương ứng với mỗi kỳ đánh giá performance hàng năm. Có rất nhiều bạn cực kỳ siêu, tài năng, có thể nhảy 2 bậc cùng một lúc, tùy theo performance của bạn ấy.”

“Một ngày của một Business Consultant sẽ diễn ra như thế nào ạ?”
“Một ngày làm việc thường sẽ bắt đầu lúc 8h15 - 8h30, nhưng cũng tùy thuộc vào lịch làm việc của khách hàng - vì công việc đòi hỏi phải match với giờ làm việc của khách hàng. 
Điều đầu tiên sau khi tới công ty là anh sẽ check email, sau đó list ra những việc hôm nay cần follow up là gì. Thường thì anh sẽ dành buổi sáng để trao đổi với khách hàng, sau mỗi buổi họp thì luôn có một phần quan trọng là làm meeting minute. Sau đó nếu có phát sinh thêm câu hỏi hay vấn đề gì thì mình lại đi tìm câu trả lời bằng cách tự research, tìm kiếm trong EY Library hoặc hỏi các chuyên gia. Cụ thể hơn thì hiện tại, tính chất công việc  của anh thiên về “quản trị dự án”. Về cơ bản thì cũng khó để “tiêu chuẩn hóa” một ngày làm việc vì nó phụ thuộc rất nhiều vào tính chất dự án và khách hàng. Còn một điều nữa là business consultant thường làm việc với chuyên gia nước ngoài - còn sự lệch múi giờ nên càng cần sự cố gắng phối hợp về thời gian để làm việc hiệu quả. 

“Sau Big4 sẽ là gì ạ? Giả sử trong lộ trình, anh không có dự định lên Director hay Partner thì sẽ có những cơ hội nào?”
"Thường thì trong mắt các nhà tuyển dụng từ các công ty khác, nhân lực từ Big4 rất chất lượng, họ sẽ “giành giật” bạn từ Big4 luôn, thậm chí ngay cả lúc từ trong công ty, bạn đã được offer. Cũng khó để nói cụ thể định hướng trong tương lai sẽ thế nào, nhưng anh nghĩ rằng, dù em làm gì thì cũng hãy định hướng phát triển năng lực bản thân theo một lĩnh vực cụ thể, thế thì lúc nào cũng sẽ có cơ hội cho em.

Hoặc sau Big4 cũng có thể Big4 - “đi để trở về”! Có những bạn sau khi rời Big4 tới làm tại các công ty khác thì lại thấy “nhớ” môi trường Big4 nên lại về ứng tuyển lại."

“Lời cuối cùng anh muốn gửi gắm tới các bạn trẻ đang có mong muốn ứng tuyển Big4 là gì ạ?”
Bản thân anh cảm thấy rất may mắn khi được làm việc trong môi trường này, có cơ hội được các anh chị dẫn dắt ngay từ những ngày đầu tiên. Anh xuất phát ở Big4 cũng khá muộn do anh học ở nước ngoài, do đó anh cảm thấy việc có những người ở bên cạnh support mình trong công việc là một điều thật sự quý giá - cũng có thể gọi họ là những Mentor của mình. Quả thực Big4 là một môi trường rất thân thiện và mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau.

 

“Các em đừng giới hạn mình trong các “rank” đã được đặt sẵn trong lộ trình thăng tiến”

"Có một điều anh muốn gửi tới các bạn trẻ: các em đừng giới hạn mình trong các “rank” đã được đặt sẵn trong lộ trình thăng tiến. Ở mức intern, em hoàn toàn có thể apply staff, ở mức staff em có thể apply senior, vì công ty luôn sẵn sàng cung cấp cơ hội nếu em chứng minh được năng lực của mình. Vậy thì đừng ngại thể hiện bản thân nhé! Chính những người như vậy mới có thể tạo nên sự khác biệt và sẽ tiến rất xa trong công việc."

“Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ cùng các bạn ạ!”
____________________________
Trên đây là những chia sẻ chân thật nhất về trải nghiệm làm việc tại EY - Big4 Kiểm toán của anh Nguyễn Huy Hoàng - Senior Business Consultant. Nếu bạn có mong muốn ứng tuyển vào một trong 04 “ông lớn” ngành Tài chính - Cố vấn - Kiểm toán này nhưng:

❓Mơ hồ chưa xác định được cơ hội nghề nghiệp, lộ trình công việc khi ứng tuyển vào môi trường làm việc ở Big4.
❓Chưa xác định được lộ trình ôn thi phù hợp? Làm sao để trở thành ứng viên tiềm năng?
❓Muốn được lắng nghe chia sẻ thực chiến từ chính những anh chị làm việc tại Big4 nhưng chưa biết làm sao để có cơ hội mở rộng network với anh chị trong ngành?

Vậy thì hãy tham gia chương trình BIG4 MENTORING ngay hôm nay.
Chương trình có sự tham gia của: 100% các Mentor đến từ 4 tập đoàn Kiểm toán lớn nhất thế giới: PWC, EY, Deloitte, KPMG.
Đăng ký ngay để kết nối với Mentor nhé!

 

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết