LÀM THẾ NÀO ĐỂ HOÀN THÀNH THẬT TỐT 4 NĂM ĐẠI HỌC?

Một năm học mới đã bắt đầu, tất cả tân sinh viên đều náo nức đón chờ một chặng đường mới với nhiều lo toan và hy vọng! Điều gì khiến cho bạn thành công hơn, có được mức lương cao hơn, công việc tốt hơn so với bạn bè cùng khóa?

Đại học là phải học

“Đại” là to lớn, Đại học để dễ hiểu nghĩa là học nhiều hơn. Đại học là môi trường tốt nhất để bạn học những thứ bản thân cho là cần thiết và xã hội cho là có xu hướng phát triển trong tương lai. Học ở đâu? Bạn bè, anh chị đi trước thời Đại học là những nguồn học tập tốt nhất cho bạn, bạn đừng ngại hỏi bạn bè “mày học cái này ở đâu đó, chỉ tao đi học với” hay đừng sợ anh chị đi trước bơ mình mà không hỏi “anh/chị ơi em đang tìm hiểu về ngành kiểm toán, anh/chị có thể giúp em nhìn nhận ngành này chi tiết hơn được không?”

Học ở Đại học không chỉ là kiến thức trên giảng đường mà còn là những kiến thức trong những cuốn sách có liên quan đến môn học, là những kỹ năng mềm như nói trước đám đông, làm việc nhóm…

Tham gia nhiều hoạt động

Bạn có từng nghe nhiều nhà tuyển dụng nhận xét rằng sinh viên ra trường thường thiếu nhiều kỹ năng mềm nên việc đào tạo lại họ là rất khó không?

Vậy làm sao để bạn không là những sinh viên được nhắc như trên? Đó là bạn phải tham gia nhiều, đi nhiều và làm nhiều.

Tham gia gì? Câu lạc bộ, đội, nhóm của trường là nơi bạn có nhiều cơ hội để thể hiện cũng như trau dồi bản thân mình. Đừng “nhốt” mình vào chiếc kén để tự ti ở bản thân. Hãy cho mình cơ hội được giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Đọc thêm: 

LÀM SAO ĐỂ CÂN BẰNG VIỆC HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ?

TẠI SAO THAM GIA CÁC TỔ CHỨC SINH VIÊN LẠI LÀ MỘT ĐIỂM CỘNG?

Tham gia nhiều cuộc thi học thuật của trường hay các tổ chức bên ngoài đều mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Bạn sẽ tự học được nhiều hơn, tự tin hơn và nổi tiếng hơn nữa đó.

Đi nhiều là đi đâu? Đi mùa hè xanh, đi tham gia nhiều hoạt động có tuyển tình nguyện viên của các tổ chức. Bạn chỉ có đi nhiều mới khám phá ra bản thân mình là ai, vị trí mình trong xã hội này ở đâu để từ đó mà có động lực phấn đấu, có kế hoạch phát triển rõ ràng hơn cho bản thân.

Làm nhiều là làm gì? Làm thêm, làm những công việc liên quan đến chuyên ngành hay lĩnh vực mình yêu thích để sau này còn có cái ghi vào CV.

Làm nhiều không phải là gặp gì cũng làm để ảnh hưởng tới thời gian học tập, phải chọn việc phù hợp với chuyên ngành hay thế mạnh của mình để được rèn luyện trong quá trình đi làm.

Mở rộng mối quan hệ

Hãy mang về cho mình và nghiền ngẫm cuốn sách “Đừng bao giờ đi ăn một mình” để thấy được sức mạnh của việc tạo lập mối quan hệ trong cuộc sống này.

Là sinh viên, bạn nên xây dựng cho mình nhiều mối quan hệ ở nhiều cấp độ khác nhau. Sau này khi nhìn lại, bạn sẽ “tự” ngưỡng mộ bản thân mình vì đã xây dựng được những mối quan hệ như thế.

Làm sao để xây dựng quan hệ? Bạn chỉ cần tham gia nhiều, đi nhiều và làm nhiều thì tự khắc sẽ tạo được mối quan hệ thôi. Quan trọng không cần phải tạo nhiều mối quan hệ mà quan trọng là bạn phải chân thành và xem trọng mối quan hệ đó.

Và nếu như trên hành trình ấy, bạn chắc sẽ có những lúc bối rối trước các mối quan hệ, xây dựng phát triển thì đừng quên Mentori luôn có những anh chị Mentor sẵn sàng đồng hành, chia sẻ cùng bạn. 

Có những người bạn thân thiết

Ở Đại học, có những người bạn thân thiết là việc rất khó nhưng rất ý nghĩa. Bạn thử nghĩ xem có bao nhiêu sinh viên trong một ngôi trường Đại học, bạn sẽ phải học nhiều lớp khác nhau, gặp nhiều gương mặt lạ lẫm hàng ngày và rất khó bắt chuyện, việc của bạn thân là xuất hiện và giúp bạn thoát khỏi cảm giác lạc lõng đó.

Ngoài ra, học nhóm ở Đại học là việc làm thường xuyên nên bạn thân cũng là bạn cùng tiến của mình, lợi quá đúng không?

Tóm lại, Đại học là nơi bạn chuẩn bị những bước đi vững chãi nhất cho tương lai. Đừng để phí hoài một phút giây nào khi còn đang là sinh viên Đại học.

Những lời khuyên trên chỉ là những gì bản thân người viết rút ra được, nếu bạn nào có những lời khuyên hay dành cho tân sinh viên thì đừng ngại chia sẻ nhé.
#Sharing

__________________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Các bài viết liên quan

CHUYỆN HỌC ĐẠI HỌC

ĐẠI HỌC ĐÃ DẠY MÌNH ĐIỀU GÌ?

VAY NỢ MÀ HỌC, CHỨ SAO NỮA?

PEER PRESSURE - ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA

TẠI SAO THAM GIA CÁC TỔ CHỨC SINH VIÊN LẠI LÀ MỘT ĐIỂM CỘNG?

SINH VIÊN NÊN LÀM Ở BIG CORP (CÁC CÔNG TY LỚN) HAY START-UP?

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết