CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC
Tư duy logic là hoạt động tư duy, suy luận của não bộ con người một cách chặt chẽ, có trật tự và liên quan giữa các yếu tố trong lời nói hoặc suy nghĩ của bạn.Cụ thể hơn, khi bạn có tư duy logic tức là bạn biết tổ chức diễn đạt câu từ một cách hợp lý và giữa suy nghĩ và hành động có liên quan chặt chẽ đến nhau.
ĐỌC THÊM: Tư duy logic là gì?
Như vậy, tầm quan trọng của "tư duy logic" ai cũng nhận thấy, nhưng không hẳn ai cũng biết luyện tập để biến nó trở thành kỹ năng quan trọng trong cuộc đời. Để Mentori gợi ý cho bạn một vài mẹo để luyện tập "tư duy logic" mỗi ngày nhé:
1. Luôn đặt câu hỏi với mọi thứ xung quanh
Nhiều bạn luôn rất sợ khác biệt so với số đông, khi đủ nhận thức và trải nghiệm trong một khoảng thời gian dài, các bạn có xu hướng làm giống như những người khác trong cùng một môi trường sống. Vì vậy, tất cả những niềm tin, hành vi, điều hiển nhiên bạn đều cho rằng đó là đúng. Thực tế không hẳn là vậy, việc hỏi tại sao cho những điều như vậy và cố gắng tìm câu trả lời là bước đầu để bạn xây dựng phản xạ đặt câu hỏi, hiểu bản thân mình hơn. Từ đó, bạn có khả năng nhìn sự việc một cách có chiều sau và bao quát.
Bạn đã bao giờ tự hỏi "tại sao mình phải học đại học", "tại sao mình phải đi làm", "tại sao mình phải học tốt ở trường", "tại sao ba mẹ bắt mình làm những việc này",... - những câu hỏi như vậy tưởng chừng như là hiển nhiên trong cuộc sống, nhưng nếu nghiền ngẫm kỹ, bạn đã thật sự hiểu chúng? Mỗi việc bạn làm hàng ngày, đều có hai mặt tốt và xấu, "tư duy logic" giúp bạn nhận ra cái tốt và hạn chế cái xấu, từ đó khiến bạn khi suy nghĩ hay giải quyết một vấn đề nào đó, bạn đã có nền tảng để ra quyết định đúng đắn.
2. Lắng nghe
Tập trung vào câu chuyện của những người xung quanh là cách tốt nhất để bạn lấy thông tin từ họ. Từ đó hình dung và trả lời một cách logic và có liên quan. Những người mà bạn giao tiếp hàng ngày, họ đang tác động lên bạn nhiều nhất, đây cũng là cơ hội để bạn để bạn rèn luyện sự tập trung và phân tích tình huống của mình.
Tưởng chừng rất dễ nhưng không phải ai cũng có thể kiên nhẫn lắng nghe ý kiến từ một người khác. Các bạn thường mất tập trung trước những tình huống như vậy, do đó thông tin bạn nhận được không đủ để bạn tiếp nhận rồi phản ứng với chúng. Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với bạn bè, người thân,... khi bạn chăm chú lắng nghe, bạn đã có tư duy để phân tích bằng cách ủng hộ, tranh luận,... thật nhanh chóng với câu chuyện của họ. Lắng nghe là bước đầu tiên để bạn luyện tập phản xạ của mình trước mọi tình huống xảy ra.
3. Hành động lý trí
Nhiều bạn khi tranh luận trở nên căng thẳng cáu gắt mà đã nói những lời tổn thương, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đây là tình huống mà các bạn đã sử dụng cảm xúc để giải quyết vấn đề. Thông thường, trong những trường hợp như vậy, thông tin chính xác, khách quan thường bị bỏ qua, vấn đề trở nên tồi tệ và hướng xử lý đi vào ngõ cụt.
Để tránh được điều này, bạn cần phải hành động lý trí, hãy trở nên bình tĩnh nhất có thể, dùng những thông tin khách quan liên quan tới tình huống để giải quyết vấn đề. Nếu bạn cảm thấy không đủ tỉnh táo, hãy xin lời khuyên của bạn bè, thậm chí bạn có thể ‘’trốn đi 1 mình’’, tách biệt hoàn hoàn với thế giới bên ngoài, đợi cảm xúc trôi qua, lúc đó bạn mới phân tích rõ ràng từng vấn đề một và đưa ra quyết định. Trong cuộc sống hàng ngày, không thể tránh khỏi những tình huống như vậy, hãy tập cho bản thân một bản lĩnh để đối mặt với mọi việc.
4. Đọc, viết
Nếu như đọc sách để tăng thêm từ vựng của bạn và bạn học được liên kết của những câu từ trong sách thì viết lại chính là cách tốt nhất để bạn biến ý tưởng của mình thành việc làm rõ ràng và sắc bén ra bên ngoài. Đọc nhiều sách hơn và viết thành câu những cái gì bạn nghĩ. Như vậy, bạn có khả năng hình thành thói quen tổ chức thông tin theo hệ thống, hơn nữa bạn còn biết thêm nhiều kiến thức thông qua các tài liệu như: sách, báo, tạp chí,....
Không gì nhanh hơn bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ người khác, đọc và viết sách cũng là cách để bạn tiếp cận với những câu chuyện khác trong cuộc sống, nó mang lại cho bạn cảm giác thích thú, sáng tạo, bạn dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn và hiểu được vấn đề mà không cần trực tiếp trải nghiệm qua. Nhưng cũng đừng quên tự đặt câu hỏi với những mẩu chuyện như vậy nhé!
5. Luyện tập qua các bài trắc nghiệm tư duy logic
Các bài test không chỉ giúp bạn nhận biết mức độ tư duy logic của mình mà còn cho bạn số lượng bài tập để rèn luyện mỗi ngày:
・ Test 1
・ Test 2
・ Test 3
Mỗi ngày như vậy, khi bạn cảm thấy bản thân đã "nâng cấp" khả năng tư duy logic lên một cấp độ mới, hãy thử một vài bài test và bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên với thành quả của mình.
______________________________
Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, não bộ cần được rèn luyện hàng ngày để luôn hoạt động khỏe mạnh, nhạy bén và minh mẫn. Vì vậy, hãy hoàn thiện bản thân hơn bằng cách cải thiện tư duy logic của mình các bạn nhé!
Mentori luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn với những chương trình Mentoring chất lượng, những thông tin về cơ hội việc làm hữu ích, những chia sẻ từ những anh chị có kinh nghiệm, vì vậy nhanh tay theo dõi chúng mình để cùng phát triển bản thân mỗi ngày:
Fanpage Mentori Vietnam
Group Mentori Community
Các mentor có thể bạn quan tâm