#FORMENTEE: CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO MỘT BUỔI MENTORING HIỆU QUẢ
Một phiên mentoring (có thể kéo dài trong 1 buổi hoặc vài buổi, tùy vào nhu cầu của Mentee và diễn biến từng buổi mentoring) thường trải qua 4 giai đoạn, bao gồm:
BD (Building rapport) - Xây dựng sự thấu hiểu ban đầu và cách thức giao tiếp hiệu quả
SD (Setting direction) - Định hướng cho buổi mentoring
Progress (intense learning) - Lĩnh hội trong quá trình mentoring
Wind up - Kết thúc mentoring
Đối với mentorship (mối quan hệ giữa Mentor và Mentee), người mentee được khuyến khích là hãy chủ động nhất có thể từ những bước chuẩn bị đầu tiên. Bài viết này tập trung vào 2 giai đoạn đầu tiên - cũng là hai giai đoạn tập trung vào người mentee - và mentee cần đặc biệt lưu ý để có được buổi mentoring hiệu quả.
Step-by-step below!
1. Mentee hãy lên agenda cho buổi mentoring
Ví dụ
1. Làm quen, giới thiệu bản thân và chia sẻ về tình hình hiện tại
2. Trình bày vấn đề của bản thân về công việc hiện tại và định hướng tương lai trong ngành này
3. Thảo luận về giải pháp, mentor đưa ra lời khuyên
4. Q&A
…
2. Mentee là người sắp xếp meeting
Bạn nên chuẩn bị mọi thứ chu đáo: thời gian, địa điểm, phương tiện,... cho buổi gặp mặt.
3. Mentee nên gửi email cho Mentor trước buổi hẹn khoảng 1 ngày - ghi vắn những điều bạn kỳ vọng cho buổi hẹn ngày mai và một số thông tin cần thiết (link meeting, ngày giờ,...)
Một điều tuy nhỏ nhưng vô cùng “có võ”, vừa giúp Mentee có thể xác định lại rõ ràng các mục tiêu/kỳ vọng/… của mình vừa như một guideline để Mentor có thể chuẩn bị tốt hơn cho buổi mentoring.
Và tương tự khi kết thúc mentoring, Mentee cũng nên gửi cho Mentor một lá mail cảm ơn, ghi lại quá trình Mentor đã giúp Mentee phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp, kế hoạch hành động,...
4. Mentee có thể suy nghĩ về 5 câu hỏi này trước buổi Mentoring
1) Mục đích/Mục tiêu/Ước mơ/Kỳ vọng/... của bạn trong tương lai là gì
(What is it that you really want to be and do?)
2) Thế mạnh/Những điều bạn giỏi, bạn làm tốt/… đã giúp bạn đạt được những thành công hiện tại?
(What are you doing really well that is helping you get there?)
3) Điểm yếu/Chướng ngại/Thách thức/… nào khiến bạn gặp khó khăn khi theo đuổi mục tiêu?
(What are you not doing well that is preventing you from getting there?)
4) Nếu được quay ngược thời gian, bạn sẽ làm gì nếu phải đối mặt lại với những khó khăn đó?
(What will you do differently tomorrow to meet those challenges?)
5) Mentor có thể giúp bạn như thế nào?
(How could your mentor help?)
5. Đặt mục tiêu cho buổi mentoring
Bạn có thể tham khảo list mục tiêu cho buổi mentoring đầu tiên dưới đây:
1) Tạo được sự hòa hợp trong giao tiếp giữa Mentor và Mentee thông qua quá trình tự chia sẻ của 2 bên về background, trải nghiệm, kinh nghiệm, bài học cuộc sống, lý tưởng,... và có những điểm chung
Điều này khá quan trọng. Giống như việc bạn phá được lớp băng ở trên cùng và khiến dòng nước bên dưới tuôn trào, nếu bạn khởi tạo được bầu không khí tự nhiên, thoải mái với Mentor, anh chị sẽ không ngần ngại chia sẻ cho bạn bất cứ điều gì đâu (à nếu đó không phải là “bí mật cấp quốc gia” của họ!)
2) Có kế hoạch hành động sau buổi mentoring
3) Bước đầu thiết lập mối quan hệ lâu dài với Mentor
...
6. Trong quá trình mentoring, Mentee hãy chú ý việc ghi chép và record lại buổi meeting (nếu có thể)
7. Khi buổi mentoring gần kết thúc, Mentee nên nói tóm tắt lại những lời khuyên, bài học hữu ích,... từ Mentor
Mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau nên không phải lời khuyên nào từ Mentor cũng thực sự phù hợp với bạn, nhưng đó đều là những lời khuyên có giá trị. Bởi vậy, bạn không nên chỉ nói về những điều mà bạn cảm thấy có ích với mình, hãy nói cả về những điều dù bạn chưa cảm thấy phù hợp nhé. Điều này sẽ giúp Mentor có thể cố vấn tốt hơn cho những Mentee tiếp theo.
Bên cạnh đó, Mentee có thể đề xuất ý tưởng bạn cảm thấy có thể giúp cho các buổi mentoring sau hiệu quả hơn, ví dụ như phân bổ thời gian hợp lý hơn, tập trung hơn vào phần nào,...
8. Cuối cùng, đừng quên để lại feedback cho Mentor trên Mentori.vn và gửi một lá mail cảm ơn cho Mentor nhé!
Tương tự như trước khi bắt đầu, tới lúc kết thúc, Mentee cũng nên gửi cho Mentor một lá mail cảm ơn, ghi lại quá trình Mentor đã giúp Mentee phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp, kế hoạch hành động,... như thế nào - điều này thực sự ý nghĩa đối với Mentor đó!
Chúc các bạn sẽ có buổi mentoring tốt đẹp!
Tìm hiểu thêm các tips cho một buổi mentoring hiệu quả:
#FORMENTEE: VÀI TIPS CHO BẠN ĐỂ CÓ MỘT BUỔI MENTORING HIỆU QUẢ
MỘT CUỘC “HẸN HÒ” VỚI MENTOR SẼ BẮT ĐẦU TỪ…?
MENTORING LÀ GÌ? TẠI SAO MỖI BẠN TRẺ ĐỀU NÊN CÓ 1 MENTOR?
__________________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
Các mentor có thể bạn quan tâm