BẬT MÍ 6 LÝ DO VÌ SAO NHÀ TUYỂN DỤNG “KHÔNG HỒI ÂM” SAU PHỎNG VẤN!
Bạn có từng lo lắng khi phỏng vấn xong rồi mà nhà tuyển dụng không hồi âm lại? Bạn hồi hộp vì chờ mãi mà nhà tuyển dụng không thông báo kết quả phỏng vấn?
Trong bài viết này, cùng tìm hiểu 6 lý do thường gặp khiến nhà tuyển dụng “bặt vô âm tín” sau buổi phỏng vấn nhé!
Tại sao nhà tuyển dụng không phản hồi/hồi âm muộn sau khi phỏng vấn?
Phản hồi/Thông báo kết quả từ nhà tuyển dụng là điều ứng viên mong chờ nhất sau khi phỏng vấn trực tiếp. Sẽ có những trường hợp nhà tuyển dụng phản hồi cho bạn ngay trong ngày phỏng vấn hoặc cũng rất sớm sau khi phỏng vấn xong, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nhà tuyển dụng sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu để cân nhắc và đưa ra phản hồi cho bạn, hoặc thậm chí… không có phản hồi!
Cùng tìm hiểu một số lý do “kinh điển” nếu bạn gặp phải tình huống này nhé!
1. Quá trình tuyển dụng vẫn chưa kết thúc
Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu khiến bạn chưa nhận được phản hồi là bởi nhà tuyển dụng chưa kết thúc quá trình tuyển chọn. Hãy để ý kỹ về thời gian ứng tuyển, ví dụ như: từ 31/3 đến 30/4, hạn cuối cùng 30/4,... để biết lúc nào là hạn chót. Quá trình tuyển dụng thực sự cần cân nhắc kỹ lưỡng và đề cao tính chọn lọc nên hãy kiên nhẫn chờ đợi.
2. Vị trí tuyển dụng không còn tồn tại
Một lý do khác khiến nhà tuyển dụng không hồi âm lại chính là vì họ đã hủy kế hoạch tuyển dụng trước đó. Có thể phía lãnh đạo đã bổ nhiệm được người khác lên thay thế vị trí còn trống. Trường hợp khác thì do cắt giảm nhân sự nên công ty lược bỏ một số vị trí không quan trọng. Đối với nguyên nhân này, nhà tuyển dụng thường sẽ thông báo xin lỗi đến ứng viên nên đừng quá lo lắng.
3. Số lượng người tuyển quá đông
Lượng hồ sơ ứng tuyển ở một vài công ty, tập đoàn lớn có thể rất cao. Vì vậy, quá trình tuyển dụng có thể kéo dài nhằm phỏng vấn đủ toàn bộ người tới xin việc. Các nhà tuyển dụng cũng cần thời gian đánh giá và xem xét cẩn thận nên không thể trả lời ngay lập tức. Không có gì lạ khi thư phản hồi của bạn bị trì hoãn khi phải cạnh tranh với nhiều ứng viên khác.
4. Nhà tuyển dụng vẫn đang lựa chọn và chưa có quyết định
Tuy là buổi phỏng vấn của bạn đã kết thúc những nhà tuyển dụng vấn chưa có quyết định chính thức về việc sẽ lựa chọn ứng viên nào, chính vì vậy mà nhà tuyển dụng chưa phản hồi lại bạn.
Nhà tuyển dụng đang phân vân giữa các lựa chọn và bạn là ứng viên nằm trong nhóm những người đang được cân nhắc. Nhà tuyển dụng cần bàn bạc với hội đồng để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Quá trình đào tạo ứng viên mới là khá tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức chính vì vậy mà việc cân nhắc lựa chọn một ứng viên phù hợp là không hề đơn giản khi có nhiều ứng viên có điểm phỏng vấn gần gần như nhau. Chính vì vậy mà nhà tuyển dụng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định trả lời ứng viên, do vậy, việc phản hồi lại ứng viên sẽ hơi chậm một chút.
4. Nhà tuyển dụng quá bận rộn mà… bỏ quên mất bạn
Với những công ty tuyển dụng thường xuyên và tuyển dụng nhiều nhân sự thì việc nhà tuyển dụng quá bận và bỏ quên không phải hồi lại email của bạn cũng là chuyện hết sức bình thường. Do vậy rủi ro quên phản hồi lại bạn là khá cao.
5. Ứng viên viết sai địa chỉ email/số điện thoại khiến nhà tuyển dụng không liên hệ được
Đừng để những chi tiết cẩu thả và thiếu cẩn trọng đánh mất đi lợi thế tuyển dụng của bạn. Nhất là khi nội dung thông tin liên hệ thường bị coi nhẹ, dẫn đến lỗi sai không đáng có.
Từng có nhiều trường hợp ứng viên trúng tuyển nhưng nhà tuyển dụng lại không liên hệ được vì sai thông tin email hoặc số điện thoại di động. Từ đó, hãy cẩn thận từng chút một và không quên kiểm tra lại toàn bộ CV trước khi nộp xin việc. Hơn nữa, tên email trong CV cũng nên thể hiện sự chuyên nghiệp bằng cách dùng tên thật. Hạn chế gửi thông tin email khó hiểu, chẳng hạn như: dùng teencode, dùng tên biệt danh, dùng quá nhiều dấu câu…
6. Bạn chưa phải người phù hợp nhất với vị trí nhà tuyển dụng đang cần
Có rất nhiều ứng viên cảm thấy mình trả lời khá tốt những câu hỏi từ nhà tuyển dụng, nhưng sự thật là nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những “người phù hợp nhất” chứ không phải những “người giỏi nhất”. Có những nhà tuyển dụng sẽ gửi email cho bạn nhưng cũng có nhiều công ty lựa chọn việc “im lặng” khiến không ít ứng viên cảm thấy bối rối.
Vậy thì chúng ta nên làm gì khi nhà tuyển dụng “im lặng” sau buổi phỏng vấn?
Nhìn nhận lại buổi phỏng vấn đã qua
Trong quá trình đợi nhà tuyển dụng phản hồi, bạn nên nhìn nhận lại buổi phỏng vấn vừa rồi của mình, rà soát lại các câu hỏi và câu trả lời để biết được bản thân mình còn thiếu sót ở điểm nào và tìm hướng khắc phục. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ nhà tuyển dụng để hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể rút ra cho mình những kiến thức và kỹ năng cần trau dồi thêm khi tìm kiếm cơ hội việc làm mới.
Liên hệ lại với nhà tuyển dụng không hồi âm
Trước tiên thì bạn nên cẩn thận tìm lại thông tin trên web của công ty để biết xem lịch phỏng vấn và trả lời kết quả phỏng vấn của công ty đã kết thúc chưa. Nếu chưa kết thúc thì bạn hãy đợi, còn nếu thời gian phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đã qua mà bạn chưa nhận được kết quả thì bạn hãy liên lạc ngay với nhà tuyển dụng.
Hãy soạn một email lịch sự và chuyên nghiệp để hỏi họ về kết quả phỏng vấn. Nội dung và hình thức email càng tinh tế, ngắn gọn thì bạn càng gây ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng.
Chú ý ghi đầy đủ thông tin và lý do gửi thư tại tiêu đề email. Trong đó, cần đầy đủ thông tin về: họ và tên, thời gian/địa điểm phỏng vấn, vị trí phỏng vấn… để phía công ty tìm lại hồ sơ dễ dàng nhất. Cuối cùng, không quên lời cảm ơn để bày tỏ thái độ chân thành và lịch sự.
Cách xử lý thông minh khi liên lạc với nhà tuyển dụng là bạn hãy email lại cho nhà tuyển dụng bằng thư cảm ơn, cảm ơn về buổi phỏng vấn và những cơ hội mà nhà tuyển dụng mang đến cho bạn. Sau đó là những thông tin hỏi dò về kết quả của buổi phỏng vấn. Bạn nên hỏi nhà tuyển dụng một cách khéo léo về kết quả tuyển dụng để biết được lý do vì sao nhà tuyển dụng chưa phản hồi bạn. Nếu nhà tuyển dụng quên thì bạn đã giúp nhà tuyển dụng nhắc lại rằng bạn chưa nhận được email. Còn nếu trường hợp bạn không được nhà tuyển dụng lựa chọn thì bạn cũng biết được lý do vì sao mình không nhận được email.
Sau khi đã biết được kết quả của buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng không lựa chọn bạn thì bạn đừng buồn bã, mất hi vọng nhé. Bạn nên chuẩn bị cho mình những phương án khác để có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp!
__________________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!
Các bài viết liên quan
NHỮNG ĐIỀU “TỐI KỴ” KHI LẦN ĐẦU PHỎNG VẤN XIN VIỆC
TRỌN BỘ BÍ KÍP PHỎNG VẤN ONLINE CHO ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
TOP 5 DẠNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN MỚI THỜI KỲ HẬU GIÃN CÁCH
“PHỎNG VẤN NGƯỢC” - VŨ KHÍ LỢI HẠI CHO ỨNG VIÊN TIỀM NĂNG
HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG ĐIỀU GÌ KHI PHỎNG VẤN?
KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TUYỆT ĐỈNH CHO MỖI ỨNG VIÊN
TIPS GIỚI THIỆU BẢN THÂN KHI PHỎNG VẤN ĐỂ GHI ĐIỂM ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN
Các mentor có thể bạn quan tâm