“BÁN" BẢN THÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG TUYỂN DỤNG?

Thị trường tuyển dụng ngày càng trở nên cạnh tranh. Hầu hết những người mới đi làm (Entry Level) cảm thấy rất khó khăn trong việc ra quyết định lựa chọn công việc của mình, cũng như việc tiếp cận và đánh giá những cơ hội xung quanh.

Thị trường tuyển dụng ngày càng trở nên cạnh tranh. Hầu hết những người mới đi làm (Entry Level) cảm thấy rất khó khăn trong việc ra quyết định lựa chọn công việc của mình, cũng như việc tiếp cận và đánh giá những cơ hội xung quanh.

 

Bước vào thị trường lao động cũng giống như kinh doanh, có 3 yếu tố mà bạn cần xác định rõ: Phân tích vị trí bản thân (Position analysis), Thiết lập mục tiêu (Objective setting) & Kế hoạch chiến lược (Strategic Planning).

 

Áp dụng chính những bài học về kinh doanh, chị Hải Phan - Talent & Executive Management Consultant | ex- Michael Page | ex-Microsoft MACH MBA | ex-Oracle - trong buổi webinar “Self-reflection and Career Development Strategy for Entry Levels” đã chia sẻ những mô hình, phương pháp giúp các bạn phân tích vị trí bản thân để “bán" bản thân trên thị trường tuyển dụng.

 

BƯỚC 1: TẠO DỰNG HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Giống mô hình lập kế hoạch kinh doanh, nhà chiến lược cần phải thực hiện nghiên cứu thị trường và phân tích vị trí của bản thân (position analysis) để trả lời cho câu hỏi bạn đang ở đâu.

Mục đích của việc này là để tìm ưu thế độc đáo của cá nhân (Unique Selling Point).

Khi bán hàng cần biết sản phẩm có gì độc đáo và lợi thế cạnh tranh, ví dụ như là tính năng độc đáo, nhà sản xuất uy tín hay chương trình bán hàng hấp dẫn. Khi ứng tuyển, cũng có nghĩa là “bán” bản thân mình trên thị trường tuyển dụng, cần phải biết điểm khác biệt của bạn là gì, điều gì sẽ khiến bạn là người được chọn chứ không phải các ứng viên khác.

Chị Hải chia sẻ khi đọc CV của các bạn mới ra trường, có một đặc điểm chung là CV nhiều hoạt động ngoại khóa, thể hiện rõ kinh nghiệm lãnh đạo, làm việc nhóm, giải thưởng từ nhỏ đến to. Đặc biệt trong các chương trình tuyển dụng dụng phổ thông (mass), số lượng hồ sơ ứng tuyển nhiều, có khi lên đến hàng nghìn, khi ấy ưu thế độc đáo cá nhân (USP) sẽ giúp bạn nổi bật.

 

BƯỚC 2: BIẾT ĐƯỢC KỲ VỌNG CỦA CÁC CÔNG TY VỚI NGƯỜI MỚI RA TRƯỜNG

Để có thể tìm được USP cho bản thân, việc hiểu được kỳ vọng của các công ty với người mới ra trường là điều quan trọng. Đây là kỳ vọng chị Hải đã được nghe từ những người sếp chị rất kính trọng ở Oracle - nơi làm việc đầu tiên của chị trên hành trình sự nghiệp. Quan điểm này không đại diện cho tất cả các nhà tuyển dụng nhưng là quan điểm dựa trên một lối tư duy (mindset) có thể coi là hợp lý và thực tế.

Các bạn mới đi làm hẳn thường có thắc mắc “Công ty kỳ vọng gì ở một nhân viên mới?”. Thực tế, công ty sẽ vừa không kỳ vọng, vừa kỳ vọng ở bạn. Vậy cụ thể những kỳ vọng ấy là gì?

Có 1 câu nói rằng: “Nếu phải làm một người quét đường, hãy làm việc ấy giống như Michelangelo vẽ tranh, Beethoven sáng tạc nhạc, hay Shakespeare làm thơ. Hãy quét sao cho thật sạch để bất kỳ một người nào có ngừng bước và thốt rằng nơi đây từng in dấu của một người quét đường vĩ đại.” Tức là khi làm 1 việc dù nhỏ đến mấy cũng hãy làm thật tốt, sẽ có người nhìn thấy những việc đó. Và đó là tâm thế các bạn mới đi làm nên có.

 

Người sếp đầu tiên của chị Hải ở Oracle khi đề nghị kéo dài hợp đồng làm việc đã chia sẻ 3 điều mà ban quản lí công ty thích ở chị: Học nhanh (Ability to learn), Ham học (Attitude) và Chăm chỉ (Action/Behavior/Hard-working). Vậy là, công ty không nhớ đến hồ sơ ứng tuyển của bạn, bạn học ngành nào, bạn đạt giải thưởng gì mà là khả năng học hỏi và thái độ của bạn. Khi ấy chị Hải nhận ra: Học nhanh và ham học, mình sẽ học được. Còn khi mình chăm chỉ, mình sẽ học được nhiều thứ.

Một lời khuyên khác từ người sếp thứ 2 của chị Hải, cũng là điều mà chị tin các bạn khi đi làm hãy cố gắng, là: “Hãy cứ làm một người tử tế. Người tử tế sẽ có nhiều người ghét, nhiều người hại. Nhưng người tử tế sẽ gặp người tử tế, và người tử tế sẽ không để em bị thiệt.”

 

Lời khuyên của chị Hải từ những trải nghiệm là người đi làm, đến người đi tuyển với các bạn mới ra trường đó là:

Hãy trau dồi khả năng học hỏi của bạn: Khi bạn mới bắt đầu đi làm, thời gian đầu Ban quản lí không kỳ vọng cao ở kết quả bạn sẽ làm để tác động tới công ty, bạn sẽ giúp việc hỗ trợ cho các anh chị trong nhóm, điều anh chị cần ở bạn là bạn chịu khó học, và học thật nhanh, không biết phải hỏi, hỏi thì phải suy nghĩ kỹ.

Hãy kiên nhẫn và biết lắng nghe: Các bạn trẻ thường hiếu thắng, thích thể hiện, đặc biệt là những bạn thông minh, có thành tích trong thời gian học đại học. Các bạn mới đi làm ở những hãng lớn dễ mắc “bệnh ngôi sao”, dùng thương hiệu công ty để tạo thương hiệu cho mình. Điều này không sai, nó đáng tự hào và thể hiện bạn có một cái gì đó. Nhưng cần phải nhớ kinh nghiệm của bạn so với môi trường làm việc chuyên nghiệp, hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp thì còn rất nhiều hạn chế. Dù bạn có làm nhiều dự án khi đi học đến mấy thì cũng rất là khác. Hãy từ tốn và khiêm tốn, đặc biệt trong những công việc đầu tiên - khi bạn trải qua sự thay đổi lớn về môi trường. Điều này cũng giúp bảo vệ bạn và hình ảnh của bạn.

Tính đáng tin cũng là một kĩ năng mà nhà lãnh đạo coi trọng. Tính đáng tin thể hiện ở việc biết lúc nào nên nói, biết lúc nào nên im, lúc nào nên hỏi, lúc nào nên kiến nghị trả lời, điều gì nên nghe, điều gì nên nhớ, điều gì nên cho ra ngoài tai.

 

BƯỚC 3: PHÂN TÍCH SWOT-TOWS CHO BẢN THÂN

Để xác định ưu thế độc đáo cho bản thân (USP), chị Hải luôn gợi ý các bạn làm SWOT-TOWS.

Strengths: What do you do well?, What unique resources can you draw on? What do others see as your strengths?

Weaknesses: What could you improve?, Where do you have fewer resources than others?, What are others likely to see as your weaknesses?

Opportunities: What opportunities are open to you?, What trends could you take advantage of?, How can you turn your strengths into opportunities?

Threats: What threats could harm you?, What is your competition doing?, What threats do your weaknesses expose you to?

Từ thế mạnh kết hợp với các cơ hội có thể có…, bạn có thể tìm ra USP cho mình. So sánh mình với các bạn khác để xem điều gì khiến mình đặc biệt hơn một chút và thu hẹp lại từ 10 ý xuống 5 ý và nên dừng lại ở 3 ý.

 

BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾM CHỨNG

SWOT-TOWS sẽ là cơ sở để bạn mang đi kiểm chứng và lựa chọn được những USP thật sự của mình. Trong giai đoạn này, điều quan trọng là bạn tìm được những người lắng nghe tốt, họ có thể đặt cho bạn những câu hỏi khách quan và tốt cho bạn. Điều này sẽ giúp bạn có được bản SWOT hoàn chỉnh hơn.

Từ gợi ý trên, phân tích SWOT-TOWS và xác định USP cho bản thân là bài tập về nhà dành cho các bạn. Kết quả của việc phân tích SWOT-TOWS và xác định USP sẽ giúp bạn: Chỉnh sửa CV, Viết Cover Letter, Xây dựng kịch bản phỏng vấn và Lên chiến lược tìm việc.

 

Cảm ơn bạn đã đọc! Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

_______________________________________

Mentori luôn đồng hành cùng bạn trẻ trên hành trình phát triển bản thân và sự nghiệp với nền tảng Mentoring - có sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ KẾT NỐI VỚI MENTOR BẠN NHÉ!

Các bài viết liên quan

NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG?

TRƯỚC KHI XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CÔNG VIỆC YÊU THÍCH CỦA MÌNH, HÃY THỬ TỰ TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI SAU NHÉ!

7 BÍ MẬT CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG MUỐN BẠN BIẾT!

3 YẾU TỐ GIÚP BẠN NỔI BẬT HƠN TRƯỚC NHÀ TUYỂN DỤNG

CHƯA RÕ VỀ NGÀNH, VỀ NGHỀ HỌC QUA ĐÂU LÀ NHANH NHẤT?

BIẾT “RẢI” CV ĐÚNG CÁCH, TÌM VIỆC CHỈ LÀ CHUYỆN NHỎ

 

CAREER ANCHOR - GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ 6 BƯỚC BẮT ĐẦU ĐỊNH HƯỚNG SỰ NGHIỆP

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết