Hướng dẫn quy trình kết nối cố vấn hiệu quả
Khái niệm cố vấn "mentor"
Mentoring (Kết nối cố vấn) là quá trình mentor (người cố vấn) giám sát và hỗ trợ sự phát triển trong nhiều lĩnh vực của mentee (người được cố vấn) thông qua các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ
M - Manages the relationship: Quản lý mối quan hệ
E - Encourages: Khuyến kích
N - Nurtures: Nuôi dưỡng
T - Teaches: Dạy
O - Offers mutual respect: Tôn trọng lẫn nhau
R - Responds to the Mentee’s Needs: Hỗ trợ các nhu cầu của người được cố vấn
Cơ sở của kết nối cố vấn
- Tin tưởng lẫn nhau tuyệt đối
- Thường xuyên liên hệ & trao đổi
- Giúp đỡ nhau cùng phát triển
Quy trình cố vấn diễn ra như thế nào?
Giai đoạn 1: Chuẩn bị và khởi đầu
Đầu tư thời gian và lên kế hoạch kỹ lưỡng để đảm bảo cố vấn và người cần cố vấn có thể đặt niềm tin vào nhau là điều tối quan trọng
- Hiểu rõ động lực, lý do mình mong muốn trở thành một cố vấn
- Tâm thế sẵn sàng để trở thành một cố vấn
Giai đoạn 2: Trao đổi thông tin với người cần cố vấn
- Tiến hành buổi gặp đầu tiên: Mục tiêu của buổi gặp nhằm giúp hai bên chính thức tìm hiểu nhau và đưa ra được những vấn đề người cần cố vấn đang gặp phải
- Xác định mục tiêu: Dựa trên những khúc mắc ấy, cố vấn gợi ý hướng giải quyết, phải đặt ra mục tiêu cụ thể để có được kết quả cuối cùng
Giai đoạn 3: Tạo điều kiện học tập
Cố vấn là người hướng dẫn và cũng là nguồn học tập cho người cần cố vấn
- Hướng dẫn và đưa ra đánh giá nhận xét khách quan về mục tiêu của người cần cố vấn, cho thấy kế hoạch phải làm cái gì và điều gì họ sẽ học được sau khi làm việc đó
- Khuyến khích sử dụng đa dạng nguồn tài liệu, hình thức thực hiện công việc để đạt được mục tiêu sau cùng
Hỗ trợ người cần cố vấn đánh giá mục tiêu cũng như cả quá trình thực hiện
- Vận động, tạo động lực thúc đẩy người cần cố vấn tiến tới mục tiêu cá nhân
- Đưa ra những cơ hội networking chuyên nghiệp
Giai đoạn 4: Kết thúc và đánh giá toàn bộ quá trình
Cả cố vấn và người cần cố vấn nên:
- Nhìn lại toàn bộ quá trình và xem nó đã phát triển như thế nào, có điểm nào có thể làm tốt hơn không
- Đánh giá về mục tiêu ban đầu đã đạt được hay chưa
- Duy trì mối quan hệ lâu dài
Các mẹo, hướng dẫn cho một quá trình kết nối
- Làm rõ kỳ vọng và các quy tắc cơ bản khi trao đổi: hai bên cần chỉ ra những gì họ mong đợi ở đối phương (ví dụ như chuẩn bị các vấn đề cần giải quyết hoặc yêu cầu thảo luận; xuất hiện đúng giờ; coi đây là mối quan hệ chuyên nghiệp và tôn trọng, v.v.). Cố vấn có thể giải thích những gì đã chuẩn bị để hỗ trợ người cần cố vấn: huấn luyện, dạy và mở những cơ hội lớn.
- Đặt mục tiêu cho đối phương
- Lắng nghe cẩn thận trước, sau đó hỏi và tư vấn: Có vấn có thể là người biết rất nhiều kiến thức, có rất nhiều trải nghiệm nhưng kiến thức hay kinh nghiệm chỉ có tác dụng khi được đặt vào đúng hoàn cảnh, đúng người. Vì thế, cố vấn hãy nghe những gì người cần cố vấn nói trước khi đưa ra ý kiến của bạn. Hỏi kĩ hơn nhiều khía cạnh dựa trên quan điểm của họ. Sau khi nắm rõ vấn đề mới nên đưa ra lời tư vấn, gợi ý cho người cần cố vấn chứ không áp đặt
- Hãy để người cần cố vấn ra quyết định
- Có trách nhiệm với nhau: Nếu bạn hứa sẽ xem xét một vấn đề hoặc cung cấp tài liệu cho người cần cố vấn, hãy làm đúng theo cam kết của bạn. Sự tin tưởng và trách nhiệm được xây dựng từ những điều nhỏ nhất và sẽ là là nền tảng của cả một quá trình kết nối hiệu quả.
Các mentor có thể bạn quan tâm