NHỮNG ĐIỀU MÌNH RÚT RA SAU TRẢI NGHIỆM THI NIELSEN CASE COMPETITION
Chào các bạn, mình là Thủy Trúc hiện đang là Consultant tại KPMG Việt Nam, với trải nghiệm là Semi-finalist (Top 16) | Nielsen Case Competition 2019 hôm nay mình có 1 số chia sẻ về NCC dành cho các bạn quan tâm đến cuộc thi. Những chia sẻ của mình sẽ bao gồm 2 mục tiêu chính:
- Những chia sẻ chủ yếu liên quan đến những hoạt động chuẩn bị trước khi bắt đầu cuộc thi nhằm giúp các bạn có một sự chuẩn bị tốt nhất. Sự chuẩn bị này không chỉ có thể áp dụng cho NCC mà còn cho những cuộc thi khác.
- Mọi người sẽ có một góc nhìn toàn diện hơn về việc đi thi các cuộc thi
Disclaimer:
Đây là những gì mình rút ra được sau khi tham gia một số cuộc thi nên những chia sẻ này mang góc nhìn cá nhân của mình khá cao. Mình khuyên các bạn nên đọc thêm những bài chia sẻ khác để có góc nhìn toàn diện hơn nhé!
Đối với mình, điều quan trọng tiên quyết trong một cuộc thi là có những teammates làm việc hợp cạ.
Lời chia sẻ đầu tiên mình muốn gửi đến các bạn có dự định thi NCC năm sau là hãy dành thời gian tìm teammate sớm nhất có thể để các bạn có nhiều thời gian làm quen với nhau và luyện tập. Sau một số cuộc thi mình từng trải thì bước lập team chính là bước quan trọng nhất nên các bạn hãy chú ý nên team up theo những tiêu chí sau:
Thứ nhất là nên tìm những người bạn có cùng mục tiêu khi tham gia cuộc thi và có trách nhiệm đối với kết quả của cả team. Mình nghĩ khi lập nhóm mọi người nên thẳng thắn về cách làm việc cũng như target kết quả chung của nhóm để có thể dễ dàng cùng nhau làm việc trong tương lai. Việc lập expectation ngay từ đầu sẽ giúp mọi người tiết kiệm được khá nhiều thời gian xem xét xem các thành viên có phù hợp để làm việc với nhau hay không.
Thứ hai, đối với format thi NCC các bạn nên lập 1 team có các vai trò gồm: 1 bạn mạnh về analyze, 1 bạn thiên về data miner, 1 bạn mạnh về creative và cuối cùng là 1 bạn slide master để có thể visual được bài làm, ý tưởng của các bạn lên slides.
Khi lập nhóm nếu các bạn đã biết được những người bạn phù hợp thì thật may mắn, các bạn cứ vậy mà luyện tập chuẩn bị cho cuộc thi thoi nè. Trong trường hợp các bạn chưa tìm được teammate phù hợp thì cũng đừng nản chí mà tìm cho mình những người đồng hành thích hợp. Vập làm sao để lập được 1 nhóm mà có teammate “ngon lành” khi mình chưa từng quen biết và tiếp xúc với họ, mình có 1 tips là khi tìm teammate trên các cộng đồng, các bài đăng là bạn hãy brief rõ profile của bạn, điểm mạnh, điểm yếu, bạn có thể đóng góp gì khi teamwork, yêu cầu của bạn đối với teammate là gì.
Sau khi có nhóm rồi, mình khuyên mọi người nên cùng nhau giải thử đề của các năm trước để có được những lợi ích sau:
- Làm quen với đề cũng như việc làm việc nhóm cùng nhau
- Biết cách canh thời gian (time management), canh và phân chia thời gian cho từng phần sao cho phù hợp nhất
- Hiểu được điểm mạnh của bản thân và đồng đội nhằm chia tasks cho phù hợp với điểm mạnh của từng người
- Có thời gian nhận feedback của những anh/chị có kinh nghiệm (nếu có) để bài làm được tốt hơn
Hãy chuẩn bị trước khi chính thức bước vào cuộc thi
Khi tham gia cuộc thi nào ngoài việc học hỏi thì ai cũng muốn thể hiện được phần bài làm tốt nhất do đó các bạn nên sắp xếp thời gian để làm quen và luyện tập kỹ năng problem solving, critical thinking, story telling... và làm trước đề thi. Phần chuẩn bị trước này bao gồm cả kiến thức và luyện tập. Về kiến thức thì các bạn nên tìm hiểu 1 số các framework phổ biến (mọi người có thể google các framework của McKinsey) hay những cách tư duy giúp mình có góc nhìn toàn diện hơn như MECE, issue trees,...
Cá nhân mình để chuẩn bị cho phần kiến thức giải case thì mình có tập đọc các báo cáo của NielsenIQ, Kantar, Euromonitor, Statista... để làm quen với số liệu, cách đọc báo cáo và tìm kiếm insights qua các dữ liệu, cũng như chuẩn bị trước khi cần data mình có thể kiếm ở đâu. Ngoài làm quen với việc đọc và phân tích data từ các report mình cũng học hỏi cách trình bày và tập tư duy theo mô hình SCQA để hiểu sâu được cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề qua các report đó. Ngoài ra các bạn cũng có thể đọc một số nguồn tài liệu của McKinsey (7 bước tiếp cận vấn đề), CBS Case Club Toolbox for Case Solving, The Personal MBA,...
Những giá trị mình nhận được sau khi tham gia các cuộc thi
Những giá trị sau được mình đúc kết lại khi reflect bản thân sau khi kết thúc các cuộc thi. Mình thấy tuy những cuộc thi cho mình rất nhiều thứ nhưng cũng có nhiều thứ lấy đi của mình. Mình muốn nói để giúp các bạn có được một góc nhìn toàn diện hơn chứ không phải như mình, cứ đâm đầu đi thi
a. Đầu tiên là những cái được nè
Sau khi thi các cuộc thi case giá trị đầu tiên mà mình nhận được là sự thu nạp kiến thức một cách nhanh chóng. Do động lực tham gia cuộc thi mà mình luôn có tinh thần học hỏi và trong trạng thái nạp nhiều kiến thức nhất có thể, hơn nữa những phần kiến thức có sự challenge hơn càng kích thích tinh thần học hỏi, tìm tòi của mình. Nhờ vậy mà sau cuộc thi, mình đã có được kha khá những kiến thức cũng như kỹ năng cần có cho những cuộc thi khác cũng như cho công việc của mình sau này.
Thứ hai là mở rộng network, tham dự các cuộc thi case đã giúp mình quen biết nhiều người bạn đồng trang lứa có profile “khủng” hơn, không chỉ là với các bạn trong team mà mình còn có cơ hội gặp gỡ với các bạn trong team khác và với các anh chị đi trước (remember, network is net worth).
Thứ 3 là có hội việc làm và những [phần quà thú vị. Có những cuộc thi sẽ offer cho bạn cơ hội làm intern hay cơ hội được đặc cách trong các kì tuyển dụng. Nhưng cũng có những cuộc thi, dù không cho mình cơ hội việc làm nhưng cũng có những phần quà thú vị nè. Về phía những cuộc thi mình đã trải qua, nếu được vào các vòng sâu sẽ được ra nước ngoài thi tiếp í, nhưng mình khá xui vì trúng Covid-19 nên toàn đi du lịch qua màn hình :< (bai bai oppa)
Cuối cùng là sự tự tin vào năng lực của bản thân. Mình nghĩ cũng có khá nhiều bạn giống với mình là nhiều khi self-doubt và không tự tin vào những gì bản thân có thể làm được. Nhưng khi đẩy bản thân ra khỏi comfort zone và đẩy đến giới hạn, mình mới nhận ra bản thân mình có thể làm được nhiều hơn thế. Đôi khi bây giờ nhìn lại, mình cũng không hiểu tại sao mình có thể làm được như vậy.
b. Vậy còn những cái mất thì sao nhỉ
Điều mất đầu tiên chính là những bài học trên lớp (có khi là điểm số nữa). Có một khoảng thời gian do mình quá tập trung vào các cuộc thi nên phải đánh đổi bằng việc nghỉ học trên lớp để theo kịp tiến độ cuộc thi. Điều đó đồng nghĩa với việc mình sẽ phải nghỉ học cũng như bỏ qua một số buổi học quan trọng. Nhưng mình nghĩ ở thời điểm đó chúng ta nên sắp xếp priority và có back-up plan để đảm bảo bản thân có thể làm được những điều mình muốn í. Thì solution của mình là nhờ 1 người bạn giảng lại bài cho mình trước khi thi cuối kì để nắm kiến thức sơ bộ và đạt được điểm ổn (điều này thật sự mình có được do may mắn và bạn đó quá tốt nên mới giúp mình như thế)
Điều thứ hai mình thấy mình đánh mất là thời gian cho gia đình và bạn bè. Trong khoảng thời gian thi nhiều như vậy, mình đã không về nhà trong khoảng thời gian dài, kể cả khi được nghỉ học do mình phải chuyên tâm vào các cuộc thi. Mình hầu như cũng có ít thời gian đi chơi với bạn bè để vui chơi hơn. Mình là tuýp người không bao giờ hối hận về những gì mình đã làm, nhưng mình muốn khuyên các bạn là dù có tập trung vào việc thi các cuộc thi thì cũng nên dành ra một chút thời gian cho gia đình và bạn bè nhé =)) để cân bằng lại nguồn năng lượng aggressive và ambitious khi đi thi í.
Điều cuối cùng là mình thấy mình chỉ chạy theo cuộc thi chứ không nhìn lại bản thân mình có những gì. Sau 1 năm thi cử và làm khóa luận tốt nghiệp, mình mới có thời gian nhìn lại đong đếm những gì được mất, xem xét bản thân cần cố gắng ở những điểm nào, nhìn lại những bài học đạt được là gì. Lời khuyên của mình cho các bạn là nên có 1 routine cho hoạt động reflect này (khoảng 1-2 tháng 1 lần) để giúp bản thân mình on track cũng như hiểu bản thân hơn nha.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích với các bạn quan tâm đến NCC nói riêng và các cuộc thi business case nói chung, nếu bạn có mục tiêu thì hãy chuẩn bị từ ngay ngày hôm nay, chắc chắn thành quả sẽ đến với bạn và khi đạt được bạn sẽ cảm thấy rất xứng đáng và tự hào về sự cố gắng của bản thân. Chúc các bạn 1 cuối tuần vui vẻ và sẽ sớm đạt được những thành tựu như mong đợi! Và nhớ luôn giữ gìn sức khỏe bản thân từ physical health đến mental health nhaaa!
___________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
Các mentor có thể bạn quan tâm
2022-02-05 18:29:30
Bài viết tuyệt vời ạ