LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐÚNG CHUYÊN NGÀNH ĐỂ SAU NÀY KHÔNG LÀM TRÁI NGÀNH?
"Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội vào năm 2021, có đến 70% sinh viên ra trường làm trái ngành".
Hi mọi người, mình là Tank và đã theo đuổi nghề Talent Acquisition (TA) được gần 3 năm và mình cũng là 1 sinh viên làm việc trái với chuyên ngành đại học của bản thân
Mình thường nhận được các câu hỏi như:
"Anh ơi, làm sao để chọn chuyên ngành đúng để sau này không làm trái ngành?"
"Anh ơi, gần tốt nghiệp em phát hiện ra em không thích ngành mình học thì làm sao đây anh?"
"Anh ơi, em không tìm được việc làm đúng chuyên ngành, em làm nghề khác có ổn về lâu dài không anh?",...
Nếu bạn đang có những câu hỏi trên thì đừng lo lắng vì bạn không phải người duy nhất và có rất rất nhiều đồng nghiệp/bạn bè của mình đã từng giống như bạn và hiện đang rất thành công trên con đường của mình
Vì sao bạn nghĩ mình không phù hợp với ngành học của mình?
Đây là câu đầu tiên mình hỏi khi gặp những bạn có vấn đề này, và câu trả lời mình nhận được khá thú vị. Có nhiều bạn xác định rất rõ lí do và phân tích bản thân mình để rất rằng ngành mình học không phù hợp, tuy nhiên cũng có nhiều bạn muốn làm ngành khác vì: "em nghe nói ngành này lương cao", "em thấy ngành kia thú vị dù em chưa làm bao giờ",...
Với cá nhân mình luôn tin rằng điều quan trọng nhất để có 1 sự nghiệp thành công là đam mê với công việc mình đang làm. Tuy nhiên môi trường làm việc thực tế sẽ rất khác với những gì bạn suy nghĩ/học, mỗi chuyên ngành sẽ có thể làm rất nhiều vị trí và cùng vị trí ở các công ty khác nhau sẽ khác nhau. Nên rất nhiều bạn nhảy qua ngành nghề khác nhưng rồi phát hiện ra nó khác với những gì đã tưởng tượng và không có nhiều điều bạn thích.
Hiện nay việc làm trái ngành rất phổ biến và không ít người thành công thậm chí rực rỡ khi quyết định làm trái ngành nhưng về bản chất mỗi lần thay đổi ngành nghề mình buộc phải hy sinh và chấp nhận thiệt thòi rất nhiều nên hãy suy nghĩ kĩ trước khi quyết định nhé. Hãy nhìn nhận bản thân thật cẩn thận và kham khảo thông tin các ngành nghề/ vị trí khác trước khi quyết định.
Rồi làm sao để xác định được đam mê mình đây?
Theo khảo sát thì ngành nghề mà mọi người thường chọn khi quyết định làm trái ngành nhiều nhất là Marketing và Nhân sự. Cá nhân mình thấy suy nghĩ trên không sai do 2 ngành này dễ tiếp cận và tương đối dễ bắt kịp hơn so với những ngành thiên về kiến thức cứng như Finance hoặc IT. Nhưng không có nghĩa tất cả mọi người nên chọn Marketing hoặc nhân sự khi quyết định trái ngành vì khi đó thế giới sẽ mất cân bằng lắm.
Chỉ cần bạn thật sự giỏi thì bạn sẽ thăng tiến rất nhanh trong công việc nhưng vẫn luôn tràn đầy năng lực và hạnh phúc với công việc của mình. Và chìa khóa ở đây chính là làm công việc mình thật sự đam mê. Đam mê nên xuất phát từ bản thân mình thay vì những xu hướng của xã hội hay những công việc lương cao mà mọi người đồn thổi.
Hãy nhìn nhận lại bản thân mình đã từng hạnh phúc và không biết mệt mỏi khi làm gì? Có môn học nào bạn học rất tốt vì bạn thật sự thích khi học nó? Ở câu lạc bộ bạn thích làm công việc gì nhất?,..... Hãy tự đặt các câu hỏi càng nhiều càng tốt và list ra các keyword về công việc lí tưởng của bạn và so sánh với các công việc trên thị trường bạn sẽ có câu trả lời. Nhớ là đừng nói dối với bản thân mình nhé.
Xác định được rồi thì làm gì nữa?
Bức tranh cụ thể về 1 vị trí ở trường, hội thảo, internet, bạn bè hoặc thậm chí ở mỗi công ty sẽ đều khác nhau nên cách tốt nhất là hãy học từ thực tế và trải nghiệm nó để tự bản thân mình sẽ cảm nhận được mình có yêu thích nó và muốn đồng hành cùng nó không?
Hiện nay rất nhiều công ty tuyển dụng các vị trí thực tập với khoảng thời gian 3-6 tháng và khá nhiều công ty sẵn sàng tuyển và Allowance cho những bạn chưa có kinh nghiệm hoặc thậm chí học trái ngành. Đây là cơ hội không thể tốt hơn với những bạn muốn thử sức xem bản thân có phù hợp hay không. Mỗi 3-6 tháng sẽ được test xem quyết định mình có chính xác hay không nên hãy cứ can đảm và test nó, cho dù có thất bại thì cũng có thử tiếp đến khi bạn tìm được công việc của đời mình nhé. Được học không mất tiền lại còn có allowance nữa.
"Ta chỉ lùi lại khi lấy đà" - 16 Typh, một rapper mình khá thích và rất được truyền cảm hứng khi nghe câu này. Với cá nhân mình khi đang học năm 3 và nhận ra mình không thích ngành tài chính hiện tại nữa mình quyết tâm sẽ đi thực tập ở vị trí TA và dù bài test đầu tiên khá tốt nhưng mình quyết định test tận 3 lần cho chắc, và cái kết là ra trường chậm 1 năm do phải đăng kí ít môn lại để đáp ứng lịch đi làm fulltime của các công ty. Nhưng mình rất biết ơn bản thân vì nhờ như vậy mình có thể tập trung đi 1 con đường thẳng và không hề thua thiệt với các bạn đồng trang lứa. Nên đừng ngại lùi lại nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đang lấy đà nhé.
Làm sao để không trái ngành ngay từ ban đầu?
Nếu được chọn mình chắc chắn không ai muốn học ngành A để rồi sau này lại làm ngành B cả. Mình chắc chắn bạn và cả gia đình đã cân nhắc rất rất nhiều và kĩ để chọn chuyên ngành đại học của bạn. Tuy nhiên quyết định này bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố và nếu nó chính xác thì xin chúc mừng bạn rất may mắn vì hơn 1/2 sinh viên đều không làm được việc này
Làm trái ngành không có nghĩa bạn sẽ đem 4 năm đại học đổ xuống sông vì có rất nhiều vị trí cần kiến thức của không chỉ 1 ngành để làm tốt việc của mình. Mình từng có 1.5 năm làm tuyển dụng của 1 công ty kiểm toán và kiến thức về tài chính, kế toán ở trường giúp mình rất rất nhiều trong việc tìm các ứng viên giỏi trong mảng này
Nếu bạn đam mê 1 công việc đòi hỏi nhiều kiến thức cứng hay lập trình, bác sĩ hay kĩ sư và không thể tìm 1 công việc thực tập cho vị trí này thì đừng quá lo lắng vì bạn đang rất may mắn sống trong thời đại 4.0. Với internet bạn có thể tham gia rất nhiều khóa đào tạo online và rất nhiều tài liệu kiến thức miễn phí về công việc bạn thích, chỉ cần bạn nỗ lực và chăm chỉ. Và nếu cần thiết đừng ngại đổi chuyên ngành của mình nếu bạn đang làm sinh viên năm 1,2 vì chúng ta chỉ lùi lại để lấy đà, nhớ nhé!
-------------
Tóm lại mình chỉ muốn khuyên các bạn rằng hiện nay có rất rất nhiều người đang làm công việc không hề liên quan gì đến ngành học thời đại học và rất thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy, những người làm được là những người đã có những quyết định đúng lúc, đúng thời điểm và luôn nỗ lực 200% so với phần còn lại. Nên nếu bạn thật sự quyết tâm thì không có gì phải lo lắng cả nhé.
Nếu các bạn có bất kì câu hỏi hoặc chủ đề nào muốn mình chia sẻ thêm hãy cho mình biết dưới cmt nhé. Nếu các bạn muốn hỏi bất cứ điều, đừng nhắn tin trực tiếp với mình nhé.
___________________________________
Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?
Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
Các mentor có thể bạn quan tâm