13 PHƯƠNG PHÁP GHI NHỚ HIỆU QUẢ TỪ GIÁO SƯ ĐẠI HỌC TOKYO

Dưới đây là 13 phương pháp ghi nhớ đơn giản mà hiệu quả, được tổng hợp từ cuốn sách "Kiểm Tra Khoa Học Não Bộ" của tác giả Yuji Ikegaya - Giáo sư ngành Khoa học Dược phẩm Cao học tại ĐH Tokyo, đồng thời là nhà nghiên cứu Khoa học Não bộ.

Người viết bài là một nữ Cử nhân họ Cao, tốt nghiệp ngành Hóa học ĐH Cáp Nhĩ Tân, đồng thời là Thạc sĩ Trung văn ĐH Bắc Kinh. Những phương pháp ghi nhớ nội dung bài học dưới đây được nữ thạc sĩ họ Cao tổng hợp từ quyển sách nói về học tập và ghi nhớ tên “Kiểm Tra Khoa Học Não Bộ” của Yuji Ikegaya. Tác giả Yuji Ikegaya là Giáo sư ngành Khoa học Dược phẩm Cao học tại ĐH Tokyo, và là nhà nghiên cứu Khoa học Não bộ.

 

Không dài dòng nữa, cùng bắt đầu nào!

1. Chỉ những thông tin được vùng hải mã đánh giá là "cần thiết" mới có thể trở thành trí nhớ dài hạn. Tiêu chí để đánh giá là “Thông tin này có phải là thứ không thể thiếu cho sự sống còn hay không?”

Đối với những kiến thức trong sách vở, chỉ có thông qua việc ôn tập, ghi nhớ nhiều lần, vùng hải mã mới có thể biết rằng những thông tin này rất quan trọng. Quên là việc chắc chắn sẽ xảy ra, ai cũng vậy. Việc duy nhất chúng ta có thể làm là liên tục ôn tập. Phương pháp ghi nhớ này có thể đã quen thuộc với khá nhiều người - nhất là trong giai đoạn thích nghi với trạng thái bình thường mới trong Đại dịch Covid-19, các bạn trẻ càng cần phải rèn cho mình thói quen chủ động luyện tập, tự học hiệu quả tại nhà. 

(* Vùng hải mã: là một cấu trúc quan trọng của não bộ, có tác dụng cải thiện khả năng ghi nhớ. Nó chứa các tế bào thần kinh đặc biệt được gọi là tế bào lưới, có vai trò như một tấm bản đồ di động, giúp ghi nhớ những nơi bạn đã đến và con đường bạn đã đi. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa vùng hải mã và khả năng ghi nhớ của con người, đặc biệt là định hướng đường đi.)

2. Việc nhập một lượng lớn thông tin vào não cùng một lúc sẽ khiến cho hiệu quả ghi nhớ rất kém. Tốt nhất bạn nên trải rộng nội dung cần ôn tập ra, và hoàn thành từng phần của nó mỗi ngày. Nếu bạn cần đẩy nhanh quá trình học tập, bạn nên trau dồi kỹ năng quản lý thời gian, sử dụng các phương pháp để có sự tập trung như phương pháp Pomodoro (học 30 phút - nghỉ 5 phút). Đặc biệt, bạn nên có cách ghi chép hiệu quả.

3. Kiến thức mới học nếu không được ôn tập lại sau 1 tháng sẽ biến trở lại thành những con chữ mới lạ. Nhưng nếu ôn tập nhiều lần trong 1 tháng thì khả năng biến nó trở thành trí nhớ dài hạn sẽ cao hơn.

4. Khi ôn tập, nếu có thể sử dụng cùng lúc nhiều cơ quan, hiệu quả sẽ rõ rệt hơn. “Bạn không chỉ cần dùng mắt nhìn, còn phải dùng tay viết, và đọc ra thành tiếng.”

Ngoài ra, bạn có thể tích hợp các tiện ích trực tuyến khi học tập, làm việc để tối ưu hiệu quả về thời gian và chất lượng, ví dụ như các app trên điện thoại giúp bạn tập trung, các Google Extension như ghi chú, phiên dịch,...

5. Không cần có quá nhiều sách tham khảo cho 1 môn. Chiến lược tốt nhất là dựa theo nội dung của 1 quyển, sau đó tiến hành ôn tập, ghi nhớ nhiều lần.

6. So với việc “nhập vào”, não bộ chú ý nhiều hơn đến việc “xuất ra”. Cũng có nghĩa là, so với việc đọc và ghi nhớ nhiều lần, việc tiến hành kiểm tra và thi thố sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức hơn.
Trong bài đăng khác, tôi từng chia sẻ rằng hiệu quả học tập của việc “Luyện tập bằng cách kiểm tra” tốt hơn nhiều so với “Đọc lại từ đầu”. Trong quyển sách này có nêu ra một ví dụ gợi cho tôi một nguồn cảm hứng rất mới như thế này:

Chia những người tham gia thành 4 nhóm, sau đó để họ học thuộc 40 từ đơn rồi bắt đầu kiểm tra.
Nhóm 1 nếu kiểm tra không được full điểm thì phải đọc thuộc lòng tất cả từ vựng lại từ đầu, sau đó lại tiếp tục kiểm tra toàn bộ từ cho đến khi đạt full điểm thì thôi.
→ Hay nói cách khác là lần nào cũng “nhập” toàn bộ rồi “xuất” toàn bộ.
Nhóm 2 nếu kiểm tra không được full điểm thì phải đọc thuộc lòng những từ vựng bị sai lại từ đầu, sau đó lại tiếp tục kiểm tra toàn bộ từ cho đến khi đạt full điểm thì thôi.
→ Hay nói cách khác là lần nào cũng “nhập” từ sai rồi “xuất” toàn bộ.
Nhóm 3 nếu kiểm tra không được full điểm thì phải đọc thuộc lòng tất cả từ vựng lại từ đầu, sau đó lại tiếp tục kiểm tra những từ sai cho đến khi đạt full điểm thì thôi.
→ Hay nói cách khác là lần nào cũng “nhập” toàn bộ rồi “xuất” từ sai.
Nhóm 4 nếu kiểm tra không được full điểm thì phải đọc thuộc lòng những từ vựng bị sai lại từ đầu, sau đó lại tiếp tục kiểm tra những từ sai cho đến khi đạt full điểm thì thôi.
→ Hay nói cách khác là đây chính là phương pháp học thông thường của chúng ta, giống như logic của một câu hỏi sai.

Trong lượt ghi nhớ đầu, về cơ bản, số lần học lại từ vựng của 4 nhóm là như nhau. Nhưng sau khi tiến hành kiểm tra lại 1 tuần sau đó, người ta thấy rằng điểm của nhóm 1 và 2 ở mức khoảng 80 điểm, nhóm 3 và 4 chỉ ở mức khoảng 35 điểm.

Sự khác biệt giữa họ là gì? Chính là nằm ở việc nhóm 1 và 2 luôn kiểm tra lại toàn bộ từ, còn nhóm 3 và 4 chỉ kiểm tra những từ sai. Cũng có nghĩa là ngay cả khi bạn đã thành thạo những từ vựng đó, hoặc kể cả khi bạn luôn đọc lại từ đầu và ghi nhớ chúng, nhưng tác dụng chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi bạn liên tục kiểm tra hoặc là nói ra thành tiếng.

Nếu như không được “xuất” nhiều lần thì trí nhớ không thể vững chắc được.
Trước đây tôi cứ nghĩ nếu đã nắm vững rồi thì về sau lúc cần chỉ cần đọc sơ qua là được, tôi chỉ cần xem lại hoặc kiểm tra lại những nội dung mình làm sai hoặc chưa nhớ được thì ngon cơm luôn. Rồi cái ví dụ này xuất hiện và đập nát bấy cái tư tưởng sai lầm trước đây của tôi.

7. Nếu cảm thấy hứng thú với tất cả nội dung mới học, nếu những thứ đó có thể chạm được đến cảm xúc, tình cảm của chúng ta, vậy thì không cần ôn tập nhiều lần cũng có thể nhớ được.
Khi học, chúng ta có thể liên kết các điểm kiến thức với một số kinh nghiệm và cảm xúc nhất định để tạo ra ký ức cảm xúc nhân tạo.

8. Trước khi kiểm tra, nếu bạn viết ra sự lo lắng và sợ hãi của mình bằng chữ, mô tả những gì bạn sợ và cảm giác của bạn, bạn có thể giải tỏa căng thẳng và cải thiện điểm số một cách hiệu quả.

9. Sau khi tiếp thu kiến thức mới, hãy đảm bảo rằng bạn đã ngủ đủ giấc. Giấc ngủ có thể giúp chúng ta tích hợp thông tin được nhập vào não và làm cho kiến thức trở nên vững chắc. Đây là một mắt xích không thể thiếu và quan trọng đối với việc học. Nhiều người thường sử dụng phương pháp nén thời gian ngủ lại để tự học thêm nhiều nội dung. Đây là một cách làm hoàn toàn đi ngược lại với mục đích ghi nhớ bài học.


“Tuy rằng việc ngủ không làm tăng ‘lượng’ kiến thức, nhưng có thể thay đổi ‘chất’.”
“Trong lúc ngủ, não bộ sẽ biến kiến thức thành một dạng có thể được sử dụng một cách hiệu quả.”
“Nếu tối hôm trước, bạn đọc qua một loạt các câu hỏi trong đề rồi mới đi ngủ, thì sáng ngày hôm sau trong lúc giải đề, xác suất ý tưởng mới xuất hiện trong đầu bạn sẽ cao hơn nhiều. Vì vậy, việc lướt qua đề trước khi đi ngủ cũng là một kỹ năng học rất quan trọng.”
“Trọng tâm của giấc ngủ không phải là 'chìm vào giấc ngủ', mà là 'dừng việc nhập thông tin vào não và cho não thời gian để sắp xếp thông tin'. Trên thực tế, kể cả khi hoàn toàn tỉnh táo cũng không sao, chỉ cần ở yên và giữ im lặng, vùng hải mãi sẽ bắt đầu công việc tổ chức, quản lý thông tin của nó.”

10. “Phương pháp 5 phút bắt đầu”: chỉ có hành động mới có thể thúc đẩy hành động, và vấn đề không thể giải quyết ở mức độ suy nghĩ.
Trong cuốn sách này, tác giả đã nói rằng:
“Tinh thần hăng hái” được tạo ra bởi nhân cạp (nucleus accumbens) và các bộ phận khác trong não người. Để làm cho nhân accumbens tích tụ hoạt động, nó phải được kích thích ở một mức độ nhất định. Chúng ta không thể có “tinh thần hăng hái” mà không làm gì cả, thay vào đó, trước tiên ta nên ngồi vào bàn và bắt đầu học, để các hạt nhân tích lũy bắt đầu hoạt động, từ đó tạo ra động lực học tập."

11. Hãy kết hợp những điểm kiến thức đã học với trải nghiệm thực tế của bản thân để ghi nhớ, hiệu quả sẽ tốt hơn.

12. “Hiệu quả của việc học trong kỳ nghỉ hè, sớm nhất phải sau khi mùa thu đến mới bắt đầu xuất hiện.”
Có nghĩa là khi bạn đã quyết tâm học hành chăm chỉ mà chưa thấy kết quả sau 1 tháng học, thì hãy kiên nhẫn hơn tí nữa. Việc học hành là việc lâu dài, sau 2-3 tháng nữa, bạn sẽ thấy sự chăm chỉ của mình được đền đáp bằng kết quả tương ứng.

13. Không chỉ cần học thuộc công thức mà còn phải hiểu cách suy ra công thức thì mới được xem là thực sự nắm vững kiến thức.
"Dù kiến thức được học là gì thì điều quan trọng là bạn phải hiểu và nắm vững các nguyên tắc đằng sau nó."
Hơn nữa, nếu bạn thực sự hiểu rõ một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ nắm vững các phương pháp học cấp thấp của nó. Khi bạn học thêm về các lĩnh vực khác, bạn sẽ nhận được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.
Đến đây là hết, nội dung của cả cuốn sách chỉ có bấy nhiêu đây thôi. Năm học mới sắp bắt đầu rồi, hi vọng bài viết này sẽ truyền cảm hứng học tập đến mọi người, dù chỉ là 1 phần nhỏ (つ≧▽≦)つ

Nguồn: Zhihu

Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn!

Theo dõi các bài viết khác về kỹ năng:

CRITICAL THINKING LÀ GÌ? BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG VỀ CRITICAL THINKING?

TƯ DUY PHẢN BIỆN – SUY NGHĨ CHÍN CHẮN GIÚP BẠN THÔNG MINH HƠN

CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC

PROBLEM SOLVING LÀ GÌ? TẠI SAO AI CŨNG NÊN BIẾT KỸ NĂNG NÀY?

SOURCING – KỸ NĂNG VÀNG ĐỂ TÌM GÌ CŨNG THẤY

IKIGAI CỦA MỖI NGƯỜI VÀ KIM CHỈ NAM CUỘC SỐNG

TOP 10 KỸ NĂNG MỀM SINH VIÊN CẦN BIẾT KHI ĐI THỰC TẬP

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

Quynh Tram
Quynh Tram

2022-02-12 21:19:45

bài viế rất hay ạ


Lại Tuấn Khang
Lại Tuấn Khang

2022-02-06 21:03:31

Cảm ơn vì bài viết rất bổ ích ạ !


Nguyễn Thị Nam Phương
Nguyễn Thị Nam Phương

2021-12-28 09:54:59

Cảm ơn ad đã chia sẻ! Bài viết siêu bổ ích với e trong kì học này